Xử lý 7.000 lít dầu thải: Cần sự quyết tâm từ nhiều phía

77
Website: tapchimoitruong.vn Số 8 2014 vietnam environment adminiStration magazine (vem) cơ quan của tổng cục môi trường Xử lý 7.000 lít dầu thải: Cần sự quyết tâm từ nhiều phía Cần xây dựng khu dự trữ sinh quyển - “Phòng thí nghiệm học tập” cho phát triển bền vững tại Việt Nam

Transcript of Xử lý 7.000 lít dầu thải: Cần sự quyết tâm từ nhiều phía

Website: tapchimoitruong.vnSố 82014 vietnam environment adminiStration magazine (vem)

c ơ q u a n c ủ a t ổ n g c ụ c m ô i t r ư ờ n g

Xử lý 7.000 lít dầu thải: Cần sự quyết tâm từ nhiều phía

Cần xây dựng khu dự trữ sinh quyển - “Phòng thí nghiệm học tập”

cho phát triển bền vững tại Việt Nam

VP.HN: tầng 10, tòa nhà Thăng Long, số 105 Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội - Tel:+84 4 3562 7786 - Fax: +84 4 3562 7527Web: www.vietan-enviro.com - Email: [email protected]

trong số này

sự kiện & hoạt động

[4] Kết quả công tác thanh, Kiểm tra của ngành tn&mt trong 6 tháng đầu

[5] Phiên họP lần thứ 10 triển Khai đề án Bảo vệ môi trường lưu vực sông cầu năm 2014

[6] góP ý Dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường năm 2014

[7] thiết lậP hệ thống Kê Khai điện tử quản lý chất thải nguy hại tại việt nam

[7] việt nam - nhật Bản: tăng cường hợP tác trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông

LUẬt PhÁP & ChÍnh sÁCh

[10] Xử lý 7.000 lít Dầu thải: cần sự quyết tâm từ nhiều Phía

[13] công tác giám sát, quản lý ô nhiễm môi trường tại các địa Phương trên lưu vực sông cầu

[16] một năm thực hiện quyết định số 577/2013/qđ-ttg của thủ tướng chính Phủ Phê Duyệt đề án tổng thể Bvmt làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

[18] hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông nhuệ - sông đáy tháng 3/2014

[24] ô nhiễm môi trường sông tô lịch - thực trạng và giải PháP

[25] nghệ an tăng cường công tác quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường

tRAo đỔi & DiỄn đÀn

[28] Xây Dựng thủ đô hà nội trở thành thành Phố Xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại

[31] Bảo tồn các loài thú linh trưởng việt nam: cần một Kế hoạch tổng thể, Dài hạn

[32] cần Xây Dựng Khu Dự trữ sinh quyển - “Phòng thí nghiệm học tậP” cho Phát triển Bền vững tại việt nam

4

13

28

[35] Đề xuất giải pháp xử lý nước rác phù hợp với Điều kiện việt nam

[38] tăng cường rừng ngập mặn góp phần thích ứng với biến Đổi khí hậu vùng Đầm phá ven biển của tỉnh thừa thiên - huế

GIẢI PHÁP & CÔNG NGHỆ XANH

hội đồng biên tậppgS. tS. bùi Cách tuyến(chủ tịch)gS. tS. đặng Kim ChigS. tSkh. phạm ngọc đăngtS. nguyễn Thế đồngpgS. tS. nguyễn Văn phướctS. nguyễn ngọc SinhpgS. tS. nguyễn Danh SơnpgS. tS. Lê Kế SơnpgS. tS. Lê Văn ThănggS. tS. trần ThụcpgS. tS. trương Mạnh tiếngS. tS. Lê Vân trìnhpgS. tS. nguyễn Anh tuấntS. hoàng Dương tùng

tổng biên tậpđỗ Thanh Thủytel: (04) 61281438

tòA Soạntầng 7, lô e2, phố Dương Đình nghệ,phường Yên hòa, quận cầu giấy, hà nộiban trị sự: (04) 66569135ban biên tập: (04) 61281446Fax: (04) 39412053email: [email protected]://www.tapchimoitruong.vn

giấy phép xuất bảnSố 21/gp-bvhtt cấp ngày 22/3/2004

bìa 1: đa dạng sinh học Khu dự trữ sinh quyển Cần giờ (huyện Cần giờ, tp. hồ Chí Minh)Thiết kế mỹ thuật: nguyễn Việt hưngChế bản & in: C.ty TNHH Thiết kế In thương mại T&V

Số 8/2014

giá: 15.000đ

MÔI TRƯỜNG & DOANH NGHIỆP

[40] nâng cao năng lực về Sản xuất Sạch hơn và quản lý chất thải cho các Doanh nghiệp việt nam

TăNG TRƯởNG XANH

[42] phương án phát triển các bon thấp cho việt nam - những bài học Đầu tiên từ Đường cong chi phí giảm biên

[46] phát triển mô hình câY xanh Đô thị bằng kỹ thuật trồng câY trên mái nhà tại tp. Đà nẵng

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

[48] phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với bảo vệ môi trường

[50] cựu chiến binh tỉnh bình phước vận Dụng tri thức bản Địa vào giữ rừng ở chiến khu D, miền Đông nam bộ

[52] hội cựu chiến binh tỉnh Sóc trăng tham gia bảo vệ môi trường

[54] lập thạch tăng cường bảo vệ môi trường trong xâY Dựng nông thôn mới

NHÌN RA THẾ GIỚI

[56] tình hình Sản xuất, tiêu thụ amiăng và các bệnh liên quan tới amiăng

NGHIÊN CỨU

[58] tổng quan Đánh giá rủi ro câY ngô biến Đổi gen kháng Sâu Đối với môi trường và Đa Dạng Sinh học

[62] thành phần, khối lượng chất thải rắn Sinh hoạt từ hộ gia Đình và khả năng thu hồi, tái chế: nghiên cứu Điển hình tại quận 1, tp. hồ chí minh

EDitoRiAL CounCiLassoc. prof. Dr. bui Cach tuyen(chairman)prof. Dr. Dang Kim Chiprof. DrSc. pham ngoc DangDr. nguyen The Dongassoc. prof. Dr. nguyen Van phuocDr. nguyen ngoc Sinhassoc. prof. Dr. nguyen Danh Sonassoc. prof. Dr. Le Ke Sonassoc. prof. Dr. Le Van Thangprof. Dr. tran Thucassoc. prof. Dr. truong Manh tienprof. Dr. Le Van trinhassoc. prof. Dr. nguyen Anh tuanDr. hoang Duong tung

EDitoR - in - ChiEFDo Thanh Thuytel: (04) 61281438

oFFiCEFloor 7, lot e2, Duong Dinh nghe Str. cau giay Dist. hanoimanaging board: (04) 66569135editorial board: (04) 61281446Fax: (04) 39412053email: [email protected]://www.tapchimoitruong.vn

pubLiCAtion pERMitno21/gp-bvhtt Date 22/3/2004

photo on the cover page: biodiversity in Can gio biosphere Design by: nguyen Viet hungProcessed & printed by: T&V Trade Printed Design Co., Ltd

no 8/2014price: 15.000VnD

EVENTS & ACTIVITIES

[4] check and inspection results of in natural resources and environment sector in the first half of 2014

[5] 10th meeting on implementing master plan on environmental protection in cau river basin[6] comments on draft Decree detailing law on environmental protection 2014[7] establishing hazardous waste e-manifest in vietnam[7] vietnam-Japan boosting cooperation in environmental protection of river basins

LAW & POLICY

[10] treating 7,000 liters of waste oil: need multi stakeholders’ determination[13] environmental pollution control in cau river basin localities[16] one year of implementing Decision 577/qD-ttg on master plan on environmental

protection in traditional craft villages by 2020 and orientation by 2030[18] current state of water quality of nhue Day river basin[24] pollution in to lich river - status and solutions[25] nghe an enhances state management in environmental protection

FORUM & VIEW EXCHANGE

[28] turning ha noi into a clean – cultural – civilized and modern city[31] conserving primates in viet nam: need for a long term and comprehensive plan[32] need for developing biosphere – a learning laboratory for sustainable development in viet nam

GREEN SOLUTION & TECHNOLOGY

[35] Proposed suitable measures for treating leachate in Viet Nam[38] Increasing mangrove forests to contribute to climate adaptation in coastal lagoons in

Thua Thien - Hue

ENVIRONMENT & BUSINESS

[40] Increasing capacity in cleaner production and waste management for Vietnamese business

GREEN GROWTH

[42] Low carbon development option for Vietnam- initial lessons from marginal abatement cost[46] Developing urban green tree models using roof based planting in Da Nang City

SUSTAINABLE DEVELOPMENT

[48] Developing defense industry and environmental protection[50] Veterans in Binh Phuoc apply indigenous knowledge in protecting forest in Battle

Zone D4, Southeast region[52] Veteran’s Association in Soc Trang participating in environmental protection[54] Lap Thanh enhances environmental protection in developing new rural areas

AROUND THE WORLD [56] Asbestos production, consumption and asbestos borne diseases

RESEARCH

[58] Overview of environment and biodiveristy risk assessment of pest resistant genetically modified maize

[62] Composition and weight of household solidwaste and collection and recycling possibilities: a case study in District 1, Ho Chi Minh City

in thiS iSSue

Thư toa soanhƯƠng tƠi KY niÊM 15 nĂM

thAnh Lập tạp ChI MÔi tRƯƠng (1999-2014)

tạp chí môi trường là cơ quan ngôn luận của tổng cục môi trường - bộ tài nguyên và môi trường (tiền thân là tạp chí bảo vệ môi trường) được thành lập theo quyết định số 1569/qĐ-bkhcnmt của bộ trưởng bộ

khcn&mt ngày 6/9/1999. năm 2014 đánh dấu chặng đường 15 năm xây dựng và phát triển của tạp chí. trong suốt chặng đường vừa qua, tạp chí luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ môi trường.

Để ghi nhận dấu mốc quan trọng này, tạp chí môi trường tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập tạp chí (dự kiến trung tuần tháng 10 năm 2014, tại hà nội) nhằm đánh giá những kết quả đạt được và đón nhận những khen thưởng về thành tích từ các cấp lãnh đạo. Đây cũng là dịp để tạp chí gặp gỡ và tri ân các thế hệ lãnh đạo, cán bộ viên chức qua các thời kỳ, gặp gỡ các cộng tác viên thân thuộc của mình - những nhà khoa học, cán bộ quản lý, nhà báo, doanh nghiệp, doanh nhân - những người luôn đồng hành, tham gia và đóng góp cho sự phát triển của tạp chí. Đồng thời đây cũng là dịp để gặp gỡ, giao lưu nhằm tăng cường sự hiểu biết, sự hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn hoạt động giữa các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đã và đang trực tiếp tham gia, đóng góp hiệu quả cho công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về bảo vệ môi trường nói riêng và cho sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững đất nước nói chung.

trên tinh thần đó, tạp chí môi trường trân trọng kính mời các cơ quan, đơn vị và bạn đọc tham gia, đồng hành cùng tạp chí môi trường tổ chức sự kiện có ý nghĩa này. ban biên tập mong nhận được sự hợp tác, giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt của các cơ quan, đơn vị và bạn đọc trong cả nước.

Trân trọng cam ơn. tm. ban biên tập

tổng biên tậpđỗ Thanh Thủy

[28] turning ha noi into a clean – cultural – civilized and modern city[31] conserving primates in viet nam: need for a long term and comprehensive plan[32] need for developing biosphere – a learning laboratory for sustainable development in viet nam

4 Số 8/2014

Kết quả công tác thanh, kiểm tra của ngành TN&MT trong 6 tháng đầu năm 2014

ngày 1/8/2014, tại hà nội, bộ trưởng bộ tn&mt nguyễn minh quang đã có buổi làm

việc với các đơn vị chức năng về công tác thanh, kiểm tra của ngành tn&mt.

Theo báo cáo của Thanh tra bộ tn&mt, trong 6 tháng đầu năm 2014, bộ đã tiến hành 14 cuộc thanh, kiểm tra, trong đó có 1 cuộc thanh tra chuyên ngành; 1 cuộc về lĩnh vực đất đai; 3 cuộc về lĩnh vực môi trường; 3 cuộc về lĩnh vực khoáng sản; 1 cuộc về lĩnh vực khí tượng thủy văn; 3 cuộc về lĩnh vực đo đạc bản đồ; 3 cuộc thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về tn&mt tại 3 tỉnh hải Dương, Đồng Tháp và Thừa Thiên - huế. Đồng thời, kết hợp thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, bvmt, tài nguyên nước tại các khu công nghiệp trên 9 tỉnh: hải Dương, Thái bình, hưng Yên, Thừa Thiên - huế, quảng nam, Đà nẵng, Đồng Tháp, tiền giang và long an do Thanh tra bộ chủ trì. ngoài ra, tại các địa phương cũng đã tiến hành 1.042 cuộc thanh, kiểm tra.

kết quả thanh, kiểm tra cụ thể tại một số lĩnh vực cho thấy: trong lĩnh vực đất đai đã phát hiện 42,19 % số tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai. Theo đó, đã kiến nghị thu hồi 749 ha đất, truy thu 187 triệu đồng, xử phạt hành chính 76 tổ chức, cá nhân với số tiền 1,176 tỷ đồng. trong lĩnh vực môi trường, đã phát hiện 45,28% số tổ chức, cá nhân vi phạm và tiến hành xử

phạt hành chính 412 tổ chức, cá nhân với số tiền 39,800 tỷ đồng. trong lĩnh vực khoáng sản, đã phát hiện 54,65% số tổ chức, cá nhân vi phạm, kiến nghị xử phạt hành chính 180 tổ chức, cá nhân với số tiền 5,837 tỷ đồng, truy thu 559 triệu đồng giá trị khoáng sản khai thác trái phép, kiến nghị thu hồi 6 giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản. trong lĩnh vực tài nguyên nước, đã phát hiện 22,9% số tổ chức, cá nhân vi phạm, kiến nghị xử phạt hành chính 18 tổ chức, cá nhân với số tiền 76 triệu đồng. trong thanh tra chuyên ngành kết hợp nhiều lĩnh vực, đã phát hiện 29,35% số tổ chức, cá nhân vi phạm, kiến nghị xử phạt hành chính 91 tổ chức, cá nhân với số tiền 2,952 tỷ đồng, truy thu 560 triệu đồng, kiến nghị thu hồi 3 ha đất.

kết luận buổi làm việc, bộ trưởng nguyễn minh quang biểu dương và đánh giá cao những kết quả thanh tra đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2014. Đồng thời chỉ đạo, Thanh tra bộ cần có kế hoạch hoạt động cụ thể và xây dựng quy chế phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành để công tác thanh tra đạt hiệu quả cao, tránh sự chồng chéo, gây khó khăn cho địa phương. bên cạnh đó, cần củng cố bộ máy tổ chức, góp phần phân cấp rõ nhiệm vụ của Thanh tra bộ và Thanh tra chuyên ngành. Đặc biệt, trong thời gian tới, bộ trưởng sẽ trực tiếp tiếp dân 1 quý/lần, Thứ trưởng phụ trách thanh tra tiếp dân 1tháng/lần. p.đình

Sự kiện & hoạt Động

ngày 13/8/2014, tại bắc ninh, ủy ban bảo vệ

môi trường lưu vực sông (bvmt lvS) cầu đã tổ chức phiên họp lần thứ 10 đánh giá tình hình triển khai Đề án bvmt lvS cầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, kế hoạch triển khai năm 2015. Tham dự và chủ trì phiên họp có chủ tịch ubnD tỉnh bắc giang, chủ tịch ủy ban bvmt lvS cầu bùi văn hải; Thứ trưởng bộ tn&mt kiêm tổng cục trưởng tổng cục môi trường, phó chủ tịch ủy ban bùi cách tuyến; chủ tịch ubnD tỉnh bắc ninh nguyễn nhân chiến cùng đại diện các bộ, ban, ngành liên quan thuộc 6 tỉnh lvS.

trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, 100% các tỉnh, thành phố trên lvS đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án bvmt lvS cầu và đang tích cực triển khai kế hoạch đã được phê duyệt. các địa phương trên địa bàn đã triển khai hơn 60 dự án, công trình hạ tầng, mô hình quản lý, bvmt, nổi bật là Dự án trồng rừng đầu nguồn sông cầu (bắc cạn); mô hình xử lý các nguồn thải công nghiệp, khai khoáng (thái nguyên); mô hình xử lý môi trường làng nghề, hỗ trợ xây dựng hầm biogas (vĩnh phúc, bắc giang, hải Dương…).

5Số 8/2014

Sự kiện & hoạt Động

Phiên họp lần thứ 10 triển khai Đề án Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu

công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về bvmt được các bộ, ngành, ubnD các tỉnh/tp đặc biệt quan tâm và triển khai tích cực. trong năm 2013, tổng cục môi trường đã tiến hành thanh tra đối với 68 cơ sở sản xuất và chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang, bắc ninh. kết quả thanh tra cho thấy, công tác bvmt tại các cơ sở này ngày càng được chú trọng. bên cạnh đó, tổng cục đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở vi phạm trên địa bàn tỉnh bắc ninh với tổng số tiền trên 1,3 tỷ đồng và bắc giang với tổng số tiền trên 2,5 tỷ đồng.

Đối với việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các địa phương cũng được đẩy mạnh. Theo quyết định số 64/2003/qĐ-ttg, hiện có 38/45 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên lvS cầu, trong đó có 1 cơ sở đã cơ bản hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để, đang chờ chứng nhận hoàn thành và 6 cơ sở vẫn đang trong quá trình triển khai xử lý triệt để. tỉnh bắc cạn và vĩnh phúc đã hoàn thành công tác xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn. tỉnh Thái nguyên, bắc ninh, hải Dương đã cơ bản hoàn thành công tác xử lý, một số cơ sở đang trong quá trình hoàn thiện, đóng cửa hoặc trình hồ sơ phê duyệt hoàn thành.

bên cạnh những kết quả đạt được, công tác triển khai Đề án bvmt lvS cầu vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: bộ, ngành, địa phương rất khó phân tách các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án

với các nhiệm vụ, dự án bvmt nói chung nên việc tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá khó khăn, đôi khi chồng chéo; công tác phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường một cách tổng thể, đồng bộ đã được triển khai nhưng chưa tạo bước đột phá. ngoài ra, các địa phương chưa chủ động đề xuất các vấn đề môi trường cấp bách cần giải quyết liên vùng, liên tỉnh; ý thức chấp hành pháp luật về bvmt của một số doanh nghiệp còn hạn chế…

triển khai Đề án bvmt lvS cầu đến năm 2015, chủ tịch ủy ban bùi văn hải cho biết, các tỉnh sẽ tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn lại; tăng cường công tác thanh, kiểm tra về bvmt; giải quyết các khó khăn, vướng mắc về vốn, cơ chế; tăng cường nguồn lực đầu tư cho các dự án, nhiệm vụ cụ thể triển khai Đề án bvmt lvS cầu.

Thứ trưởng bộ tn&mt, phó chủ tịch ủy ban bùi cách tuyến khẳng định, bvmt lvS cầu là

nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các địa phương. Thứ trưởng cũng đề nghị các tỉnh trong khu vực và các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh triển khai tiến độ các dự án môi trường, các giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường lvS cầu; xem xét, giải quyết các khó khăn về cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính, tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc thúc đẩy giám sát, kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm.

tại phiên họp, ủy ban bvmt lvS cầu tiếp tục đề nghị chính phủ, Thủ tướng chính phủ sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về các ngành nghề sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cần hạn chế đầu tư tại một số địa bàn thuộc các lvS liên tỉnh; các bộ, ngành trung ương và địa phương căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện Đề án bvmt lvS cầu một cách hiệu quả.

nAM hƯng

V Toàn cảnh Phiên họp

6 Số 8/2014

Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014

ngày 1/8/2014, tại tp. Đà nẵng, bộ tn&mt tổ chức hội thảo

góp ý Dự thảo quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bvmt năm 2014 với nội dung về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bvmt. Thứ trưởng bộ tn&mt bùi cách tuyến tới dự và chủ trì hội thảo.

phát biểu chỉ đạo hội thảo, Thứ trưởng bộ tn&mt bùi cách tuyến cho biết, chính phủ đã ban hành nghị định số 04/2009/nĐ-cp ngày 14/1/2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bvmt với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động bvmt, huy động các nguồn lực đầu tư cho bvmt. tuy nhiên, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, nghị định số 04/2009/nĐ-cp còn một số vướng mắc bất cập, dẫn đến nhiều cơ chế ưu đãi, hỗ trợ không được thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả. Do đó, Thủ tướng chính phủ cũng đã có văn bản yêu cầu bộ tn&mt sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nghị định số 04/2009/nĐ-cp, bảo đảm

thực hiện hiệu quả các chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ.

ngày 23/6 vừa qua, tại kỳ họp thứ 7, quốc hội khóa xiii đã thông qua luật bvmt (sửa đổi) trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế của luật bvmt năm 2005. luật bvmt năm 2014 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. Để các quy định của luật được triển khai ngay sau khi có hiệu lực, bộ tn&mt đang khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành xây dựng các nghị định quy định chi tiết thi hành và trình chính phủ vào tháng 11/2014 ban hành 3 nghị định quan trọng, bao gồm: nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bvmt năm 2014; nghị định về quy hoạch bvmt, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bvmt và nghị định về quản lý chất thải và phế liệu.

Do phạm vi các nội dung cần quy định chi tiết thi hành luật bvmt năm 2014 là rất rộng nên hội thảo lần này

chỉ tập trung trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến cho các quy định hướng dẫn chi tiết thi hành một nội dung về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bvmt. nội dung này dự kiến sẽ là một chương trong nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật. việc xây dựng các quy định chi tiết thi hành luật bvmt năm 2014 với nội dung về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bvmt đã được bộ tn&mt thực hiện trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc cơ bản: quy định chi tiết các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với một số hoạt động bvmt, sản phẩm từ hoạt động bvmt đã được đề cập trong luật bvmt năm 2014; kế thừa, phát triển và khắc phục những vướng mắc, bất cập trong các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bvmt đã được quy định tại nghị định số 04/2009/nĐ-cp; các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước cũng như với các chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ.

h.n

tọA đAM giƠi thiÊu những điểM MƠi Luật bải VÊ MÔi tRƯƠng nĂM 2014

ngày 14/8/2014, tổng cục môi trường đã tổ chức tọa đàm

giới thiệu những điểm mới của luật bvmt năm 2014 tới công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại tổng cục với mong muốn mỗi người là một tuyên truyền viên tiên phong về chính sách, pháp luật bvmt, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bvmt.

phát biểu tại buổi tọa đàm, phó tổng cục trưởng tổng cục môi trường hoàng Dương tùng cho biết, luật bvmt năm 2014 đã được quốc hội khóa xiii, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014, gồm 20 chương, 170 điều (tăng 5 chương, 34

điều) so với luật bvmt năm 2005 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung cơ bản của luật bvmt năm 2005; khắc phục hạn chế của những điều khoản thiếu tính thực thi; luật hóa những chủ trương, chính sách mới về bvmt.

những nội dung được chỉnh sửa, bổ sung trong luật bvmt năm 2014 bao gồm: nguyên tắc bvmt; quy hoạch môi trường; kế hoạch bvmt; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bvmt; ứng phó với biến đổi khí hậu; Thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; bvmt biển, hải đảo, đất, nước,

không khí; bvmt tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung; xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường; nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng; xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường…

tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về những nội dung mới trong luật bvmt năm 2014 và hy vọng, sau khi được áp dụng, luật sẽ tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác bvmt, giúp đất nước phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. bảo bình

Sự kiện & hoạt Động

7Số 8/2014

Sự kiện & hoạt Động

Thiết lập hệ thống kê khai điện tử quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam

ngày 5/8/2014, tại hà nội, Thứ trưởng bộ tn&mt

bùi cách tuyến đã có buổi làm việc với trưởng đại diện của cơ quan hợp tác quốc tế hàn quốc tại việt nam (koica) chang Jae Jun về việc thực hiện Dự án Thiết lập hệ thống kê khai điện tử quản lý tích hợp chất thải nguy hại (ctnh) tại việt nam (e-manifest) do koica tài trợ từ năm 2010.

Dự án e-manifest có kinh

phí 3 triệu uSD, trong đó 2,5 triệu uSD do hàn quốc tài trợ và vốn đối ứng phía việt nam là 0,5 triệu uSD. mục tiêu của Dự án nhằm xây dựng và áp dụng hệ thống tin học quản lý ctnh, hướng tới đảm bảo việc thu thập, xử lý và cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin thiết yếu về ctnh; từng bước tích hợp các dịch vụ công trực tuyến về quản lý ctnh cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng; góp

phần tăng cường hiệu quả quản lý về bvmt và phát triển bền vững. Đến nay, Dự án đã cơ bản hoàn thành các hạng mục như mua sắm và lắp đặt các thiết bị phần cứng, tiến hành xây dựng hệ thống phần mềm.

ông chang Jae Jun khẳng định, việt nam là đối tác quan trọng của hàn quốc, hai bên đã chia sẻ kinh nghiệm và có được những kết quả nhất định. Sau khi Dự án e-manifest được chuyển giao, koica mong muốn sẽ tiếp tục hỗ trợ việt nam trong nhiều lĩnh vực khác.

phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng bùi cách tuyến đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa việt nam - hàn quốc trong lĩnh vực tn&mt và hy vọng đẩy nhanh tiến độ Dự án án e-manifest nhằm xây dựng hệ thống kê khai điện tử quản lý ctnh. đ.A

ngày 1/8/2013, tại hà nội, tổng cục môi trường và

Đoàn công tác của tổ chức hợp tác quốc tế nhật bản (Jica) đã ký kết biên bản ghi nhớ thực

hiện các nội dung làm việc trong khuôn khổ Dự án "tăng cường năng lực quản lý môi trường nước lưu vực sông (lvS)".

Sau 2 tuần làm việc tại các

địa phương: hải phòng, bắc ninh, bắc giang, Thái nguyên, hà nội, tp. hồ chí minh, Đồng nai, bình Dương, Đoàn công tác của Jica đã khảo sát về công tác quản lý môi trường nước lvS, kế hoạch bvmt nước cũng như khả năng của các địa phương khi tham gia Dự án. Theo đó, hai bên ký kết biên bản ghi nhớ về những kết quả đã khảo sát và khung cơ sở của lộ trình Dự án.

Dự kiến, Dự án sẽ được thực hiện trong 3 năm (2015 - 2018). V.n

việt nam - nhật bản: tĂng CƯƠng hợp táC tRong Lĩnh VựC bảo VÊ MÔi tRƯƠng nƯƠC LƯu VựC SÔng

8 Số 8/2014

bộ tn&Mt: Sẽ hỗ tRợ Quảng ninh tRiển KhAi CÔng táC bảo VÊ MÔi tRƯƠng

ngày 27/8/2014, tại quảng ninh, Đoàn công tác của bộ tn&mt

do Thứ trưởng kiêm tổng cục trưởng tổng cục môi trường bùi cách tuyến làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ubnD tỉnh quảng ninh về việc triển khai quy hoạch môi trường; Đề án cải thiện môi trường; công tác bvmt và bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSh) trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Sở tn&mt tỉnh quảng ninh, thời gian qua, bên cạnh việc tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ về phát triển kinh tế, công tác quản lý nhà nước về bvmt cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm. ubnD tỉnh đã ban hành các văn bản, quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bvmt; Thực hiện mục tiêu chuyển đổi mô hình kinh tế từ “nâu” sang “xanh”; Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về môi trường. bên cạnh đó, tỉnh thường xuyên tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (Đtm); hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường địa phương; phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết các vấn đề khác về môi trường...

ngoài ra, tỉnh đã hoàn thành việc quy hoạch môi trường, quy hoạch môi trường vịnh hạ long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án cải thiện môi trường tỉnh quảng ninh. từ năm 2013 đến nay, tỉnh đã phê duyệt 54 hồ sơ Đtm, 81 đề án bvmt; Thu hơn 10 tỷ đồng từ nguồn thu phí nước thải công nghiệp...

tại buổi làm việc, đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh đã đề xuất, kiến nghị Đoàn công tác bộ tn&mt hỗ trợ về chuyên môn trong một số vấn đề: lập quy hoạch bảo tồn ĐDSh tỉnh quảng ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; nâng cao năng lực quan trắc môi trường; triển khai chương trình “ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý giám sát tài nguyên thiên nhiên và bvmt”; hỗ trợ kinh phí triển khai các dự án về bvmt đã được phê duyệt theo Đề án cải thiện môi trường tỉnh.

phó chủ tịch ubnD tỉnh Đặng huy hậu mong muốn, bộ tn&mt sẽ giới thiệu công nghệ và nhà đầu tư xử lý chất thải rắn vào quảng ninh; hỗ trợ nguồn lực đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tại móng cái, cẩm phả, uông bí, vân Đồn; xây dựng chế tài nhằm tăng cường công tác bảo vệ vịnh hạ long.

phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng bộ tn&mt bùi cách tuyến đánh giá cao những kết quả tỉnh đã đạt được trong công tác bvmt, đặc biệt, quảng ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện lập quy hoạch về môi trường. Đối với những đề xuất của tỉnh, Thứ trưởng cho biết, Đoàn công tác sẽ có ý kiến với các bộ, ngành liên quan, tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh triển khai tốt công tác bvmt. bên cạnh đó, bộ sẽ hỗ trợ tỉnh giới thiệu công nghệ xử lý chất thải rắn; tổ chức các lớp tập huấn về quan trắc môi trường; xây dựng các quy chuẩn về thực hiện bảo tồn ĐDSh. n.h

V Toàn cảnh buổi làm việc

ngày 26/8/2014, tại hà nội, trung tâm con người và

Thiên nhiên (pannature), với sự hỗ trợ tài chính của quỹ châu á (taF) và bộ ngoại giao vương quốc anh đã tổ chức hội thảo tham vấn “Thể chế hóa vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong quản lý bvmt ở việt nam” nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực và hiệu quả của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong bvmt thông qua việc đẩy mạnh thể chế hóa các quy định pháp luật, phục vụ công tác xây dựng các chính sách, văn bản hướng dẫn thi hành luật bvmt năm 2014.

tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về vai trò của tổ chức xã hội và cộng đồng trong luật bvmt năm 2014 đã được quốc hội thông qua tại kỳ thứ 7, khóa xiii và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. trong đó, chương xv của luật bvmt năm 2014 đã quy định rõ trách nhiệm của mặt trận tổ quốc việt nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong bvmt. nội dung của chương này đã mở rộng trách nhiệm của các tổ chức xã hội và cộng đồng, qua đó phát huy vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công tác giám sát và bvmt.

ngoài ra, vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội cũng được thể hiện tại Điều 21 về tham vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường (Đtm).

Sự kiện & hoạt Động

9Số 8/2014

nhằm cung cấp thường xuyên kịp thời và đa

dạng những thông tin về chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách, quy định của nhà nước trong lĩnh vực môi trường, tạp chí môi trường phối hợp với truyền hình Thông tấn (Thông tấn xã việt nam) xây dựng chương trình truyền hình "môi trường và phát triển bền vững" phát truyền hình Thông tấn. Đây là chương trình mới trên kênh với nhiều thể loại như tin tức, phóng sự, phỏng vấn, đối thoại... xoay quanh các chủ đề: luật bvmt năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành; 5 năm triển khai luật Đa dạng sinh học; bvmt lưu vực sông; triển khai quyết định số 1788/2013/qĐ-ttg ngày 1/10/2013 về việc phê duyệt kế hoạch

xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020; bvmt trong khai thác khoáng sản; 3 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 - 2015… và nhiều vấn đề khác liên quan đến công tác bvmt.

trong năm 2014, tạp chí và truyền hình Thông tấn sẽ sản xuất 7 chương trình "môi trường và phát triển bền vững" (số đầu tiên phát sóng vào 17h30 thứ 6, ngày 5/9/2014), chủ đề chính về luật bvmt năm 2014. bạn đọc có thể theo dõi trực tiếp trên kênh hoặc các chương trình phát lại sau đó. chương trình cũng được lưu trên website: vnews.vnanet.vn của Thông tấn xã việt nam. hoAng đAn

xÂy Dựng ChƯƠng tRình "MÔi tRƯƠng VA phát tRiển bỀn Vững" tRên Kênh tRuyỀn hình thÔng tấn - Vnews

nÂng CAo VAi tRò Cộng đồng VA CáC tổ ChứC xã hội tRong CÔng táC bảo VÊ MÔi tRƯƠng

nội dung quy định chủ dự án phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Đây là quy định quan trọng, cần được thể chế hóa và thực thi hiệu quả để người dân và các tổ chức xã hội có thể chủ động, tích cực tham gia vào quá trình dự báo, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường - xã hội cũng như tiến trình ra quyết định của một dự án phát triển. luật bvmt năm 2014 cũng quy định về quyền tiếp cận thông tin môi trường, giải quyết tranh chấp môi trường với những cơ chế để tổ chức xã hội và cộng đồng được tham gia thực hiện chức năng tham vấn, giám sát và phản biện trong lĩnh vực bvmt.

Đa số các đại biểu kiến nghị, để luật bvmt năm 2014 đi vào cuộc sống và tạo ra những thay đổi tích cực cho chất lượng môi trường, vai trò của tổ chức xã hội và cộng đồng cần được ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng hơn ở các văn bản hướng dẫn dưới luật. Do vậy, cần có những cơ chế để cộng đồng và các tổ chức xã hội tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến trong quá trình ra quyết định, đặc biệt là trong quy trình thực hiện Đtm, nhằm ngăn ngừa những tác động tiềm tàng từ các dự án và hoạt động phát triển, giảm nguy cơ xung đột môi trường về lâu dài.

bộ tn&mt đang tiến hành xây dựng các nghị định hướng dẫn thi hành nhằm đảm bảo luật có thể áp dụng từ 1/1/2015. Đây là cơ hội để các tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu, cộng đồng dân cư và cá nhân quan tâm cùng tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, giải pháp nhằm thể chế hóa những quy định khung trong luật bvmt năm 2014 phù hợp thực tiễn và hiệu quả trong thời gian tới. ChÂu LoAn

Sự kiện & hoạt Động

10 Số 8/2014

Sự kiện & hoạt Động

Xử lý 7.000 lít dầu thải:

Cần sự quyết tâm từ nhiều phíaNhững ngày qua, dư luận đang rất quan tâm đến vụ việc 7.000 lít dầu thải có chứa hóa chất độc hại PCB được lưu giữ tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh) từ năm 2008 tới nay có nguy cơ rò rỉ ra môi trường, ảnh hưởng tới Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và hàng vạn người dân Quảng Ninh. Để rộng đường dư luận và có những nhận định đúng xác về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp về môi trường, Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường về vấn đề này. V Phó Tổng cục trưởng Tổng cục

Môi trường Hoàng Dương Tùng

9Thưa Phó Tổng cục trưởng, gần đây, dư luận rất quan tâm đến việc chất thải có chứa PCB được nhập khẩu vào Việt Nam và lưu giữ tại cảng Cái Lân trong 7 năm qua. Vậy chất thải đó thực chất là gì và có quy định nào về quản lý an toàn chất thải này?

Ông hoàng Dương tùng: pcb nằm trong 23 nhóm chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (pop), có độc tính cao, cần phải quản lý theo quy định của công ước Stốckhôm về các chất pop. pcb có các đặc tính như khó phân hủy trong môi trường tự nhiên, khả năng di chuyển và phát tán xa, tích tụ sinh học cao. tùy theo nồng độ, pcb có thể gây ngộ độc cấp tính như nổi mụn, cháy da, bỏng mắt… về lâu dài, pcb có thể gây phá hủy gan, rối loạn sinh sản, biến đổi gen, gây ung thư, quái thai, dị dạng...

trước kia, pcb được sử dụng phổ biến để làm phụ gia trong dầu của các thiết bị điện và một số sản phẩm khác. hiện nay, pcb đã không được sản xuất nữa, nhiều nước đã cấm sử dụng pcb. tuy nhiên vẫn đang tồn tại một lượng lớn pcb trong dầu biến thế và các thiết bị điện

tại việt nam cũng như nhiều nước trên thế giới.

việt nam đã ý thức được rất sớm về rủi ro môi trường đối với chất pcb nói riêng và các chất pop nói chung. vì vậy, việt nam đã có các quy định về quản lý pcb từ năm 1998 như chỉ thị 29/1998/ct-ttg về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, trong đó quy định “cấm đổ bừa bãi các loại dầu biến thế, các loại dầu thải và thải các sản phẩm có chứa chất pcb ra môi trường xung quanh, hạn chế và tiến tới cấm sử dụng các sản phẩm công nghiệp có chứa pcb. kiểm soát nghiêm ngặt để bảo đảm việc thải và vận chuyển các sản phẩm có chứa chất pcb theo đúng các quy định vệ sinh môi trường và quy chế quản lý các chất thải nguy hại”. Đồng thời, việt nam cũng tham gia vào công ước basel về kiểm soát quá cảnh và tiêu hủy chất thải nguy hại, bao gồm các chất pop/pcb vào năm 1995. Đến tháng 7/2002, việt nam trở thành quốc gia thành viên thứ 14 của công ước Stốckhôm về các chất pop, trong đó có pcb và cam kết dừng sử dụng pcb

vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn pcb vào năm 2028.

ngoài ra, để quản lý an toàn pcb và các thiết bị, vật liệu có pcb, bộ tn&mt cũng đã ban hành một số quy chuẩn, cũng như hướng dẫn kỹ thuật về môi trường liên quan đến pcb và thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn về quản lý an toàn, ứng phó sự cố, phổ biến các quy định pháp luật về pcb cho các cơ quan quản lý (trong đó có Sở tn&mt quảng ninh), các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và nhà báo.9Sau khi phát hiện gần 7.000 lít dầu chứa PCB được nhập khẩu tại cảng Cái Lân, Tổng cục Môi trường đã có ý kiến gì về vấn đề này đối với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và doanh nghiệp? Chất thải chứa PCB tại cảng Cái Lân có mức độ độc hại như thế nào?

Ông hoàng Dương tùng: năm 2007, thông qua mạng lưới của các công ước quốc tế về môi trường, cơ quan quản lý môi trường của việt nam (khi đó là cục bảo vệ môi trường, bộ tn&mt) được biết trong lô hàng gồm 3 máy biến thế đã qua sử dụng được vận chuyển vào

11Số 8/2014

Sự kiện & hoạt Động

việt nam của công ty cổ phần Đầu tư cửu long vinashin (trụ sở tại hải phòng) có thể có pcb, bộ tn&mt đã có văn bản thông báo ngay với cơ quan hải quan để phối hợp kiểm soát, cũng như kiểm tra và phân tích hàm lượng pcb trong các thiết bị điện cũ của lô hàng. qua đó, đã phát hiện có 1 máy biến thế loại lớn có dầu chứa pcb với nồng độ là 84 ppm.

Theo quy định của công ước Stốckhôm về các chất pop, các loại dầu đang sử dụng hoặc đã thải bỏ có nồng độ pcb từ 50 ppm trở lên phải được quản lý chặt chẽ. vì thế, ngày 4/3/2008, bộ tn&mt đã có công văn số 754/btnmt-bvmt về việc giải quyết nhập khẩu các lô hàng thiết bị điện của công ty cổ phần Đầu tư cửu long vinashin (công ty cửu long vinashin), bộ đã đề nghị ubnD các tỉnh quảng ninh, hải phòng, nam Định giải quyết vụ việc này theo quy định, trong đó nêu rõ, việc quản lý chất thải pcb không thể chủ quan, đánh giá thấp những rủi ro đối với môi trường và sức khỏe con người, phải có các biện pháp quản lý và kiểm soát phù hợp. ngày 17/7/2008, ubnD tỉnh quảng ninh có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty cửu long vinashin do vi phạm luật bvmt và buộc phải tái xuất về nước xuất khẩu lô hàng nhiễm pcb (hàn quốc). tuy nhiên, phía công ty cho biết, không thể tái xuất về hàn quốc do đối tác không nhận lại.

tại thời điểm đó, các máy biến thế cũ này là tang vật của vụ án nhập khẩu trái phép, đang được cơ quan điều tra quản lý, bộ tn&mt đã trao đổi với Sở tn&mt cần có ý kiến chỉ đạo của ubnD tỉnh quảng ninh và ý kiến thống nhất liên ngành của tỉnh để xử lý vụ việc theo quy định pháp luật. Sau đó, từ năm 2008 đến nay, bộ tn&mt cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn đối với ubnD

tỉnh và doanh nghiệp, đồng thời, bộ đã cử cán bộ, chuyên gia đến làm việc với các cơ quan liên quan tại địa phương và doanh nghiệp, cung cấp các thông tin, hướng dẫn kỹ thuật để đưa máy biến thế, dầu và các vật liệu nhiễm dầu có pcb vào lưu giữ an toàn trong các công-ten-nơ như hiện nay. Theo các chuyên gia quốc tế và ban Thư ký công ước Stốckhôm, đây là biện pháp lưu giữ an toàn trong khi chưa có đủ kinh phí và phương tiện để xử lý, tiêu hủy chúng. Điều đáng nói là vào thời điểm trước năm 2012, tại việt nam, chưa có một cơ sở nào có đủ khả năng để xử lý dầu có pcb. hiện nay mới có một đơn vị có khả năng và được bộ tn&mt cấp phép xử lý pcb, tuy nhiên lại ở kiên giang.

vào thời điểm đó, vì lô hàng chưa thông quan nên việc quản lý và xử lý lô hàng thuộc trách nhiệm của chủ thể (là công ty cửu long vinashin) và lực lượng hải quan. vì thế, trong các năm 2008 - 2009, bộ tn&mt đã có các văn bản gửi ubnD tỉnh quảng ninh và Sở tn&mt quảng ninh, hướng dẫn chuyên môn và pháp lý (về mặt môi trường) để xử lý vụ việc. Đồng

thời, tổng cục môi trường đã có đoàn giám sát khu vực lưu giữ máy biến thế chứa dầu pcb, trao đổi, nhắc nhở cảng cái lân và đại diện chi cục bvmt quảng ninh về việc lưu giữ pcb chưa an toàn (như có rò rỉ, không có mái che, không có biển cảnh báo…). Sau đó, Sở tn&mt đã yêu cầu công ty xây dựng phương án quản lý an toàn và thực hiện việc lưu giữ máy biến thế, dầu và chất thải có pcb trong công-ten-nơ theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của tổng cục môi trường. Sở tn&mt quảng ninh đã chủ trì giám sát việc thực hiện của doanh nghiệp. hiện tại, pcb được cất giữ trong hai công-ten-nơ đáp ứng tốt việc lưu kho, có hệ thống đo nhiệt độ và cảnh báo, thông gió. về bản chất, bản thân công-ten-nơ là một kho lưu giữ an toàn, để nằm yên một chỗ chắc chắn không có chuyện rò rỉ dầu và pcb ra môi trường.9Thưa ông, có ý kiến cho rằng, việc xử lý dứt điểm vụ việc là vấn đề phức tạp trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Là cơ quan phụ trách môi trường, Bộ TN&MT có biện pháp nào để cùng các cơ quan liên quan giải quyết vụ việc này?

V Hai công-ten-nơ chứa PCB được lưu giữ tại Cảng Cai Lân (Quảng Ninh)

12 Số 8/2014

Ông hoàng Dương tùng: liên quan đến trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại, nhất là quản lý pcb, thời gian qua, bộ tn&mt đã liên tục hướng dẫn, tập huấn về quản lý an toàn, ứng phó sự cố, quy định pháp luật về pcb cho các cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan trên phạm vi cả nước, trong đó có Sở tn&mt quảng ninh và các cơ quan thông tấn báo chí.

trên thực tế, quản lý an toàn pcb là một việc không dễ dàng, không chỉ ở việt nam mà ở cả nhiều nước trên thế giới. chính vì vậy, việt nam đã tham gia công ước Stốckhôm để có được sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực này.

Để nhanh chóng giải quyết vụ việc này, ngày 22/8/2014, Đoàn công tác của bộ tn&mt đã làm việc với ubnD tỉnh quảng ninh, công ty cửu long vinashin và các Sở, ngành liên quan để bàn giải pháp xử lý dứt điểm lô hàng có chứa pcb đang lưu giữ tại cảng cái lân. bộ tn&mt và ubnD tỉnh quảng ninh đã thống nhất xử lý vấn đề trên theo hai bước. Thứ nhất, chuyển hai công-ten-nơ chứa hóa chất pcb ra khỏi cảng cái lân và đưa về lưu giữ tại địa điểm an toàn hơn. Thứ hai, vận chuyển số chất thải này từ quảng ninh về xử lý tại cơ sở có đủ năng lực xử lý chất thải có pcb trong khoảng 2 tháng.

Theo kế hoạch, hai công-ten-nơ chất thải này sẽ được vận chuyển về cơ sở xử lý chất thải thuộc công ty môi trường của tập đoàn công nghiệp Than và khoáng sản (tkv), sau đó vận chuyển về công ty xi măng Thành công ở hải Dương, hoặc một cơ sở có đủ năng lực xử lý an toàn để xử lý tiêu hủy. các thiết bị nhiễm pcb sẽ được rút dầu, sấy khô, cho vào công-ten-nơ đóng gói và không còn nguy hiểm tới môi trường nữa. chúng tôi thấy rằng, đây là biện pháp phù hợp và khả thi. chất thải sẽ được chuyển ra khỏi khu vực nhạy cảm về môi trường

gần vịnh hạ long và giảm thiểu rủi ro môi trường.

Để thực hiện được việc này cần có sự tham gia phối hợp của nhiều bên, bao gồm các cơ quan có thẩm quyền liên quan thuộc tỉnh quảng ninh, tổng cục môi trường và doanh nghiệp. Sau khi lưu giữ tại công ty môi trường của tkv, công ty cửu long vinashin sẽ có trách nhiệm đàm phán với cơ sở xử lý có đủ năng lực và được bộ tn&mt chấp thuận, để ký kết hợp đồng xử lý gần 7.000 lít dầu chứa hóa chất pcb. khi đạt được thỏa thuận thì sẽ vận chuyển về cơ sở này để tiến hành xử lý, mọi chi phí sẽ do doanh nghiệp chịu trách nhiệm.

tuy nhiên, trước mắt cần tuyên truyền cho nhân dân yên tâm, một mặt di chuyển, một mặt liên hệ với cơ sở dự kiến sẽ xử lý là công ty xi măng Thành công để tiến hành làm hồ sơ và thống nhất xử lý hóa chất pcb theo công nghệ đốt, trên thế giới cũng có nhiều nước xử lý chất pcb này ở nhà máy xi măng nên điều này là hoàn toàn phù hợp. việc này cần được đẩy nhanh tiến độ và phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm của công ty cửu long vinashin. 9Xin ông cho biết, sau vụ việc này, cần rút ra bài học gì cho các cấp, các ngành và doanh nghiệp?

Ông hoàng Dương tùng: trước hết là về sự phối hợp liên ngành, giữa cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương phải cụ thể, chặt chẽ hơn. về vụ việc này, tổng cục môi trường sẽ sát cánh với ubnD và Sở tn&mt tỉnh quảng ninh để giải quyết, xử lý chất thải đến khi kết thúc, bảo đảm các yêu cầu về bvmt.

Thứ hai, về nguyên tắc quản lý môi trường, chúng ta phải bảo đảm giảm thiểu rủi ro đối với môi trường và sức khỏe, bằng cách kết hợp: loại bỏ nguồn ô nhiễm, ngăn chặn đường lan truyền, tiếp xúc với nguồn ô nhiễm hoặc tách cộng đồng khỏi nguồn ô nhiễm. ở đây, chúng tôi đã kết hợp giải pháp 2 và 3 và sẽ nỗ lực để thực hiện nhanh. riêng việc tiêu

hủy pcb sẽ chậm hơn một chút, vì đây không phải là việc dễ dàng. cũng cần lưu ý là việc tiêu hủy pcb không đúng, không an toàn sẽ phát sinh Dioxin/Furan, là hóa chất độc hại hơn cả pcb.

Thứ ba, quản lý pcb nói riêng và chất thải có hóa chất nguy hại nói chung là một vấn đề lâu dài, không hề dễ dàng. pcb và ô nhiễm do pcb là một vấn đề xuất phát từ lịch sử, khi chưa có đủ thông tin, kiến thức về các tính chất nguy hại của pcb và chưa có đủ nhận thức về nguy cơ tác động của hóa chất này đối với môi trường và sức khỏe. ngày nay, quản lý và xử lý an toàn pcb là một vấn đề được cả thế giới quan tâm và thực hiện. hiện nay, bộ tn&mt, bộ công Thương và tập đoàn Điện lực việt nam đang phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm kê pcb và tăng cường năng lực quản lý an toàn pcb. Sẽ còn rất nhiều việc phải làm trong lĩnh vực này. chúng tôi sẽ nỗ lực để thực hiện trách nhiệm của mình.

Thứ tư, chúng tôi cũng xin lưu ý một lần nữa rằng, pcb là một vấn đề lịch sử của việt nam và nhiều nước trên thế giới. tại việt nam, pcb không phải chỉ có ở quảng ninh mà còn ở các địa phương khác. vì vậy, việc quản lý, xử lý an toàn pcb để đảm bảo an toàn về môi trường và sức khỏe cần có sự nỗ lực và hợp tác chặt chẽ của cơ quan quản lý các cấp ở trung ương, của từng địa phương và các địa phương với nhau, sự phối hợp liên ngành và điều rất quan trọng nữa là nhận thức đúng của cộng đồng về vấn đề này. chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin, vì càng minh bạch thông tin thì chúng ta càng tránh được rủi ro môi trường.

qua đây, một lần nữa phải nói đến trách nhiệm của doanh nghiệp, đừng chỉ quan tâm đến lợi ích của mỗi doanh nghiệp mình mà quên đi hậu quả đối với môi trường và thế hệ mai sau.9Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này! phƯƠng tÂM (Thực hiện)

luật pháp & chính Sách

13Số 8/2014

luật pháp & chính Sách

Công tác giám sát, quản lý ô nhiễm môi trường tại các địa phương trên lưu vực sông Cầu

năm 2006, Thủ tướng chính phủ phê duyệt "Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển

bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông (lvS) cầu" (Đề án sông cầu) tại quyết định số 174/2006/qĐ-ttg với mục tiêu từng bước xử lý ô nhiễm, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường dòng sông cầu; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống cơ chế, chính sách với các giải pháp khả thi nhằm ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi, bảo vệ, tái tạo và phát triển tài nguyên môi trường lực sông cầu; Thiết lập mô hình quản lý môi trường lưu vực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội...

luật bvmt năm 2014 vừa được quốc hội nước chxhcn việt nam thông qua ngày 23/6/2014 tại kỳ họp thứ 7, gồm có 20 chương, 170 điều. tại chương vi, mục 1, nội dung bvmt nước sông đã quy định rõ về kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước lvS; trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến bvmt lvS; quy định các nguồn thải vào lvS phải được quản lý phù hợp với sức chịu tải của sông, chất lượng nước sông và trầm tích phải được theo dõi và đánh giá; bvmt nước lvS phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác và sử dụng nguồn nước sông.

Theo đó, nội dung kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước lvS bao gồm việc thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý chất thải đổ vào lvS; định kỳ quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông và trầm tích; điều tra, đánh giá sức chịu tải của sông; công bố các đoạn sông, dòng sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải; xác định hạn ngạch xả nước thải vào sông; xử lý và cải thiện môi trường nước sông; quan trắc và

đánh giá chất lượng nước sông và trầm tích sông xuyên biên giới...

Để tổ chức thực hiện các quy định về bvmt nước lvS, luật bvmt năm 2014 giao rõ trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, trong đó, ubnD cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức bvmt nước lvS nội tỉnh, bộ tn&mt chịu trách nhiệm tổ chức bvmt nước lvS liên tỉnh và sông xuyên biên giới. bộ tn&mt có trách nhiệm tổng hợp thông tin về chất lượng môi trường nước, trầm tích các lvS, hàng năm báo cáo Thủ tướng chính phủ; xây dựng và trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án bvmt lvS liên tỉnh.

trong thời gian qua, việc triển khai Đề án sông cầu vẫn tồn tại các vấn đề môi trường bức xúc trong nội tỉnh và liên vùng, liên tỉnh như ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp, làng nghề, ô nhiễm do chất thải phát sinh không được thu gom và xử lý, ô nhiễm nguồn nước do nước thải các khu đô thị, dân cư tập trung chưa có hệ thống thu gom và xử lý... Để khắc phục những tồn tại nêu trên, ủy ban

bvmt lvS cầu đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan và 6 tỉnh trên địa bàn lvS cầu đã có nhiều nỗ lực khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường nước lvS cầu, chất lượng nước các sông trên lvS cầu có xu hướng cải thiện rõ rệt. trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động kiểm soát ô nhiễm và giám sát môi trường, cụ thể:

tỉnh bắc Cạn đã xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020. từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện quan trắc môi trường theo mạng lưới quan trắc môi trường được phê duyệt, trong đó có 8 điểm phân tích nước sông cầu và 6 điểm phân tích nước các suối đổ vào sông cầu. năm 2013, Sở tn&mt phối hợp với tổng cục môi trường thực hiện điều tra, thống kê nguồn thải đối với 70 cơ sở trên lvS cầu và cập nhật số liệu vào trang cổng thông tin môi trường lvS cầu (http://lvscau.cem.gov.vn) và cổng thông tin quan trắc môi trường (http://quantracmoitruong.gov.vn);

V Sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh

14 Số 8/2014

thực hiện điều tra, thống kê, đánh giá chất thải rắn, chất thải nguy hại của các cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng phương án xử lý; điều tra, thống kê tình hình xử lý chất thải y tế phục vụ công tác bvmt; kiểm tra kiểm soát ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lvS cầu.

Sở tn&mt đã tham mưu tổ chức thẩm định 21 báo cáo đánh giá tác động môi trường (Đtm); Tham mưu thẩm định 11 đề án bvmt chi tiết (trong đó 10 đề án được ubnD tỉnh phê duyệt; 1 đề án đang chỉnh sửa); kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bvmt, việc thực hiện đề án bvmt chi tiết của 36 dự án (trong đó cấp 29 giấy xác nhận; 6 dự án chưa đủ điều kiện xác nhận); Thẩm định 19 hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (ctnh) (trong đó cấp được 14 sổ đăng ký chủ nguồn thải ctnh; 4 hồ sơ không đủ điều kiện; 1 hồ sơ đang thẩm định).

đối với tỉnh Thái nguyên, hàng năm, công tác thống kê nguồn thải ra lvS cầu được triển khai thông qua các hoạt động cấp phép xả thải; thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật bvmt; rà soát thống kê đưa vào danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Thông tư số 04/2012/tt-btnmt; quan trắc giám sát chất lượng môi trường, thu phí bvmt đối với nước thải công nghiệp. hiện nay, Sở tn&mt đã thống kê và quản lý chặt chẽ hơn 1.200 cơ sở sản xuất trong đó có gần 1.000 cơ sở có thải nước thải công nghiệp ra ngoài môi trường với 47 cơ sở có lưu lượng xả từ 100m3 trở lên và từ 50m3 xả trực tiếp ra sông cầu hoặc phụ lưu cấp 1, 2 của sông cầu.

công tác thẩm định cấp phép được quan tâm chỉ đạo nhằm đảm bảo vấn đề môi trường được quan tâm thực hiện ngay trong giai đoạn dự án đầu tư. năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, tỉnh đã đã phê duyệt trên 46 hồ sơ Đtm, dự án cải tạo phục hồi môi trường; cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép cho các cơ sở

xả nước thải trên 70 lượt, qua đó làm căn cứ để xác định việc phát sinh chất thải của các đơn vị để có biện pháp quản lý kịp thời. trong năm 2013, tỉnh tiếp tục thực hiện quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh theo mạng lưới quan trắc đã được phê duyệt gồm 119 vị trí quan trắc, trong đó có 50 vị trí quan trắc môi trường nước mặt; 8 vị trí quan trắc môi trường nước thải; thực hiện quan trắc tự động tại 2 điểm trên sông cầu (do tổng cục môi trường hỗ trợ) và tại khu công nghiệp sông công (đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh). kết quả quan trắc hiện trạng môi trường năm 2013 cho thấy, chất lượng nước tại sông cầu đã dần được cải thiện, mặc dù tại một số điểm phía thượng lưu và hạ lưu sông cầu có hiện tượng ô nhiễm tổng chất rắn lơ lửng và ô nhiễm nhẹ hữu cơ; tại một số nhánh suối phụ lưu còn ô nhiễm amoni. tuy nhiên các chỉ tiêu khác về vi sinh, cn, dầu mỡ, phenol... đều có giá trị thấp nằm trong giới hạn cho phép của qcvn 08:2008/btnmt cột a2.

công tác thực hiện thu phí bvmt đối với nước thải theo nghị định số 25/2013/nĐ-cp đã được phân cấp cho phòng tn&mt các huyện thành thị. ubnD tỉnh đã ban hành hướng dẫn và tổ chức thu phí đối với 94 cơ sở quy mô Đtm, hiện các huyện đang tổ chức rà soát các đối tượng nộp phí thuộc đối tượng quy mô cam kết bvmt để tổ chức thu. năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 đã thu được trên 1,2 tỷ đồng phí nước thải công nghiệp.

tại bắc giang, công tác điều tra cơ bản, thống kê nguồn thải, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường lvS được quan tâm thực hiện. năm 2013, Sở tn&mt triển khai thực hiện kế hoạch mạng lưới quan trắc môi trường, điều tra, khảo sát các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh. năm 2014, Sở tn&mt đang triển khai thực hiện kế hoạch khảo sát, thống kê các nguồn thải, đánh giá chất lượng nước thải của một số nguồn thải và

nước mặt sông cầu đoạn chảy qua địa bàn tỉnh bắc giang; ubnD tỉnh bắc giang đã chỉ đạo Sở tn&mt, ubnD các huyện, thành phố tích cực đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường, ngay từ khi các dự án đầu tư (tổ chức thẩm định Đtm; đăng ký bản cam kết bvmt), tăng cường quản lý chất thải nguy hại, chất thải rắn và vật liệu dư thừa từ quá trình sản xuất.

năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã thẩm định, phê duyệt 90 hồ sơ Đtm, đề án bvmt chi tiết, ubnD các huyện, thành phố đã xác nhận 210 đăng ký bản cam kết bvmt và 48 đề án bvmt đơn giản. tiếp tục đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đẩy nhanh xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp. hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông trên địa bàn đã dần đi vào nề nếp, các cơ sở khai thác trong vùng được quy hoạch, cấp phép, giảm sạt lở bờ sông và giảm mức độ ô nhiễm các dòng sông của tỉnh; ubnD tỉnh đã chỉ đạo ubnD các huyện tăng cường giám sát hoạt động sản xuất gạch, ngói thủ công của các cơ sở chuyển đổi sang công nghệ tiên tiến thường xuyên vận hành hệ thống xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. công tác thu phí bvmt đối với nước thải công nghiệp được tăng cường triển khai và đạt hiệu quả. năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 đã tổ chức thu phí bvmt đối với nước thải công nghiệp với tổng số tiền trên 3,2 tỷ đồng đối với 120 lượt cơ sở.

tỉnh Vĩnh phúc: ubnD tỉnh đã chỉ đạo Sở tn&mt cùng các sở, ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện một số đề án, đồ án quy hoạch môi trường cụ thể như: Đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2020; Đề án bvmt giai đoạn 2012 - 2020 hướng tới mục tiêu “Thành phố xanh”; tổ chức nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh. tỉnh đã thẩm định và phê duyệt 21 báo cáo Đtm, 11 đề án bvmt chi tiết; xác nhận 78 bản cam kết bvmt, 70 đề án bvmt đơn

luật pháp & chính Sách

15Số 8/2014

luật pháp & chính Sách

giản; thẩm định 4 đề án cải tạo phục hồi môi trường và xác nhận hoàn thành các công trình bvmt cho 13 đơn vị; thẩm định hồ sơ và cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải ctnh cho 80 chủ nguồn thải; “Điều tra, thống kê, phân loại nguồn thải rắn lỏng ở các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc” tập trung vào 115 cơ sở sản xuất thuộc các ngành cơ khí điện tử; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống; may mặc da giầy; hóa chất, dược, mỹ phẩm;.. có 32 nguồn thải chính với lưu lượng nước thải phát sinh từ 50m3 trở lên.

hàng năm, Sở tn&mt tiến hành quan trắc hiện trạng môi trường nước sông phan và sông cà lồ với tần suất 4 lần/năm. các thông số quan trắc bao gồm: Độ ph, boD5, coD, Do, chất rắn lơ lửng, pb, as, Fe, cu, Zn, cr, amoni, phosphat, nitrat (tính theo nitơ), cd, clorua, tổng dầu mỡ, tổng coliform. bên cạnh đó, công tác điều tra, thống kê tổng thể nguồn và lượng nước thải công nghiệp trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp (ccn); chất thải rắn sinh hoạt; đánh giá thực trạng môi trường làng nghề tỉnh vĩnh phúc được triển khai thường xuyên.

tỉnh bắc ninh đã xây dựng và trình ubnD tỉnh phê duyệt quy hoạch môi trường thời kỳ 2006-2020 và kế hoạch bvmt giai đoạn 2011-2015; triển khai thực hiện quy hoạch mạng quan trắc tài nguyên môi trường giai đoạn 2010-2015; quy hoạch điểm tập kết, vận chuyển và xử lý rác thải khu vực nông thôn; quy hoạch quản lý chất thải rắn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014, tỉnh đã thẩm định, phê duyệt 123 hồ sơ Đtm; kiểm tra, xác nhận 33 cơ sở việc thực hiện các công trình, biện pháp bvmt; Thẩm định, cấp xác nhận 10 cơ sở đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; Thẩm định, cấp gia hạn giấy phép cho 6 cơ sở vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại; Thẩm định, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại 204 cơ sở.

qua 3 năm triển khai Đề án bvmt lvS cầu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, về cơ bản một số mục tiêu bvmt chủ yếu đề ra trong kế hoạch đã và đang được triển khai tốt, cụ thể: cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ sạch hoặc có thiết bị giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 80%; các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 83,3%; chất thải nguy hại và chất thải bệnh viện được thu gom, xử lý đạt trên 90%; cơ sở có sử dụng hóa chất đã xây dựng biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất đạt 80%

tỉnh hải Dương thực hiện chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020; điều tra khoảng 400 cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh; thực hiện quan trắc hiện trạng môi trường 4 lần/năm bao gồm quan trắc về nước, khí, đất và chất thải rắn sinh hoạt. triển khai thực hiện dự án “xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc tn&mt (đất, nước, không khí, chất thải rắn sinh hoạt) trên địa bàn tỉnh hải Dương giai đoạn 2011 - 2015”. kết hợp với Dự án vpeg thực hiện chương trình điều tra kiểm kê 400 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phân loại lập hồ sơ quản lý dữ liệu về môi trường.

Để công tác triển khai Đề án sông cầu đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới, ủy ban bvmt lvS sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương trên lvS triển khai đồng bộ các nhiệm vụ bvmt: tập trung vào công tác kiểm tra, kiểm soát việc xả thải của các cơ sở sản xuất, xử lý dứt điểm các cơ sở khai thác cát, sỏi trái phép; Đầu tư cho hệ thống quan trắc, nhất là hệ thống quan trắc tự động, cảnh báo ô nhiễm tự động, giám sát hạ tầng kỹ thuật môi trường các cơ sở sản xuất kinh doanh; tăng cường và đa dạng hóa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bvmt; triển khai công tác bảo vệ và trồng mới rừng, nâng độ che phủ của

rừng trên toàn lưu vực, khôi phục cơ bản rừng đầu nguồn đã bị suy thoái; tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tăng cường cơ chế phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh; Theo dõi và sớm có biện pháp ngăn chặn gia tăng ô nhiễm nước ở thượng lưu, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm tại sông cà lồ, sông ngũ huyện khê, chấm dứt tình trạng gia tăng ô nhiễm, cải thiện ô nhiễm nước tại phần hạ lưu chảy qua bắc giang, bắc ninh và hải Dương. bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền tại các địa phương không phê duyệt những dự án không đảm bảo nội dung về bvm, những dự án mà chủ đầu tư không có đủ năng lực thực hiện đúng các cam kết bvmt; yêu cầu các đơn vị kinh doanh hạ tầng phải hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp đi vào hoạt động; kiên quyết đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải sản xuất, xả trực tiếp ra môi trường...

năm 2015, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các tỉnh trên lvS cầu là tập trung triển khai thống kê, điều tra nguồn thải lỏng, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn thải và lập bản đồ nguồn ô nhiễm để có lộ trình kiểm soát, xử lý tổng thể đối với nguồn thải tại địa phương. ủy ban bvmt lvS cầu phối hợp với bộ tn&mt tổng hợp, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn thải và tiến tới lập bản đồ nguồn ô nhiễm trên toàn lưu vực, cập nhật thường xuyên và điều phối việc triển khai kế hoạch, lộ trình kiểm soát, xử lý tổng thể đối với nguồn thải trên toàn lưu vực; đánh giá kết quả quản lý, xử lý nguồn thải của các địa phương tại các phiên họp ủy ban bvmt lvS cầu và công khai các nguồn thải chính, gây ô nhiễm môi trường liên tỉnh trên lvS cầu. phạM đình

16 Số 8/2014

luật pháp & chính Sách

Một năm thực hiện Quyết định số 577/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

phạM tRọng Duy Cục Kiểm soat ô nhiễm - Tổng cục Môi trườngNgày 11/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 577/2013/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể BVMT làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 577/2013/QĐ-TTg) với mục tiêu tăng cường công tác BVMT trong quản lý và phát triển làng nghề trên phạm vi toàn quốc; Ngăn chặn việc phát sinh các làng nghề ô nhiễm mới; Từng bước khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

ngay sau khi quyết định số 577/2013/qĐ-ttg được ban hành, nhiều

địa phương đã triển khai xây dựng và trình phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án. tính đến tháng 6/2014, 21 địa phương đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án bvmt làng nghề, điển hình là các tỉnh bà rịa - vũng tàu, Điện biên, hà nam, hải phòng, lào cai, nam Định, phú Yên, Sơn la, tiền giang, vĩnh

phúc… ngoài ra, một số địa phương đã xây dựng kế hoạch và đang lấy ý kiến các cơ quan, ban, ngành có liên quan để hoàn thiện và trình ban hành. một số địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc, khu vực tây nguyên và tây nam bộ, do tỷ lệ các cơ sở sản xuất trên địa bàn một đơn vị hành chính cấp xã chưa đủ tiêu chí công nhận làng nghề, nên không có làng nghề, vì vậy không xây dựng kế hoạch.

ở cấp trung ương, một số bộ, ngành, đặc biệt là bộ công an, hiệp hội làng nghề việt nam, liên minh hợp tác xã việt nam… đã rất tích cực và chủ động xây dựng nội dung và triển khai Đề án. hiệp hội làng nghề việt nam đã và đang chuẩn bị tổ chức triển lãm - hội chợ du lịch làng nghề xanh và lễ tôn vinh các đơn vị tập thể, cá nhân và sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường, tổ chức năm du lịch quốc gia

V Tăng cường công tac BVMT trong quản lý và phat triển làng nghề là một trong những mục tiêu của Quyết định số 577/2013/QĐ-TTg

17Số 8/2014

luật pháp & chính Sách

về làng nghề lần thứ nhất trong năm 2015; bộ công an đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện quyết định số 577/2013/qĐ-ttg, tập trung vào nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về bvmt làng nghề...

về phía bộ tn&mt, với trách nhiệm là cơ quan được chính phủ giao chủ trì, phối hợp với bộ nn&ptnt, các bộ, ngành và địa phương có liên quan thực hiện Đề án, ngay sau khi Đề án được ký quyết định ban hành, bộ tn&mt đã gửi công văn đôn đốc các bộ, ngành, địa phương xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Đề án; làm việc với bộ nn&ptnt, hiệp hội làng nghề việt nam, liên minh hợp tác xã việt nam… nhằm trao đổi, thống nhất kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và cơ chế phối hợp. bên cạnh đó, tổ chức các đoàn công tác làm việc với các địa phương, đặc biệt là các địa phương "nóng" về ô nhiễm môi trường làng nghề để kiểm tra về tình hình triển khai quyết định số 577/2013/qĐ-ttg và Thông tư số 46/2011/tt-btnmt của bộ tn&mt về bvmt làng nghề.

Theo số liệu thống kê mới nhất của bộ nn&ptnt, tính đến hết ngày 31/3/2014, cả nước có 1.577 làng nghề được công nhận (tăng 259 làng so với tháng 3/2011, khi quốc hội tổ chức Đoàn giám sát tối cao về bvmt làng nghề). Điều này cho thấy, công tác quản lý làng nghề đang được triển khai tích cực tại các địa phương.

báo cáo sơ kết 3 năm của ban chỉ đạo trung ương chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (ntm), hiện nay cả nước đã có 185 xã đạt tiêu chí quốc gia về ntm, trong đó có tiêu chí về bvmt. một trong các giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án bvmt làng nghề là gắn kết Đề án vào quá trình

triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng ntm, nhằm xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng bvmt làng nghề như hệ thống tiêu thoát nước, các điểm thu gom, xử lý chất thải rắn...

bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác triển khai quyết định số 577/2013/qĐ-ttg còn gặp một số khó khăn: Sự đồng thuận, quyết tâm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bvmt làng nghề chưa cao; tại nhiều địa phương, cơ quan quản lý chuyên ngành về môi trường và cơ quan quản lý làng nghề chưa có tiếng nói chung, chưa đồng nhất quan điểm vì mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở nông thôn; ubnD cấp xã (cấp được giao trách nhiệm trực tiếp trong công tác bvmt làng nghề) chưa nhận thức được trách nhiệm của mình mà còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của cấp trên; kinh phí sử dụng cho giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề hạn chế và không được sử dụng có hiệu quả. bên cạnh đó, công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với làng nghề còn gặp nhiều khó khăn; ý thức, trách nhiệm của các hộ sản xuất về bvmt chưa cao. ngoài ra, do tính chất đặc thù vùng miền, nên các phương thức quản lý và quy định môi trường đối với làng nghề và làng nghề truyền thống không giống nhau giữa các địa phương trên cả nước.

Để đạt được các mục tiêu của quyết định số 577/2013/qĐ-ttg, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm:

bộ tn&mt cần tăng cường làm việc với các bộ, ngành, địa phương chưa có phương án triển khai thực hiện quyết định số 577/2013/qĐ-ttg để tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các biện pháp, giải pháp phù hợp;

Thống nhất cách hiểu đúng về làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn và phương thức quản lý phù hợp. bên cạnh đó, phối hợp với bộ nn&ptnt kiểm tra các địa phương có các làng nghề mới công nhận từ tháng 3/2011 đến nay để tìm hiểu sự phù hợp giữa các quy định về bvmt làng nghề và quy trình, thủ tục công nhận làng nghề; quy trình thủ tục xác nhận địa phương đạt tiêu chuẩn quốc gia về ntm, phát hiện những tồn tại, bất cập để đề xuất biện pháp xử lý phù hợp. Đặc biệt là phối hợp để xây dựng, nhân rộng các mô hình "làng nghề xanh" thân thiện với môi trường; khẩn trương hoàn thiện các công cụ quản lý thông tin; kế hoạch giám sát môi trường; công nghệ xử lý chất thải quy mô hộ gia đình; quy chuẩn môi trường phù hợp với làng nghề, cơ sở sản xuất trong làng nghề…

bộ nn&ptnt (bộ có vai trò quan trọng nhất đối với công tác quản lý phát triển làng nghề) cần sớm nghiên cứu đề xuất kế hoạch và nội dung sửa đổi các văn bản quản lý làng nghề.

bộ công an hỗ trợ bộ tn&mt trong việc tìm kiếm các biện pháp xử lý phù hợp, trước mắt là tập trung vào các đối tượng sản xuất thuộc nhóm ngành nghề tái chế giấy, nhựa, kim loại tại khu vực nông thôn.

ubnD các cấp khẩn trương và quyết liệt trong việc triển khai thực hiện quyết định số 577/2013/qĐ-ttg. trong trường hợp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, cần báo cáo kịp thời lên Thủ tướng chính phủ để có những giải pháp điều chỉnh phù hợp. Đồng thời, coi hiệu quả triển khai các mục tiêu của quyết định số 577/2013/qĐ-ttg là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả thực thi công tác quản lý nhà nước trên từng địa bàn cụ thển

18 Số 8/2014

luật pháp & chính Sách

Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy tháng 3 năm 2014nguyễn hồng hạnh, MạC thị Minh tRATrung tâm Quan trắc Môi trường

Để thu thập các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường nước lưu vực (lv)

sông nhuệ - sông Đáy, liên tục từ năm 2005 đến nay, trung tâm quan trắc môi trường - tổng cục môi trường được giao thực hiện chương trình quan trắc định kỳ hàng năm. chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước lv sông nhuệ - sông Đáy được thực hiện tại 42 điểm qua địa bàn 5 tỉnh/tp gồm: hà nội, hà nam, nam Định, ninh bình, hòa bình. các thông số quan trắc gồm 3 nhóm là thông số đo nhanh tại hiện trường (7 thông số), hóa lý và vi sinh cơ bản (16 thông số) và độc học (5 thông số). chương trình quan trắc tổng thể triển khai 5 đợt/năm vào các tháng 3, 5, 7, 9 và 11.

việc đánh giá chất lượng nước dựa theo chỉ số chất lượng nước (Wqi) được tính toán theo quyết

định số 879/qĐ-tcmt ngày 1/7/2011 của tổng cục môi trường về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước. Theo đó, chất lượng nước được đánh giá với 5 thang: từ mức ô nhiễm nặng (Wqi = 0-25) đến mức độ tốt, phù hợp cho mục đích cấp nước sinh hoạt (Wqi=91-100). (bảng 1)

hiÊn tRạng MÔi tRƯƠng SÔng nhuÊ - SÔng đáy đợt 1 nĂM 2014

lv sông nhuệ - sông Đáy hiện nay đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động của các khu công nghiệp, sản xuất làng nghề, khu khai thác và chế biến, khu vực dân cư... kết quả quan trắc tháng 3/2014 cho thấy, chất lượng nước sông nhuệ, sông châu giang, sông Đào và các sông nội thành hiện đang bị ô nhiễm; môi trường

nước sông Đáy và sông hoàng long còn khá tốt và có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu. So với cùng kỳ tháng 3/2013, khu vực đầu nguồn sông nhuệ - sông Đáy, chất lượng nước có được cải thiện nhưng ở khu vực hạ nguồn, chất lượng nước bị suy giảm. tại các khu vực như: cống Thần, cống nhật tựu, cầu hồng phú, Thanh tân, trung hiếu hạ, cầu Đọ xá, đền Độc bộ chất lượng nước bị suy giảm.

Sông nhuệkhu vực đầu nguồn (hợp lưu

nước sông hồng đổ vào), nước sông hầu như không bị ô nhiễm. tuy nhiên, sau khi tiếp nhận nước thải của sông tô lịch, sông nhuệ đã bị ô nhiễm đáng kể. Đoạn sông từ cống liên mạc đến cự Đà có giá trị Wqi thấp, nằm trong khoảng 25-50. nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu do nước thải sinh hoạt từ các quận nội thành hà nội qua sông tô lịch, nước thải sinh hoạt và nước

bảng 1. Chỉ số chất lượng nước WQiGiá trị WQI Mức đánh giá chất lượng nước

91-100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt

76-90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp51-75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương tự khác26-50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương tự khác0-25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai

V Biểu đồ 1. Gia trị WQI trên sông Nhuệ (Nguồn: TTQTMT, 2014)

Trung tâm Quan trắc Môi trường công bố hiện trạng chất

lượng môi trường nước LV sông Nhuệ - sông Đáy định kỳ (theo đợt quan trắc) thông qua chỉ số WQI. Dưới đây là hiện trạng chất lượng môi trường nước đợt 1 năm 2014 của LV sông Nhuệ - sông Đáy (triển khai từ ngày 10 - 18/3/2014). Bạn đọc có nhu cầu tham khảo kết quả quan trắc chi tiết xin liên hệ với Trung tâm Quan trắc Môi trường để được cung cấp. (Website: quantracmoitruong.gov.vn)

19Số 8/2014

luật pháp & chính Sách

thải sản xuất của các cơ sở sản xuất và làng nghề (ví dụ như nước thải từ công ty dệt hà Đông) trong khu vực quận hà Đông đổ trực tiếp vào sông nhuệ. một số điểm quan trắc như Đồng quan, cống nhật tựu, Đò kiều, cầu hồng phú có chất lượng nước tốt hơn, giá trị Wqi nằm trong khoảng 51-75 và có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu.

giá trị Wqi đợt 1/2014 so với cùng đợt năm 2013 tại đoạn đầu nguồn sông nhuệ được cải thiện. tuy nhiên, tại một số điểm cuối nguồn như cống Thần, cống nhật tựu, cầu hồng phú chất lượng nước suy giảm, giá trị thông số boD5 và n- nh4 vượt qcvn 08:2008 loại b1.

Sông đáySo với sông nhuệ, môi trường

nước lv sông Đáy nhìn chung bị ô nhiễm ở mức nhẹ và vấn đề ô nhiễm mang tính cục bộ. giá trị Wqi đợt 1/2014 tại hầu hết các điểm quan trắc nằm trong khoảng 51-75 cho thấy, môi trường nước có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu. giá trị Wqi đợt 1/2014 không thay đổi

nhiều so với cùng đợt năm 2013. riêng tại một số điểm đầu nguồn: mai lĩnh, ba Thá, cầu tế tiêu và một số điểm khác như: gián khẩu, Yên trị chất lượng nước được cải thiện đáng kể so với cùng đợt năm 2013.

Các sông khácngoài các sông nêu trên, chất

lượng nước mặt cũng được quan trắc tại sông long (nho quan, cầu phủ lý), sông châu giang (cầu Sắt, đầm tái) và sông Đào (lộc hạ, đền Độc bộ). Theo kết quả quan trắc tháng 3/2014, mức độ ô nhiễm

của các sông phụ lưu (như sông hoàng long, sông châu giang, sông Đào...) có sự khác biệt giữa các sông. tại các điểm quan trắc: cầu Sắt, đầm tái- sông châu giang; lộc hạ, đền Độc bộ - sông Đào giá trị Wqi nằm trong khoảng 0-25, cho thấy môi trường nước bị ô nhiễm nặng do giá trị thông số boD5, n- nh4 và coliform vượt qcvn 08: 2008 loại b1 từ 2-5 lần. tại các điểm nho quan, cầu phủ lý - sông châu giang, giá trị Wqi nằm trong khoảng 75-90, cho thấy môi trường nước còn tương đối sạch có thể dùng cho mục đích sinh hoạtn

V Biểu đồ 2. Gia trị WQI trên sông Đay (Nguồn: TTQTMT, 2014)

V Biểu đồ 3. Gia trị WQI trên cac sông khac thuộc LV sông Nhuệ - sông Đay (Nguồn: TTQTMT, 2014)

V Biểu đồ 4. Gia trị WQI trên cac sông nội thành thuộc LV sông Nhuệ - sông Đay (Nguồn: TTQTMT, 2014)

V Thu mẫu thực địa

20 Số 8/2014

luật pháp & chính Sách

Công bố số liệu quan trắc không khí tự động, liên tục tháng 7/2014

Trung tâm Quan trắc Môi trường công bố số liệu trung bình giờ và trung bình ngày dưới dạng biểu đồ của 5 trạm khí tự động. Dưới đây là số liệu trung bình trong tháng 7/2014 để bạn đọc

tham khảo. Bạn đọc có nhu cầu tham khảo số liệu quan trắc chi tiết xin liên hệ với Trung tâm Quan trắc Môi trường để được cung cấp.

Trạm tại 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội(Trạm có tổng số 6 module, riêng module SO2

đang bảo trì nên không có số liệu)

Trạm tại 41 Lê Duẩn, Đà Nẵng(Trạm có tổng số 6 module, riêng module SO2

đang bảo trì nên không có số liệu)

21Số 8/2014

luật pháp & chính Sách

Tram tại phường Âu Cơ, TP. Việt Trì, Phú Thọ(Trạm có tổng số 6 module, riêng module PM10 và PM2.5 đang

bảo trì nên không có số liệu)

Trạm tại 83 Hùng Vương, TP. Huế, Thừa Thiên - Huế((Trạm có tổng số 6 module, riêng module SO2 đang bảo trì nên

không có số liệu)

Trạm tại đường 2-4, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa(Trạm có tổng số 6 module)

Trạm gần vườn hoa phường Hồng Hà, Hạ Long, Quảng Ninh(Trạm có tổng số 6 module)

V Đường ----: trung bình 1 giờ lớn nhất trong ngày V Đường __: trung bình 24 giờ V Đường ...: trung bình 1 giờ nhỏ nhất trong ngày

22 Số 8/2014

ngày 6/8/2014, chính phủ ban hành nghị định số 80/2014/

nĐ-cp về thoát nước và xử lý nước thải (xlnt) đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trên phạm vi cả nước.

Theo đó, nghị định quy định dịch vụ thoát nước đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung là loại hình hoạt động công ích, được nhà nước quan tâm ưu tiên và khuyến khích đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước và xlnt; người gây ô nhiễm sẽ phải trả tiền xử lý ô nhiễm; nguồn thu từ dịch vụ thoát nước và xlnt phải đáp ứng từng bước và tiến tới bù đắp chi phí dịch vụ thoát nước…

nghị định cũng quy định về quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, cụ thể:

nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung xả vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật môi trường do bộ tn&mt ban hành…

về nguyên tắc và phương pháp định giá dịch vụ thoát nước, nghị định quy định giá dịch vụ thoát nước gắn với chất lượng cung cấp dịch vụ thoát nước và không phân biệt đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân trong hay ngoài nước, phù hợp với các chế độ, chính sách của nhà nước. tuy nhiên, việc định giá dịch vụ thoát nước phải căn cứ vào khối lượng nước thải và hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải.

phương thức thu, thanh toán tiền dịch vụ thoát nước đối với hộ thoát nước, tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ cấp nước có trách nhiệm tổ chức thu tiền dịch vụ thoát nước thông qua hóa đơn tiền nước đối với các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung và được hưởng chi phí dịch vụ đi thu.Đơn vị thoát nước sẽ trực tiếp thu tiền dịch vụ thoát nước đối với các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung. hộ thoát nước đã thanh toán tiền dịch vụ thoát nước thì không phải trả phí bvmt theo quy định hiện hành về phí bvmt đối với nước thải. nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2015n

luật pháp & chính Sách Văn bản mới

ChInh phủ phê DuyÊt nghị định VỀ thoát nƯƠC VA xử Lý nƯƠC thải

Kế hoạCh thựC hiÊn đỀ án tổng thể bảo VÊ MÔi tRƯƠng LƯu VựC SÔng nhuÊ - SÔng đáy đến nĂM 2020

ngày 18/8/2014, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết

định số 1435/2014/qĐ-ttg về kế hoạch thực hiện  Đề án tổng thể bvmt lưu vực (lv) sông nhuệ - sông Đáy đến năm 2020. mục tiêu của kế hoạch xác định các nhiệm vụ, dự án, làm cơ sở cho các bộ, ngành liên quan và các địa phương trên lv triển khai nhằm đạt được các chỉ tiêu của Đề án tổng thể bvmt lv sông nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 tại quyết định số 57/2008/qĐ-ttg, ngày 29/4/2008. 

Theo đó, kế hoạch quy định phân vùng bvmt lv sông nhuệ - sông Đáy thành hai vùng chính là: vùng đồi núi (nằm ở phía tây lv) và đồng bằng (phía hữu ngạn sông hồng). từ hai vùng này được chia ra thành 14 tiểu vùng gồm: núi đất thấp; vqg ba vì, vqg cúc

phương, núi đá vôi liền khối, gò đồi, khu bảo tồn đất ngập nước vân long, đô thị và công nghiệp tam Điệp, đồng bằng tích tụ, đồng bằng ven biển, đô thị và công nghiệp Sơn tây, hà nội, phủ lý, nam Định, ninh bình.

kế hoạch đề ra các nhiệm vụ cần thực hiện: phòng ngừa, ngăn chặn việc phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường (ônmt), khu vực ônmt; kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm việc chấp hành pháp luật về bvmt đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cải tạo, phục hồi các khu vực đã bị ô nhiễm; nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng mô hình công nghệ xử lý ô nhiễm tồn lưu, cải thiện môi trường tại các ao, hồ, kênh,

mương, đoạn sông trong đô thị, các vùng bị tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật trên lv sông nhuệ - sông Đáy; Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật về môi trường; quy hoạch hành lang cây xanh, diện tích rừng và các khu vực sinh thái cần được bảo vệ đến năm 2020; tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm bvmt; tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường; tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế về bvmt…

về tổ chức thực hiện, bộ tn&mt được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trên lv sông nhuệ - sông Đáy xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, hướng dẫn tổ chức thực hiện kế hoạch; xây dựng bản đồ phân bố nguồn thải trên lv sông…

23Số 8/2014

luật pháp & chính Sách

Kế hoạCh hAnh động phát tRiển ngAnh CÔng nghiÊp MÔi tRƯƠng VA tiết KiÊM nĂng LƯợng ViÊt nAM - nhật bản hƯƠng đến nĂM 2020, tầM nhìn 2030

ngày 1/8/2014, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 1292/2014/qĐ-ttg phê duyệt kế hoạch

hành động phát triển ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng (tknl) thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của việt nam trong khuôn khổ hợp tác việt nam - nhật bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

mục tiêu của kế hoạch là hoàn thiện cơ chế và chính sách ưu đãi, hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi và hấp dẫn thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường và tknl; tăng cường kiểm tra, giám sát và nâng cao nhận thức, năng lực thực thi, tuân thủ pháp luật về bvmt vàtknl; thu hút đầu tư phát triển, chuyển giao công nghệ để doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu bvmt và tknl; nâng cao năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, làm chủ các công nghệ chế tạo thiết bị, xử lý môi trường và tknl phù hợp với các điều kiện cụ thể của việt nam.

kế hoạch đề ra một số giải pháp cần thực hiện: nhà nước tăng cường công tác quản lý, tạo sức ép và thị trường đầu ra; ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp môi trường và tknl; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư; thu hút các nguồn vốn nước ngoài tham gia thực hiện kế hoạch; Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng, xúc tiến đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ…

bộ tn&Mt bAn hAnh Kế hoạCh hAnh động thựC hiÊn Quyết định Số 403/2014/Qđ-ttg CủA thủ tƯƠng ChInh phủ

ngày 11/8/2014, bộ tn&mt phê duyệt quyết định số 1659/2014/qĐ-btnmt ban

hành kế hoạch hành động của bộ tn&mt thực hiện quyết định số 403/2014/qĐ-ttg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh (ttx) giai đoạn 2014-2020. mục tiêu của kế hoạch là xác định nội dung, tiến độ, tổ chức thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ chủ yếu thuộc trách nhiệm của bộ tn&mt.

kế hoạch đề ra một số nhiệm vụ cụ thể: nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của toàn dân vào việc thực hiện chiến lược ttx; hoàn thiện thể chế về không khí sạch. kiểm kê, giám sát phát thải khí nhà kính và quản lý các hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính; rà soát, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành từ quan điểm phát triển bền vững; xây dựng khung chính sách và kế hoạch hành động ttx của ngành tn&mt giai đoạn 2014-2020; chống thoái hóa đất, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên đất; khuyến khích và hỗ trợ phát triển nhanh các ngành sản xuất sản phẩm sinh thái; Đẩy mạnh hoạt động tái chế, tái sử dụng các chất phế thải trong nước; phục hồi phát triển các nguồn vốn tự nhiên.

ngày 1/8/2014, bộ gtvt đã ban hành chỉ thị số 16/2014/

ct- bgtvt về tăng cường công tác bvmt trong xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.

Theo đó, để giảm thiểu tối đa mức độ gây ô nhiễm và nâng cao chất lượng công tác bvmt, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1, đường hồ chí minh qua khu vực tây nguyên, bộ trưởng bộ gtvt yêu cầu chủ dự án có trách nhiệm thực hiện công tác bvmt ngay từ khâu lập dự án, hoàn thiện việc lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

(Đtm) trước khi dự án được phê duyệt, bảo đảm chất lượng lựa chọn tư vấn môi trường theo các quy định pháp luật về đấu thầu…

nhà thầu thi công phải thực hiện đầy đủ những nội dung bvmt trong báo cáo Đtm đã được phê duyệt, tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thi công, thực hiện hoàn nguyên môi trường sau khi thi công… tư vấn môi trường phải có giấy chứng nhận hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do cơ quan có thẩm quyền

cấp khi thực hiện các gói thầu về quan trắc môi trường, xác định rõ phạm vi, quy mô của dự án để thực hiện Đtm…

các cơ quan liên quan khác thuộc bộ gtvt có trách nhiệm căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm để giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn thi công, hạn chế mức độ ô nhiễm không khí, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong khu vực dự án; đặc biệt lưu ý đối với dự án vừa thi công vừa khai thác và các dự án trọng điểm nâng cấp quốc lộ 1, đường hồ chí minh qua khu vực tây nguyên.

C.L

tĂng CƯƠng bVMt tRong xÂy Dựng VA phát tRiển hạ tầng giAo thÔng Vận tải

24 Số 8/2014

Ô nhiễm mÔi trường sÔng tÔ lịch:

Thực trạng và giải phápphạM VĂn KhánhPhó Giam đốc Sở TN&MT Hà Nội

Sông tô lịch có chiều dài khoảng 14 km, chảy qua địa phận 6 quận, huyện: ba Đình,

cầu giấy, Đống Đa, Thanh xuân, hoàng mai, Thanh trì . Sông tô lịch cùng với sông kim ngưu, sông lừ và sông Sét đã tạo nên hệ thống tiêu thoát nước chính của tp. hà nội. tuy nhiên, từ nhiều năm nay, dưới sức ép của quá trình đô thị hóa, quy hoạch xây dựng không đồng bộ cùng với sự thiếu ý thức của người dân sống ven sông đã làm cho diện tích sông bị thu hẹp, hành lang bảo vệ bị lấn chiếm ở nhiều đoạn, chất lượng nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng do mỗi ngày có khoảng 150.000 m³ nước thải sinh hoạt (ntSh) và nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả trực tiếp xuống sông. từ một con sông đẹp, tô lịch đã trở thành nơi chứa nước thải của tp - một dòng sông "chết".

kết quả quan trắc nước sông tô lịch của trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường - Sở tn&mt hà nội tiến hành năm 2013 cho thấy: lượng ôxy hòa tan (Do) thấp hơn 2 lần so với tiêu chuẩn; lượng ôxy hóa học trong nước (coD), ôxy sinh học trong nước (boD5), khuẩn coliform trong nước, tổng chất rắn lơ lửng (tSS), tổng dầu, mỡ, hàm lượng amoni (nh4

+)… đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. nước sông chuyển thành màu đen, có váng, cặn lắng và mùi hôi. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm trầm trọng về cuối nguồn.

trước thực trạng trên, ubnD tp. hà nội đã triển khai đồng bộ

nhiều giải pháp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp về bvmt, hướng đến khắc phục, cải thiện chất lượng nước sông tô lịch; hình thành nếp sống văn minh và xây dựng Thủ đô xanh - Sạch - Đẹp. năm 2010, ubnD tp giao các Sở, ngành thực hiện 2 biện pháp: bổ sung nước sông tô lịch bằng nước sông hồng, giúp duy trì cân bằng nước, giảm nồng độ ô nhiễm và xây dựng các trạm xử lý nước thải kết hợp với xử lý nước thải ngay tại nguồn.

Đối với ntSh từ các hộ dân sinh sống ven sông, Sở tn&mt đã tuyên truyền, khuyến khích các hộ sử dụng chế phẩm vi sinh, hóa sinh xử lý ntSh tại nguồn trước khi thải ra sông. năm 2014, Sở đã tiến hành kiểm kê các nguồn thải dọc sông và phát chế phẩm sinh học cho 8.000 hộ.

Đặc biệt, tp đã tiến hành triển khai Dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường bờ sông tô lịch kết hợp với xử lý các nguồn nước thải trước

khi đổ vào sông. bên cạnh đó, ubnD tp giao các quận/huyện tổ chức quản lý, thu gom rác thải để chấm dứt tình trạng đổ rác bừa bãi xuống hai bờ sông; mời chuyên gia nước ngoài khảo sát, nghiên cứu, hỗ trợ công nghệ xử lý ô nhiễm phù hợp; chỉ đạo Sở quy hoạch kiến trúc, viện quy hoạch xây dựng hà nội lập quy hoạch toàn tuyến sông tô lịch để tách nguồn ntSh đang đổ trực tiếp vào sông đưa về các nhà máy xử lý tập trung phú Đô và Yên xá.

ngoài ra, ubnD tp giao Sở xây dựng tăng cường trồng cây xanh, tu sửa kè bờ, các vườn hoa, bãi cỏ, đường dạo ven sông và thường xuyên nạo vét lòng sông; giao Sở tn&mt phối hợp với ubnD các quận/huyện trên lưu vực sông tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cộng đồng, doanh nghiệp về bvmt, nhằm trả lại vẻ đẹp cho sông tô lịch - dòng sông gắn liền với lịch sử Thăng long - hà nộin

V Chất lượng nguồn nước sông Tô Lịch đã dần được khắc phục, cải thiện

luật pháp & chính Sách

25Số 8/2014

luật pháp & chính Sách

Nghệ An tăng cường công tácquản lý nhà nước về bảo vệ môi trườnghoAng DAnh LAi - Phó Giam đốcSở TN&MT Nghệ An

trong những năm qua, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nghệ an đạt được nhiều thành tựu, đời sống nhân dân từng bước

được nâng lên. tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường tại một số khu vực vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. việc xử lý chất thải y tế, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại vẫn chưa triệt để; nhiều khu vực còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn nước và đất; rác thải sinh hoạt ngày càng tăng nhưng việc đầu tư cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu...

Để giải quyết tình trạng trên, nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, Sở tn&mt nghệ an đã tham mưu cho ubnD tỉnh ban hành 23 văn bản quy phạm pháp luật về bvmt nhằm cụ thể hóa các quy định của nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về bvmt trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thường xuyên cập nhật, hệ thống hóa, các văn bản pháp luật về bvmt nhằm phát hiện những điểm không phù hợp,

hạn chế những sai sót trong công tác quản lý.

bên cạnh đó, Sở tn&mt tăng cường công tác kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. trong vòng 4 năm (từ năm 2010 đến tháng 7/2014), đã kiểm tra 474 lượt cơ sở, phát hiện và xử lý 84 cơ sở gây ô nhiễm môi trường. ngoài ra, việc xử lý, giải quyết đơn thư kiếu nại, tố cáo, phản ánh của nhân dân về ô nhiễm môi trường cũng được chú trọng, nêu cao hiệu quả xử lý, đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường cho người dân.

về công tác khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, hiện Sở tn&mt đang tập trung nhân lực giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc

trên địa bàn. nghệ an là tỉnh có số lượng điểm ô nhiễm do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật lớn nhất cả nước (có 268 điểm cần xử lý theo quyết định số 1946/2010/qĐ-ttg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng chính phủ, trong số đó có 55 điểm thuộc chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường). Đến tháng 6/2014, Sở đã và đang chỉ đạo thực hiện điều tra xác định phạm vi, mức độ ô nhiễm môi trường tại 61 điểm, trong đó đã hoàn thành xử lý 5 điểm, đang tiến hành triển khai 8 điểm. trong các năm tiếp theo, sẽ xử lý ô nhiễm do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật theo lộ trình của Thủ tướng chính phủ nhằm trả lại vùng đất sạch cho người dân sản xuất và sinh sống.

công tác thẩm định và cấp giấy phép môi trường cũng được quan tâm và chú trọng không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định trong 4 năm qua (từ năm 2010 đến tháng 7/2014) là 309 dự án; cấp 300 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và tham mưu, thẩm định cho 96 dự án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.

Đặc biệt, Sở đã chỉ đạo thực hiện 37 đề án điều tra hiện trạng môi trường trên các lĩnh vực và khu vực khác nhau làm cơ sở khoa học để phục vụ quản lý và bvmt trên địa bàn tỉnh.

V Sở TN&MT Nghệ An phối hợp với UBND cấp huyện, xã tiếp tục xử lý tình trạng khai thac khoang sản trai phép gây ô nhiễm môi trường

26 Số 8/2014

ngoài ra, Sở còn đa dạng hóa hình thức truyền thông môi trường nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của người dân, các tổ chức sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý trong bvmt thông qua các hoạt động phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị như: Đài phát thanh và truyền hình, báo nghệ an, báo lao động nghệ an, ubmttq tỉnh, ban tuyên giáo tỉnh ủy, ban Dân vận tỉnh ủy, hội nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản hồ chí minh, hội nạn nhân chất độc da cam... tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng trong bvmt.

ghi nhận những thành tích trong công tác quản lý nhà nước về bvmt, Sở đã được bộ tn&mt tặng bằng khen với thành tích xuất sắc

trong công tác bvmt năm 2010. bên cạnh các kết quả đạt được,

công tác quản lý nhà nước về bvmt vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như luật khoáng sản, tài nguyên nước đã được ban hành nhưng nghị định, thông tư hướng dẫn chậm ban hành dẫn đến địa phương thiếu cơ sở thực hiện. chế tài xử lý các vi phạm được quy định trong luật Đất đai 2003, luật bvmt 2005... chưa chặt chẽ và cụ thể; ý thức chấp hành các quy định pháp luật về môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa cao, vẫn còn các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên thiên nhiên.

Để tăng cường công tác bvmt,

trong thời gian tới, Sở tn&mt nghệ an sẽ xây dựng các kế hoạch theo quy định mới của luật bvmt 2014; chủ động phối hợp với ubnD cấp huyện, xã tiếp tục xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; tăng cường cập nhật, kiểm tra, giám sát công tác bvmt tại các huyện, xã; Đôn đốc việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở (trại lợn Thái Dương, tiến Thành, Diễn Yên, nhà máy bia Sài gòn - nghệ an, công ty tnhh hải an...); Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, các chính sách pháp luật về tn&mt; tăng cường rà soát các loại quy hoạch ngành và lĩnh vực, làm cơ sở cho quản lý đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh...n

ngày 12/8/2014, ubnD kiên giang ban hành

kế hoạch số 76/2013/kh-ubnD thực hiện nghị quyết số 35/2013/nq-cp về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bvmt. mục tiêu của kế hoạch là đến năm 2015, 100% các khu công nghiệp (kcn) và cụm công nghiệp (ccn) có hệ thống xử lý nước thải (xlnt) tập trung đạt tiêu chuẩn quy định; Thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp (ctrcn) đạt 95%, chất thải nguy hại đạt 100% và chất thải y tế đạt 100%; 100% các phường xã, thị trấn có nghĩa trang được quy hoạch và đầu tư xây dựng kỹ thuật đạt quy chuẩn và vệ sinh môi trường…; Đến năm 2020, 100% các khu đô thị, dân cư có hệ thống xlnt sinh hoạt tập trung đạt tiêu chuẩn quy định; 100% cơ sở đang hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài kcn và ccn sử dụng

công nghệ sạch, thân thiện với môi trường… nhằm đạt được mục tiêu trên, kế hoạch đề ra những nhiệm vụ trong tâm cần thực hiện như: tổ chức thường xuyên các đợt thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bvmt tại các kcn, ccn; khẩn trương quy hoạch xây dựng khu xử lý ctrcn, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh; tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phế liệu; triển khai thực hiện kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; nâng cao năng lực quản lý môi trường cho các cán bộ làm công tác bvmt; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường… C.L

Kiên giAng bAn hAnh Kế hoạCh thựC hiÊn nghị Quyết Số 35/2013/nQ-Cp

nAM định bAn hAnh Kế hoạCh bVMt

ubnD tỉnh nam Định đã ban hành kế hoạch bvmt năm

2015, nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác bvmt. Theo đó, năm 2015, tỉnh phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng đạt 3%; 90,6% tỷ lệ dân cư ở nông thôn, 100% dân cư ở đô thị được sử dụng nước hợp vệ sinh; 66% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải (xlnt) tập trung đạt tiêu chuẩn; 100% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để; 90% chất thải rắn ở đô thị và 85% chất thải y tế được thu gom và xử lý.

bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ một số làng nghề xử lý triệt để ô nhiễm và di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi đô thị, khu dân cư tập trung. Đồng thời, hoàn thành việc xây dựng nhà máy xlnt tập trung tại kcn mỹ trung; hướng dẫn vận hành hiệu quả 116 công trình xử lý rác thải sinh hoạt tại các xã, thị trấn đã được hỗ trợ đầu tư từ năm 2007 - 2012.

phƯƠng hạnh

luật pháp & chính Sách

27Số 8/2014

luật pháp & chính SáchTạp chí với Bạn đọc

9Hiện nay, việc tàu cá nước ngoài xả thải (dầu nhớt thải) trên vùng lãnh hải nước ta diễn ra ngày càng nhiều, gây ô nhiễm môi trường. Bộ TN&MT đã có giải pháp nào để ngăn chặn và xử lý vấn đề này? NguyễN HảI yếN (Phú Yên)

theo quy định của công ước quốc tế về ngăn ngừa

ô nhiễm biển từ tàu (công ước marpol 73/78) mà việt nam đã là thành viên, đối với các loại tàu sông, biển thuộc diện phải áp dụng công ước thì trên tàu đều phải thiết kế két chứa dầu cặn la canh và lắp đặt thiết bị xử lý, phân ly dầu nước để chỉ thải ra biển dầu lẫn nước với hàm lượng không quá 15 ppm (15 phần triệu). các loại tàu thuyền loại nhỏ còn lại (tàu cá, tàu thuyền loại nhỏ hoạt động du lịch, vận chuyển ven sông biển được gọi chung là nhóm tàu thuyền dưới chuẩn marpol 73/78) thường không được trang bị các thiết bị phân ly dầu nước, do vậy khi hoạt động loại tàu này thường thải thẳng dầu cặn ra ngoài, gây ô nhiễm cho vùng biển việt nam. việc kiểm soát, phát hiện việc xả thải dầu cặn bất hợp pháp trên biển rất khó vì thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi không có lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, đặc biệt là khi xả thải, họ xả làm nhiều lần với số lượng không lớn nước lẫn dầu.

nguyên nhân của hành vi xả thải này, ngoài ý thức của chủ phương tiện còn phải kể đến là việc thiếu các dịch vụ, thiết bị tiếp nhận dầu cặn tại các khu vực cảng (thủy nội địa, cảng cá) cũng là một trong những nguyên nhân để các phương tiện phải xả trộm trên biển do không biết chuyển

dầu cặn đi đâu... hơn nữa, việc quản lý nhà nước về vấn đề tàu cá nói chung còn có sự tham gia của nhiều bộ, ngành (nn&ptnt, giao thông vận tải, quốc phòng...) và nhiều lực lượng có thẩm quyền kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật về bvmt biển như bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường...

Để giải quyết vấn đề nêu trên, bộ tn&mt với chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã và đang thực hiện những giải pháp cụ thể:

- chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản có liên quan đến việc phối hợp và tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển như: quyết định số 23/2013/qĐ-ttg ngày 26/4/2013 ban hành quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bvmt biển, hải đảo; quyết định số 02/2013/qĐ-ttg ngày 14/1/2013 về quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu...

- xây dựng Dự án luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (trong đó có chương kiểm soát ô nhiễm môi trường biển). các nội dung trong Dự thảo luật này khi được quốc hội thông qua sẽ tăng cường công tác phối hợp trong kiểm tra, giám sát

và xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường biển.

- triển khai thực hiện một số dự án để phục vụ công tác quản lý nhà nước trong đó có Dự án lắp đặt các trạm ra-đa trên vùng biển việt nam theo công nghệ ra-đa tần số cao (hF rada) để phục vụ cho việc giám sát hiện tượng dầu tràn trên biển cũng như môi trường và tài nguyên sinh thái biển.

Thời gian tới, để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hành vi gây ô nhiễm môi trường biển, hải đảo, bộ tn&mt tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống luật pháp, các cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bvmt biển, hải đảo nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển (trong đó có việc xả dầu thải của tàu cá nước ngoài) nói riêng.

tuy nhiên, về tổng thể việc phát huy vai trò chủ trì của bộ nn&ptnt, bộ giao thông vận tải trong quản lý hiệu quả các phương tiện dưới chuẩn đóng vai trò quyết định trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển (bao gồm dầu thải, các chất thải khác) do nhóm các tàu dưới chuẩn gây ra bởi hai đơn vị này là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp quản lý hoạt động của tàu cán

28 Số 8/2014

trong những năm gần đây, nền kinh tế Thủ đô đã tăng trưởng nhanh chóng,

đồng thời cũng tạo nên những áp lực và hệ lụy đối với đa dạng sinh học (ĐDSh). ngoài những tác động bất lợi từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, các hoạt động kinh tế - xã hội của hà nội cũng gây ảnh hưởng tới ĐDSh của Thủ đô. các hệ sinh thái (hSt) tự nhiên bị thu hẹp dần, nhiều loài đặc hữu, quý hiếm trong tự nhiên có nguy cơ tuyệt chủng. các nguồn gen cũng đang trên đà thoái hóa và mất dần.

Thực hiện luật Đa dạng sinh học 2008, chiến lược quốc gia về ĐDSh và những cam kết quốc tế về ĐDSh mà việt nam tham gia, ubnD tp hà nội đã lập quy hoạch bảo tồn ĐDSh tp. hà nội đến năm 2030 và được phê duyệt tại nghị quyết số 06/2014/nq-hĐnD ngày 11/7/2014. quy hoạch bảo tồn ĐDSh tp. hà nội góp phần thực hiện mục tiêu quy hoạch chung xây dựng Thủ đô hà nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng Thủ đô hà nội trở thành thành phố "xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại".

mục tiêu chung của quy hoạch là đảm bảo các hSt tự nhiên quan trọng, đặc thù của hà nội, các loài và nguồn gen quý hiếm, tài nguyên rừng… được bảo tồn, phát triển, sử dụng hợp lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tp. hà nội theo hướng bền vững. Theo đó, các chỉ tiêu cụ thể

đến năm 2030 là: phối hợp bảo tồn và phát triển 3 khu bảo tồn (kbt) ĐDSh hiện có do trung ương quản lý trên địa bàn hà nội; thành lập mới 7 kbt và chuyển đổi rừng đặc dụng hương Sơn thành khu bảo vệ cảnh quan cấp tp; trồng rừng và cây phân tán để đưa tỷ lệ che phủ rừng lên 7,7%; bảo vệ và phát triển hSt tự nhiên bao gồm hSt trảng cỏ, cây bụi và hSt đất ngập nước; giữ nguyên số lượng và tập trung cải tạo cảnh quan, chất lượng nước một số hồ tự nhiên và nhân tạo trong tp; ưu tiên bảo vệ và phát triển các nguồn gen quý hiếm, các loài cây trồng vật nuôi đặc sản của tp. hà nội; phấn đấu 100% các loài ngoại lai trên địa bàn tp được đưa vào danh mục kiểm soát và được cập nhật định kỳ theo ba nhóm danh mục: danh mục trắng (được phép nuôi, trồng), xám (được phép

nuôi trồng có điều kiện), đen (cấm nuôi, trồng) và có các biện pháp quản lý phù hợp…

1. Quy hoạCh hÊ thống CáC Kbt, CƠ Sở bảo tồn VA CáC nguồn gEn

giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020

Phối hợp bảo tồn, phat triển 3 KBT ĐDSH trên địa bàn TP do Trung ương quản lý gồm có vqg ba vì (Diện tích thuộc hà nội khoảng 7.377 ha do bộ nn&ptnt quản lý); khu rừng bảo vệ cảnh quan đặc biệt Di tích lịch sử về chủ tịch hồ chí minh tại Đá chông, ba vì (diện tích tự nhiên khoảng 234 ha do ban quản lý lăng chủ tịch hồ chí minh quản lý); khu vực ngã ba sông Đà, sông lô, sông Thao (diện tích tự nhiên thuộc địa bàn

trao Đổi & Diễn Đàn

Xây dựng thủ đô Hà Nội trở thànhthành phố Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đạiđặng huy huỳnhHội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

V Công viên Bach Thảo - La phổi xanh của TP. Hà Nội

29Số 8/2014

trao Đổi & Diễn Đàn

hà nội khoảng 1.540 ha, là kbt vùng nước nội địa nằm trên địa bàn các tỉnh phú Thọ, vĩnh phúc, hà nội do bộ tn&mt quản lý).

Chuyển đổi và thành lập mới 4 KBT ĐDSH thuộc TP: chuyển đổi rừng đặc dụng hương Sơn thành khu bảo vệ cảnh quan hương Sơn nhằm bảo vệ và phát triển các hSt rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng trên núi đá vôi, bảo vệ di tích lịch sử, phát triển du lịch sinh thái, tâm linh, bảo tồn nguồn gen quý hiếm như mơ hương tích, rau sắng và các loài động thực vật quý hiếm. bên cạnh đó thành lập kbt loài- sinh cảnh hồ hoàn kiếm nhằm bảo vệ loài rùa hồ gươm và nhiều loài thủy sinh vật khác, bảo vệ di sản văn hóa, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường phục vụ du lịch, giáo dục, nghiên cứu; thành lập khu bảo vệ cảnh quan vật lại (nằm trên địa bàn thôn Yên bồ, xã vật lại, huyện ba vì) nhằm bảo vệ và phát triển hSt rừng tự nhiên và bảo vệ di tích lịch sử cấp quốc gia - nơi lưu niệm chủ tịch hồ chí minh tại đồi Đồng vàng; thành lập khu bảo vệ cảnh quan hồ tây nhằm bảo vệ sinh thái hồ tự nhiên, bảo vệ các loài hoang dã (sâm cầm, cò), bảo vệ di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, phục vụ du lịch, giáo dục, nghiên cứu.

Phat triển và nâng cấp 3 cơ sở bảo tồn do TP quản lý đó là vườn bách Thảo hà nội với mục đích bảo tồn và phát triển nhiều loài cây quý hiếm phục vụ cho công tác nghiên cứu; vườn thú hà nội với mục đích bảo tồn và phát triển nhiều loài đặc hữu quý hiếm nằm trong sách Đỏ việt nam; trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn với mục đích cứu hộ, chăm sóc, điều trị, phục hồi nhằm bảo tồn, nhân nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã trong điều kiện nuôi nhốt bán tự nhiên. Đồng thời phối hợp bảo tồn và phát triển 2 hệ thống bảo tồn gen do các cơ quan trung ương quản lý gồm có nguồn gen vật nuôi tại ngân hàng gen viện chăn nuôi quốc gia

tại xã Thụy phương, quận bắc từ liêm với mục đích bảo tồn vật liệu di truyền của các giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hệ thống bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật quốc gia tại trung tâm tài nguyên thực vật nông nghiệp ở km 9, Đại lộ Thăng long huyện hoài Đức với mục đích duy trì và phát triển ngân hàng gen thực vật.

Bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ cac nguồn gen quý hiếm, gen đặc sản: phát triển và bảo tồn tại chỗ các nguồn gen cây ăn quả như cam canh, bưởi Diễn, bưởi Đường quế Dương, nhãn muộn hà tây, hồng xiêm xuân Đỉnh, bưởi đỏ Tháng 10, phật thủ Đắc Sở, khế bắc biên, mít na ba vì, ổi Đông Dư, mơ hương tích và các giống hoa cây cảnh như sen hồ tây, đào nhật tân, địa lan kiếm. bên cạnh đó phát triển và bảo tồn chuyển chỗ một số nguồn gen quý hiếm, gen đặc sản cây ăn quả ở huyện chương mỹ, huyện hoài Đức; nguồn gen rau quý hiếm vào vùng sản xuất rau an toàn, rau cao cấp như rau muống linh chiểu, húng láng, khoai tây Thường tín, cải Đông Dư, cải mơ hà nội, cải mào gà ở tiền Yên, vân côn, Song phương, Yên Sở; hoa cây cảnh ở huyện mê linh, Sóc Sơn.

giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025

Thành lập mới 2 KBT ĐDSH cấp TP, đó là khu bảo vệ cảnh quan chùa Thầy với mục đích là bảo vệ và phát triển hSt rừng trên núi đá vôi và di tích lịch sử cấp quốc gia chùa Thầy, phát triển du lịch tâm linh; và khu bảo vệ cảnh quan quan Sơn với mục đích bảo vệ các hSt rừng tự nhiên, đặc biệt hSt rừng trên núi đá vôi, các nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm, các đặc sản rừng, bảo vệ hSt vùng đất ngập nước.

Phat triển và nâng cấp 2 cơ sở bảo tồn gen do TP quản lý, phối hợp bảo tồn phat triển 1 cơ sở bảo tồn nguồn gen và 1 vườn cây thuốc do Trung ương quản lý. Theo đó bảo

tồn và phát triển vườn thực vật bắc từ liêm với mục đích bảo tồn gen bưởi Diễn, cam canh; bảo tồn quần thể cây lim cổ thụ tại Đền và với mục đích bảo tồn nguồn gen cây lim cổ thụ; phối hợp bảo tồn và phát triển hệ thống ngân hàng lưu trữ nguồn gen dược liệu tại viện Dược liệu với mục đích bảo tồn giống một số loài thuốc quý; phối hợp bảo tồn và phát triển vườn cây thuốc tại hà nội với mục đích bảo tồn và gây trồng 65 loài cây thuốc quý hiếm.

giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030

Thành lập mới 2 KBT ĐDSH cấp TP, gồm: khu bảo vệ cảnh quan Đồng mô - ngải Sơn với diện tích tự nhiên khoảng 900 ha với mục đích bảo vệ và phát triển hSt rừng nhiệt đới thường xanh cây lá rộng ở độ cao 600m; bảo vệ và duy trì giá trị ĐDSh, bảo tồn các loài hoang dã; bảo vệ di sản văn hóa, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và bvmt. khu bảo vệ cảnh quan hồ suối hai với diện tích tự nhiên khoảng 1.200 ha với mục đích bảo tồn và phát triển hSt rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh ở độ cao dưới 600m, duy trì giá trị ĐDSh, thủy sinh của các hSt đất ngập nước hồ suối hai; bảo vệ di sản văn hóa, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và bvmt cùng các hoạt động giáo dục, nghiên cứu phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.

Phối hợp bảo tồn phat triển 2 cơ sở bảo tồn nguồn gen do trung ương quản lý gồm công ty giống cây trồng thuộc công ty giống cây trồng lâm nghiệp trung ương và vườn thực vật núi luốt.

2. Quy hoạCh hSt tự nhiên

Bảo tồn HST rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới cây la rộng trên núi đất (độ cao dưới 600m) với diện tích khoảng 6.770,53ha phân bố rải rác ở các khu vực hồ Đồng mô, hồ Suối hai, Đầm long;

30 Số 8/2014

trao Đổi & Diễn Đàn

các xã Yên trung, Yên bình, tiến xuân huyện Thạch Thất; các xã Đồng xuân, hòa Thạch huyện quốc oai; xã nam phương tiến huyện chương mỹ với mục đích là bảo vệ và phát triển nguồn gen tự nhiên quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa, duy trì và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng cho tp; trồng và phát triển mới các loài phù hợp với đặc điểm và điều kiện sinh trưởng.

Bảo vệ HST rừng trên núi đa vôi với diện tích là 3.596,32 ha và phát triển thêm 675,86 ha diện tích này đã được quy hoạch trong 3 kbt sinh thái của tp là khu rừng đặc dụng hương Sơn, khu bảo vệ cảnh quan chùa Thầy, khu bảo vệ cảnh quan quan Sơn.

Bảo vệ và phat triển HST rừng hỗn giao tre nứa- gỗ với diện tích khoảng 15,11 ha, phân bố ở khu vực ao vua (phía bắc xã ba vì, huyện ba vì) với mục đích bảo tồn trồng và phát triển, tạo môi trường xanh cho tp, dần thiết lập các vành đai xanh, xóa thế cô lập cho các kbt.

Bảo vệ và phat triển HST trảng cỏ cây bụi nằm trong các kbt đã có hoặc thành lập mới (410,7ha) để phục hồi phát triển thành rừng.

Bảo tồn 100% diện tích HST đất ngập nước trong cac KBT nhằm bảo vệ và phát triển các giống loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao, bảo đảm cân bằng sinh thái. ngoài ra, còn phục vụ mục đích du lịch, nghiên cứu, giáo dục, bvmt sinh thái, điều hòa khí hậu, nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị.

3. nhiÊM Vụ VA giải pháp Chủ yếu

tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích và trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn ĐDSh, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh các kbt.

phân định rõ hệ thống cơ quan và chức năng quản lý nhà nước về ĐDSh. Thực hiện phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương. tăng cường công tác thực thi pháp luật, chế tài xử lý các hành vi vi phạm luật ĐDSh.

xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý của đội ngũ làm công tác bảo tồn ĐDSh các cấp, các ngành của tp.

nghiên cứu, điều chỉnh, hoàn

thiện cơ chế chính sách quản lý bảo tồn ĐDSh. triển khai thí điểm các mô hình hỗ trợ người dân sống hợp pháp trong kbt và vùng đệm nhằm thực hiện hiệu quả quy hoạch ĐDSh. xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng địa phương tham gia thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSh.

Điều tra, xác định các vùng có hSt tự nhiên quan trọng, nhạy cảm, dễ bị tổn thương, bị suy thoái để có kế hoạch bảo vệ và phục hồi. Thực hiện việc quy hoạch chi tiết và thành lập các kbt mới theo quy định của luật ĐDSh.

xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án điều tra, nghiên cứu khoa học làm cơ sở xác định, đề xuất các biện pháp bảo vệ cụ thể đối với từng hạng, loại kbt, cơ sở bảo tồn ĐDSh. tăng cường nghiên cứu sử dụng các phương pháp, công cụ và áp dụng các mô hình mới, đặc biệt là phương pháp tiếp cận dựa vào hSt thích ứng với biến đổi khí hậu trong công tác quản lý các kbt, cơ sở bảo tồn ĐDSh.

xây dựng nội dung, kế hoạch lồng ghép quy hoạch bảo tồn ĐDSh của tp cùng với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển lâm nghiệp, quy hoạch phát triển các ngành có liên quan, kế hoạch hành động ứng phó với bĐkh.

huy động các nguồn lực tài chính để triển khai các chương trình dự án bảo tồn ĐDSh tp hà nội, bao gồm ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. kinh phí ngân sách để thực hiện các dự án ưu tiên đến năm 2030 khoảng 73,5 tỷ đồng.

tăng cường hợp tác với các tỉnh, tp trong cả nước, hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn tài trợ về tài chính và kỹ thuậtn

V Ba đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Ba Vì: núi Vua (1,296 m) núi Tản Viên (1,226 m) và Ngọc Hoa (1,120 m)

31Số 8/2014

trao Đổi & Diễn Đàn

Bảo tồn các loài thú linh trưởng Việt nam:

Cần một kế hoạch tổng thể, dài hạnVƯƠng tiến MạnhTổng cục Lâm Nghiệp

nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa với đặc điểm địa lý, địa hình phức tạp, chia cắt

mạnh mẽ, việt nam là một trong các quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao, trong lớp thú phải kể đến bộ linh trưởng thuộc ba họ khác nhau gồm họ cu li, họ khỉ, họ vượn, với 26 loài và phân loài. trong đó có 5 loài, phân loài đặc hữu gồm voọc cát bà, voọc quần đùi trắng, voọc mũi hếch, chà vá chân xám, khỉ đuôi dài côn Đảo. Thú linh trưởng được xem là những loài chỉ thị cho sức khỏe hệ sinh thái, thước đo của mức độ đa dạng sinh học, đồng thời đóng vai trò quan trọng đối với đời sống văn hóa, tinh thần và khoa học phục vụ con người.

trong thời gian qua, các nhà khoa học việt nam đã phát hiện hai loài linh trưởng là chà vá chân xám (năm 2007) và vượn trung bộ (năm 2010). bên cạnh đó, việt nam đã tăng cường đầu tư, xây dựng và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học trong đó có các loài linh trưởng, với 2,2 triệu ha rừng đặc dụng được thành lập và 30 vườn quốc gia, 114 khu bảo tồn loài và sinh cảnh.

tuy nhiên, các loài linh thú trưởng việt nam đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do các nguyên nhân:

Mất sinh cảnh: hầu hết, các loài linh trưởng đang phải sống trong các sinh cảnh nhỏ hẹp, bị chia cắt như quần thể voọc mũi hếch tại hà giang và tuyên quang, voọc cát bà tại hải phòng, voọc quần đùi trắng tại vân long - ninh bình… ngoài việc mất nơi sống, thiếu nguồn thức ăn, các loài linh trưởng còn có hiện tượng suy thoái nguồn gen do đồng

huyết, cận huyết. bên cạnh đó, chất lượng rừng suy giảm, sự xâm lấn do các hoạt của con người, khả năng lây các bệnh dịch từ con người, nhiễu động nơi sống làm giảm khả năng sinh sản, sống sót của các loài thú linh trưởng.

Nạn săn bắn, buôn ban trai phép cac loài thú linh trưởng gia tăng: Đây là nguyên nhân trực tiếp đẩy nhiều loài linh trưởng đến nguy cơ tuyệt chủng. các loài linh trưởng bị săn bắn, buôn bán nhiều gồm chà vá chân nâu, chà vá chân xám, khỉ đuôi dài, vượn đen má trắng. trong thời gian qua, các lực lượng công an và kiểm lâm đã bắt giữ được một số vụ buôn bán trái phép thú linh trưởng như: 100kg voọc tại bắc cạn (tháng 7/2001); vụ bắt 7 cá thể voọc chà vá chân đen tại vạn linh - khánh hòa (năm 2010); 13 cá thể voọc chà vá chân nâu sấy khô tại Đông giang, quảng nam (tháng 8/2012); vụ vận chuyển 18 cá thể voọc chà vá chân đen sấy khô tại vườn quốc gia bù gia mập (tháng 6/2012)…

Cứu hộ, gây nuôi, tai thả: hiện nay có duy nhất 1 trung tâm cứu hộ các loài thú linh trưởng tại vqg cúc phương được hình thành năm 1993, trung tâm đã cứu hộ trên 260 cá thể, sinh sản thành công 240 cá thể và tái thả lại tự nhiên trên 50 cá thể. các trung tâm cứu hộ khác như Sóc Sơn, củ chi, cát tiên mang tính chất cứu hộ đa loài. các trung tâm cứu hộ này thiếu nguồn nhân lực, trong khi không có một cơ chế tài chính bền

vững, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài trợ nước ngoài. linh trưởng là nhóm thú bậc cao, có tập tính sống phức tạp, rất khó nghiên cứu, tái thả và thực tế khó có một sinh cảnh thích hợp để tái thả tự nhiên.

Để bảo tồn và phục hồi các loài thú linh trưởng, việt nam cần có một kế hoạch hành động quốc gia kịp thời và tổng thể, trong đó tập trung vào các giải pháp: xây dựng khung pháp lý thống nhất và chế tài xử lý nghiêm khắc các hành vi săn bắt, nuôi nhốt, giết mổ, buôn bán trái phép; Thành lập hệ thống trung tâm cứu hộ thú nói chung và linh trưởng nói riêng; quy hoạch hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn, trong đó ưu tiên cho các khu bảo tồn thú linh trưởng; tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, trong đó, ưu tiên, đặt hàng các nghiên cứu về phân bố, tập tính, bảo tồn; cần xây dựng các vùng cấm các hoạt động con người nhằm đảm bảo nơi sống cho các loài linh trưởng; tổ chức tuyên truyền rộng rãi, bảo vệ linh trưởng, đặc biệt nhắm đến đối tượng săn bắn, tiêu thụ thú linh trưởng; cần có quy định cụ thể quản lý các loại dụng cụ súng, bẫy săn; phát triển các mô hình du lịch sinh thái bền vững và khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia, đặc biệt là các hoạt động tham quan, tìm hiểu về động vật hoang dã, mang tính giáo dục về bvmt; Đồng thời xây dựng một cơ chế tài chính bền vững cho bảo tồn các loài thú linh trưởngn

V Chà va chân đỏ V Voọc chà va sấy khô bắt giữ tại Đông Giang, Quảng Nam

32 Số 8/2014

trao Đổi & Diễn Đàn

Cần xây dựng khu dự trữ sinh quyển - "Phòng thí nghiệm học tập" cho phát triển bền vững tại Việt NamgS. tS. nguyễn hoAng tRITổng thư ký Ủy ban quốc gia chương trình Con người và sinh quyển (UNESCO)

khu dự trữ sinh quyển thế giới (DtSq) là danh hiệu do uneSco trao tặng cho các

khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú, đa dạng. ý tưởng xây dựng khu DtSq - phòng thí nghiệm học tập cho phát triển bền vững (ptbv) tại việt nam nhằm giải quyết một trong những vấn đề thực tiễn quan trọng nhất mà con người đang đối mặt hiện nay, đó là tạo sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSh), các nguồn tài nguyên thiên nhiên với sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, duy trì các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Đây là phòng thí nghiệm sống cho việc nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và giám sát các hệ sinh thái, đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, quốc gia và quốc tế.

ChứC nĂng Khu DtSQ VA ptbV

khu DtSq thường được quy hoạch thành ba vùng: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp. một khu DtSq có thể có một hoặc nhiều vùng lõi, đó là các khu vực dành riêng cho bảo tồn ĐDSh, các hoạt động giám sát, nghiên cứu, giáo dục, tác động tối thiểu tới các hệ sinh thái. các vùng đệm thường bao quanh vùng lõi, phát triển kinh tế trên cơ sở bền vững sinh thái, như du lịch môi trường, giáo dục môi trường. vùng chuyển tiếp phía ngoài cùng thực hiện các mô hình phát triển kinh tế, nông nghiệp bền vững, đồng thời cũng là nơi gặp gỡ và làm việc của các nhà khoa học, cán bộ quản lý, các

thành phần kinh doanh, hoạt động văn hóa... nhằm quản lý và ptbv nguồn lợi của khu DtSq.

cơ sở lý luận cho việc xây dựng khu DtSq thành mô hình ptbv được thể hiện trong chương trình nghiên cứu đa quốc gia về con người và Sinh quyển (mab), với cách tiếp cận cơ bản "con người là một phần của sinh quyển", là "công dân sinh thái". Theo đó, chức năng của khu DtSq phải thể hiện các yếu tố cơ bản trong giáo dục vì ptbv; đóng góp vào bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ sinh thái và duy trì ĐDSh (chức năng bảo tồn); tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu và giám sát, giáo dục và trao đổi thông tin giữa các địa phương, quốc gia và quốc tế về bảo tồn và ptbv (chức năng hỗ trợ) và kết hợp chặt

chẽ giữa bvmt và phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân. Đây là nhân tố cơ bản, đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn (chức năng phát triển).

các khu DtSq tạo cơ hội ứng dụng những nguyên tắc ptbv vào cuộc sống của người dân địa phương, đồng thời giúp họ hiểu được những tác động mà hành vi và thái độ của mình có thể gây ra. các khu DtSq sẽ góp phần thực hiện 15 nội dung cơ bản của giáo dục vì sự ptbv, đặc biệt là các nội dung về môi trường như:

Nguồn tài nguyên thiên nhiên (nước, năng lượng, nông nghiệp và ĐDSH): các khu DtSq thể hiện mối quan hệ với các vấn đề bảo tồn thiên nhiên và kinh tế, xã hội, giúp cho người học áp dụng những phương pháp mới trong bảo vệ các nguồn

V KDTSQ thế giới Cat Bà là mô hình mẫu cho sự PTBV

33Số 8/2014

trao Đổi & Diễn Đàn

tài nguyên thiên nhiên của thế giới, những thứ thiết yếu cho sự phát triển và sống còn của con người.

Thay đổi khí hậu: cần có những biện pháp để giảm thiểu những nguy hại đối với bầu khí quyển và kiểm soát những tác động có hại của hiện tượng thay đổi khí hậu.

Chuyển đối cơ cấu nông nghiệp nông thôn: các hoạt động giáo dục ở khu DtSq đều gắn với nhu cầu cụ thể về kỹ năng và năng lực, nắm bắt các cơ hội kinh tế, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư nông thôn. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu nạn thất học, bỏ học, mù chữ và bất bình đẳng giới trong giáo dục.

Đô thị hóa bền vững: việc phát triển các khu DtSq sẽ giảm bớt sự căng thẳng của các thành phố đang đối diện với xu thế toàn cầu hóa và làm tăng vị thế của các thành phố. qua đó, nắm bắt những cơ hội thực hiện tiến bộ kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường ở địa phương, quốc gia và quốc tế.

Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: các khu DtSq góp phần giảm nhẹ thiên tai ở những nơi mà cộng đồng dân cư đang phải gánh chịu hay bị đe dọa. kinh nghiệm cho thấy, những tác động tích cực của giáo dục đối với việc giảm nhẹ nguy cơ thảm họa, thiên tai. ví dụ như, trẻ em biết cách đối phó trong trường hợp có lũ lụt, các nhà lãnh đạo học cách cảnh báo kịp thời cho nhân dân và toàn thể xã hội đề phòng trong trường hợp có thiên tai xảy ra. kiến thức phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đã cung cấp cho xã hội những chiến lược và phương pháp tự cứu và giảm thiểu rủi ro. khu DtSq mang lại một tư duy mới về khoa học bảo tồn và cho thấy mối quan hệ hài hòa.

Khu DtSQ - "phòng thI nghiÊM họC tập" Cho ptbV

khái niệm "phòng thí nghiệm học tập" cho ptbv được nêu tại hội nghị toàn thể lần thứ 19

(tháng 10/2006) của hội đồng Điều phối quốc tế (icc) các khu DtSq tại chương trình con người và Sinh quyển (mab). các khu DtSq được coi như các "phòng thí nghiệm" kiểm tra những sáng kiến bền vững trong việc điều phối các hoạt động kinh tế, môi trường và xã hội. Sau đó những kinh nghiệm này sẽ được chia sẻ và nhân rộng trên phạm vi cả nước, nhằm tìm ra các giải pháp và áp dụng hiệu quả. Đây là một cách nói ẩn dụ. nếu coi khu DtSq là "phòng thí nghiệm" thì các ý tưởng kết hợp hài hòa "bảo tồn để phát triển" và "phát triển để bảo tồn" là các "chất thí nghiệm".

ý tưởng bảo tồn tốt vùng lõi (các vườn quốc gia, khu di sản, công viên địa chất hay các khu bảo tồn thiên nhiên) sẽ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch về cội nguồn… ngược lại, các hoạt động kinh tế ở các vùng đệm và chuyển tiếp sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo các nguồn thu từ phí và thuế môi trường, đóng góp cho công tác bảo tồn.

nếu ptbv là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai thì khu DtSq sẽ là mô hình cho sự phát triển này.

xây dựng khu DtSQ- mô hình ptbV tại Việt nam

Mô hình Khu DtSQ - phòng thí nghiệm học tập cho ptbV

34 Số 8/2014

Điều này hoàn toàn phù hợp với chương trình nghị sự 21 của Đảng và chính phủ về các giải pháp ptbv đất nước, trong đó nhấn mạnh quyền lợi và trách nhiệm của mọi người dân đối với vấn đề môi trường và khẳng định quan điểm phát triển theo phương thức đảm bảo kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bvmt.

khu DtSq đang là mô hình ptbv trong các nước phát triển như chlb Đức, pháp, tây ban nha... mặc dù, việt nam mới hội nhập mạng lưới các khu DtSq thế giới, nhưng đã áp dụng những tiên tiến, cách tiếp cận hiệu quả để góp phần xây dựng các khu DtSq của việt nam như những mô hình ptbv trong tương lai.

hiện tại, việt nam có 8 khu DtSq thế giới được uneSco công nhận: (cần giờ, cát tiên, cát bà, châu thổ sông hồng, kiên giang, tây nghệ an, cù lao chàm - hội an, mũi cà mau). việt nam cần xây dựng các khu DtSq- phòng thí nghiệm học tập cho ptbv, nhằm kết hợp hài hòa giữa phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường:

PTBV về môi trường: Song song với việc bảo tồn nghiêm ngặt ở các vùng lõi, cần có chính sách và hướng dẫn khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ tính ĐDSh.

PTBV về kinh tế: Đầu tư có hiệu quả vùng đệm, vùng chuyển tiếp và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định trong một thời gian dài.

PTBV về văn hóa - xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, xóa đói giảm ghèo, tăng phúc lợi

xã hội, duy trì công bằng xã hội, bảo vệ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.

ba lĩnh vực trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện và tác động lẫn nhau trong việc thực hiện chức năng của khu DtSq. Do đó, tùy theo điều kiện cụ thể và trong từng thời điểm nhất định, có thể ưu tiên lĩnh vực này hay lĩnh vực kia, nhưng phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa ba mặt đó trong mỗi thời kỳ và trong suốt quá trình phát triển theo yêu cầu của ptbvn

V Khu DTSQ thế giới Cù Lao Chàm được xem như "Phòng thí nghiệm học tập cho sự PTBV" mang lại một tư duy mới về khoa học bảo tồn

LÂM đồng: phê duyệt Dự án xây dựng bãi rác mới tại Di linh

Quảng ngãi: tăng cường công tác bvmt

ubnD tỉnh lâm Đồng đã phê duyệt Dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải

rắn, diện tích 3,2 ha, tại khu vực cầu 4, xã gung ré, huyện Di linh. Theo thiết kế, bãi rác gồm 4 phân khu chính: hệ thống thu gom rác; hệ thống chôn lấp; hệ thống xử lý nước, khí thải và hệ thống đường nội bộ, nhà điều hành. Dự án được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước với 23 tỷ đồng, được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 (từ nay đến năm 2020), giai đoạn 2 (từ năm 2021 đến năm 2025) và giai đoạn 3 (từ năm 2026 đến năm 2030). Dự kiến bãi rác sẽ đưa vào hoạt động từ quý 4/2014. Anh tuấn

thực hiện nghị quyết số 41/nq-tW của bộ chính trị

về bvmt; chỉ thị số 29/ct của ban bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, quảng ngãi đã tổ chức 450 phong trào, hoạt động về bvmt; phát hành 50.000 tờ rơi, 2.500 poster tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bvmt… từ năm 2007 đến nay, 14 hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án trên địa bàn tỉnh đã được bộ

tn&mt thẩm định, phê duyệt; 179 hồ sơ đã được Sở tn&mt thẩm định và trình ubnD tỉnh phê duyệt; 11 dự án được cấp giấy xác nhận đã thực hiện các công trình, biện pháp bvmt; 556 hồ sơ được xác nhận đã thực hiện cam kết bvmt.

từ năm 2011 - 2013, Sở tn&mt đã thực hiện 26 cuộc thanh, kiểm tra tại 26 tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh và ra quyết định xử phạt một số cơ sở có hành vi vi phạm pháp luật về bvmt với tổng số tiền 750 triệu đồng. hƯƠng tRần

trao Đổi & Diễn Đàn

35Số 8/2014

giải pháp & công nghệ xanh

Đề xuất giải pháp xử lý nước rác phù hợp với điều kiện Việt NamgS. tS.tRần hiếu nhuÊ Viện Kỹ thuật nước và Công nghệ Môi trường (IWEET)ThS. LƯƠng ngọC KhánhCục Hạ tầng Kỹ thuật - Bộ Xây dựng

nước rác hay nước rỉ rác là nước bẩn thấm qua lớp rác của các ô chôn lấp, kéo theo

các chất ô nhiễm từ rác chảy vào tầng đất ở dưới bãi chôn lấp (bcl). nước rác có mặt tích cực và tiêu cực cho hoạt động của bcl. nước cần cho một số quá trình hóa học và sinh học diễn ra khi phân hủy rác hữu cơ. tuy nhiên, nước có thể làm xói mòn đất và thấm trong tầng nước ngầm hay chảy vào nguồn nước mặt, gây ô nhiễm nguồn nước.

nước rác được hình thành trong quá trình chôn lấp vận hành bãi rác với nhiều nguồn khác nhau như: nước sinh ra do quá trình sinh hóa phân hủy các chất hữu cơ; mực nước ngầm có thể dâng lên và rỉ qua các vách của ô chôn rác; nước từ các khu vực khác chảy qua có thể thấm vào rác; nước mưa rơi xuống khu

vực chôn lấp rác trước khi phủ đất và trước khi ô rác đóng lại; nước mưa rơi xuống khu vực bcl sau khi ô rác đầy.

1. CÔng nghÊ xử Lý nƯƠC RáC (xLnR) tRên thế giƠi

hiện nay, trên thế giới đang áp dụng 2 công nghệ xlnr, đó là:

V Hình 1. Cấu hình màng và modul lọc cac loạiMembrane system bay Kubota= Hệ thống màng do Kubota chế tạoFlat-sheet membranes=Cac tấm màng lọcMembranes rack = Hộp đặt cac tấm màng (nhìn bên ngoài)

V Hình 2. Sơ đồ thu gom, XLNR bằng công nghệ thấm lọc tại BCL TP. Vancouver, Canađa

Chú thích: Vancouver Landfill = BCL chất thải rắn tại Van-cu-vơ;Leachate Containment & Collection System = XLN rac và hệ thống thu gom.Interim cover = Lớp phủRefuse = Lớp racDemolition layer = Lớp phân hủy nước racPeat = Lớp than bùnSilty Clay = Lớp a catSand = Lớp catPerimeter dich = Mương bao quanhInner dich = Mương trong (nước rac); Outer dich = Mương ngoàiThe higher outer dich creates a positives gradient which containes leaches in the innerdich = Mương ngoài cao hơn sẽ tạo ap lực dương so với mương trong chứa nước rac.

36 Số 8/2014

công nghệ, kỹ thuật vật lý, cơ lý và hóa học áp dụng các quy trình điều hòa, tuyển nổi, lọc cát truyền thống, lọc màng (hình 1) bao gồm: Sử dụng màng vi lọc, (mF), tới cỡ hạt 0,1 µm, siêu lọc (uF: lọc tới cỡ hạt 0,01 µm) để lọc nước rác, sau đó cho nước rác đã được xử lý thẩm thấu ngược (ro), cuối cùng xử lý lọc nano (nF), trung hòa, keo tụ kết tủa, trao đổi iôn, ôxy hóa nâng cao bằng ôzôn, fentôn, hấp phụ các thành phần còn lại của nước rác. mỗi loại hình công nghệ, đều có ưu nhược điểm nhất định về các khía cạnh xây dựng, lắp đặt và vận hành nên trong quá trình nghiên cứu khả thi và dự án đầu tư cụ thể, người thiết kế phải so sánh về vốn đầu tư và chi phí vận hành để lựa cho công nghệ phù hợp.

công nghệ, kỹ thuật sinh học áp dụng quy trình kỵ khí uaSb, aF, hiếu khí anoxic, hiếu khí (aao, ao) để xử lý rác, sau đó đưa lượng nước rác qua bể phản ứng màng sinh học chuyển động (mbbr), bể phản ứng màng sinh học theo mẻ (Sbbr) để lọc, cuối cùng nước rác được đưa vào hồ sinh học hoặc với bãi lọc ngầm trồng cây (hình 2).

2. thAnh phần tInh Chất nƯƠC RáC VA CÔng nghÊ áp Dụng xLnR tại ViÊt nAM

2.1. Kết quả nghiên cứu thành phần, tính chất nước rác ở Việt Nam

từ những năm 1990 - 1995, vấn đề xử lý ô nhiễm nước rác đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Điển hình là những nghiên cứu của viện khoa học và kỹ thuật môi trường, trường Đại học xây dựng (ceFtia); viện công nghệ môi trường - viện khoa học và công nghệ việt nam… kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần nước rác hữu cơ (boD, coD) và nitơ (t-n, nh3) rất cao ở các bcl rác mễ trì, Thành công, Thủ lệ (hà nội) và bãi rác Đông Thạnh (tp. hcm) (bảng 1); khu xử lý chất thải thị trấn quất lâm huyện giao Thủy, tỉnh nam Định (bảng 2).

bảng 1. Thành phần tính chất nước rác bCL nam Sơn và đông Thạnh tp. hCM

THàNH PHầN ĐơN Vị BCL NAM SơN* BCL ĐÔNG THạNH**

pH 5,3 - 8,3 6,16

COD mg/l 3 000 - 45 000 54 557

BOD mg/l 2 000 - 30 000 42 478

TSS mg/l 200 - 1 000 1 560

VSS mg/l 326 1 180

EC /TDS ms/cm/ mg/l 17,43/ - - / 18 640

NH4+ mg/l 10,32 -

NO2- / N- NO2

- mg/l 12/ - / 0,024

NO3- / N- NO3

- mg/l 0,148/ - / 1,15

Cl- mg/l - 4 300

SO43- mg/l - 1 216

PO43- mg/l - 39,130

PTC mg/l 43,35 -

Độ cứng tổng cộng mgCaCO3/l - 8 400

Độ cứng canxi mgCaCO3/l - 6 200

As mg/l - 0,18

Cd mg/l Vết 0,02

Cr mg/l Vết 4,1

Cu mg/l - 0,2

Pb mg/l 1x10 -4 1,05

Hg mg/l - 0,0011

Ni mg/l Vết 0,05

Zn mg/l - 1,7

Tổng Coliform MPN/100ml 150X 104

Nguồn : * Hướng dẫn vận hành trạm XLNR Nam Sơn ** CENTEMA 5-2000

bảng 2. Thành phần nước rác tại Khu xử lý chất thải thị trấn Quất Lâm, huyện giao Thủy, tỉnh nam định

STT TÊN CHỉ TIÊU ĐơN VịKẾT qUẢ

MIN MAX

1 pH - 7,2 8,2

2 Độ dẫn ms/cm 5,05 11,3

3 Độ kiềm mgHCO3-/L 384 689

4 TDS mg/L 3617 7153

5 SO 4-2 mg/L 127,9 441

6 NH4

+ mgNH4

+/L 13,5 197

7 NO3

- mgNO3

-/L 0,4 3,4

8 CODCr (KL) mgO2/L 221 2382

9 CODCr

mgO2/L 117 1304

10 TSS mg/L 18 155

11 N tổng mg/L 17,9 236

12 P tổng mgP/L <0,1 7,8

13 BOD5

mgO2/L 46 513

14 Độ màu Pt-Co - 178 712

15 BOD5/COD - 0,048 0,368

giải pháp & công nghệ xanh

37Số 8/2014

giải pháp & công nghệ xanh

qua kết quả nghiên cứu trên, các chuyên gia đã đưa ra các đánh giá cụ thể như sau: hiện nước ta chủ yếu áp dụng phương pháp chôn lấp rác, làm compost, đốt hay tạo viên đốt thu hồi năng lượng… tuy nhiên các phương pháp này đều chưa xử lý được nước rác. Do đó, mức độ ô nhiễm của nước rác ở các đô thị việt nam cao và phức tạp.

những đô thị không phân loại và thu hồi những vật liệu có thể tái chế, tái sử dụng, nhất là những chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học mà đưa đi chôn lấp toàn bộ sẽ làm lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, không khí.

ngoài ra, việc vận hành bcl, kể cả bcl hợp vệ sinh nhưng thực hiện không đúng quy cách cộng với điều kiện thời tiết khí hậu của việt nam đã ảnh hưởng rất lớn đối với thành phần tính chất nước rác, gây nhiều khó khăn cho việc lựa chọn công nghệ phù hợp để xlnr.

2.2. Một số công nghệ XLNR đã được áp dụng tại Việt Nam

hiện các trạm xlnr ở việt nam chủ yếu áp dụng mô hình hóa học, hóa lý, sinh học (ceen) của công ty minh Đức, với quy trình khép kín, nước rác sẽ được đưa vào hồ sinh học sau đó bơm qua hệ thống xử lý hiếu khí bằng bể aêrôten với bùn

hoạt tính, kết hợp thiếu khí (anôxic) và thổi khí loại bỏ nh3, sau đó đưa vào hồ ổn định và xả ra ngoài. có thể kể đến 2 trạm xlnr điển hình là:

trạm xlnr tại bcl gò cát (tp. hcm) được các chuyên gia hà lan phối hợp cùng việt nam xây dựng, với công nghệ hiện đại và tiên tiến, chi phí xây dựng khoảng hơn 1 tiệu uSD vào năm 2003. công nghệ xử lý bao gồm: bể thu trạm bơm uaSb kết hợp loại bỏ canxi xử lý hiếu khí bằng bể aêrôten với bùn hoạt tính lắng hồ sinh học. nhìn chung chất lượng sau xử lý đạt tương đối tốt (bảng 3).

trạm xlnr tại bcl kiêu kỵ (gia lâm-hà nội): Dự án do xí nghiệp môi trường Đô thị, huyện gia lâm làm chủ đầu tư, đang trong giai đoạn vận hành thử công trình xlnr công suất 150 m3/ngày. nước rác được xử lý sau đó đưa ra hồ sinh học hai bậc, với làm thoáng nhân tạo, trong hồ có trồng bèo lục bình (bèo tây). kế quả cho thấy, hiệu quả xử lý tốt. chỉ tiêu coD của nước đầu ra dưới 100 mg/l.

3. đỀ xuất giải pháp xLnR phù hợp VƠi điỀu KiÊn ViÊt nAM

Một là, việt nam cần khảo sát, nghiên cứu đánh giá sự hình thành nước rác trong điều kiện cụ thể từng địa phương, vùng miền; Dự đoán, tính toán cụ thể khối lượng hình thành nước rác và đặc điểm, mức độ ô nhiễm hay nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rác.

Hai là, xác định và lựa chọn nguồn tiếp nhận nước rác sau xử lý (xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận; xả ra mạng lưới thoát nước thải và xử lý chung với nước thải sinh hoạt đô thị). việc lựa chọn này phải phù hợp với điều kiện của địa phương.

Ba là, nên áp dụng các loại hình công nghệ phù hợp, thân thiện với môi trường như: công nghệ tuyển nổi, lắng; công nghệ lọc (lọc cát truyền thống, lọc màng theo modul, vi lọc, lọc nano); công nghệ keo tụ, ôxy hóa nâng cao; công nghệ hiếu khí, kỵ khí hay kỵ khí - hiếu khí kết hợp, các loại hình như uaSb, lọc kỵ khí, Sbr, hồ sinh học các loại…; Sử dụng em và các loại hóa chất thông dụng để xlnr; Sử dụng công nghệ lọc hấp phụ, ro và các loại hình công nghệ, kỹ thuật khác... Đối với các bãi chôn lấp nhỏ, lượng nước rác tạo thành không nhiều thì hồ sinh học có làm thoáng nhân tạo kết hợp trồng thực vật là phù hợp. Đối với các khu liên hợp và bcl lớn, đòi hỏi công nghệ xlnr rất phức tạp bao gồm công nghệ sinh học kỵ khí kết hợp hiếu khí cùng với xử lý hóa học, vật lý và cuối cùng là hồ sinh họcn

bảng 3. Chất lượng nước qua từng công trình của trạm xử lý gò CátTHÔNG Số SAU Hồ TIẾP NHậN SAU UASB SAU SBR Hồ SINH HọC

PH 5,8 - 6,8 7,5 - 7,7 7,5 - 7,9 7,2 - 7,8COD 2,650 - 6,850 1.810 - 2,230 550 - 780 56 - 71

Tổng N 225 - 586 152 - 356 88 - 165 12 - 22Tổng P 33 - 42 19 - 23 12 - 19 0,5 - 0,6

V Hình 3. Trạm XLNR tại BCL Kiêu Kỵ

38 Số 8/2014

Tăng cường rừng ngập mặn góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đầm phá ven biển của tỉnh Thừa Thiên - Huế

rú chá là khu rừng ngập mặn ven phá tam giang, thuộc xã hương phong, huyện

hương trà, tỉnh Thừa Thiên - huế, có tổng diện tích 4,6 ha, gồm 3 rú: rú trên 0,8 ha, rú giữa 3,0 ha và rú dưới 0,85 ha. cây ngập mặn tập trung chủ yếu ở rú giữa và phân bổ rải rác ở rú trên và rú dưới, gồm các loài giá, ngọc nữ biển, cỏ gấu biển, bời lời nhớt, quao, đước vòi, sú, vẹt khang, trà hoa vàng, ô rô trắng.

rú chá có hệ sinh thái độc đáo, có giá trị văn hóa lịch sử, đồng thời là "tấm bình phong" bvmt cho cả khu vực và là nơi ươm ấu trùng thủy sản, là sân chim của vùng cửa sông hương - Thuận an. mặc dù đóng vai trò, giá trị quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa và bvmt, nhưng diện tích rú chá ngày nay đã bị thu hẹp khá nhiều, hiện chỉ còn 4,65 ha. nguyên nhân chủ yếu là do những tác động thiếu hợp lý của con người như: khai thác cây ngập mặn để làm chất đốt; lấy đất làm ao nuôi thủy sản, xây dựng hệ thống đê bao ngăn mặn... Sự suy giảm diện tích rú chá đã dẫn đến suy giảm nghiêm trọng về đa dạng sinh học (ĐDSh): Số lượng loài chim di cư ít hơn đáng kể, nguồn lợi thủy sản cũng suy giảm, đồng thời làm gia tăng khả năng bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu (bĐkh) do khu vực này là vùng thấp trũng, ở sát ngay cửa biển Thuận an và phá tam giang. hàng năm vào mùa lụt, bão, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền, gây xói lở nhiều vùng đất ven biển, ven phá; xói lở nhiều ao

nuôi thủy sản, các tuyến đường giao thông; gây gãy đổ nhà cửa, cây cối, hoa màu làm thiệt hại nhiều tài sản của nhà nước và người dân.

trong bối cảnh đó, hướng tới mục tiêu bảo tồn đa dạng khu vực cũng như góp phần giảm thiểu và thích ứng bĐkh, cải thiện sinh kế bền vững cho người dân cộng đồng, từ năm 2012, WWF - việt nam đã đề xuất Dự án: tăng cường rừng ngập mặn nhằm góp phần thích ứng với bĐkh và bảo tồn ĐDSh vùng đầm phá ven biển của tỉnh Thừa Thiên - huế. Dự án được thực hiện để tăng thêm diện tích rừng ngập mặn; nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương, cộng đồng về tầm quan trọng của rừng ngập mặn và xây dựng phương thức nuôi thủy sản thân thiện với môi trường.

Sau hai năm triển khai Dự án, hơn 23.000 cây ngập mặn đã được trồng, trong đó hơn một nửa được trồng tại các ao nuôi thủy sản nhằm

giúp thanh lọc nước, cung cấp môi trường sống lý tưởng cho các loài thủy sinh như cá, tôm, cua, do đó mang lại nguồn thực phẩm cũng như cơ hội nghề nghiệp cho cộng đồng địa phương. cũng trong khuôn khổ Dự án, 300 người dân đã được đào tạo về trồng và quản lý rừng ngập mặn; 400 hộ dân được giúp đỡ cải thiện quản lý nuôi trồng thủy sản thông qua áp dụng các mô hình nuôi trồng thủy sản sinh thái. trong thập kỷ tới, khi các cây ngập mặn trưởng thành, khu rừng mở rộng này sẽ là lá chắn bảo vệ tự nhiên cho cộng đồng khỏi các cơn bão lũ.

Dự án cũng thực hiện một chương trình nâng cao nhận thức trong đó giúp người dân hiểu được giá trị cây ngập mặn và làm thế nào để chăm sóc và quản lý rừng ngập mặn mới. từ đó, họ sẽ chủ động đầu tư vào duy trì rừng ngập mặn và giúp chúng phát triển. tS. văn ngọc Thịnh, giám

V Trồng cây tại rừng ngập mặn Rú Cha

giải pháp & công nghệ xanh

39Số 8/2014

giải pháp & công nghệ xanh

đốc WWF-việt nam chia sẻ "với những thay đổi lạc quan của người dân trong nhận thức về khái niệm chia sẻ lợi ích và quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng, đồng thời cũng tham khảo các dự án quốc tế hiệu quả khác, chúng tôi xây dựng Dự án để người dân không chỉ đóng vai trò là người tham gia mà còn là chủ nhân của Dự án. với mô hình này, Dự án sẽ đảm bảo được tính bền vững".

Đặc biệt, Dự án có sự kết hợp giữa mô hình tổ chức phi chính phủ (WWF) - Doanh nghiệp (microsoft) - cộng đồng. ngoài việc thực hiện Dự án, nhà tài trợ microsoft đang tiến hành triển khai chương trình "tái chế điện thoại, trồng một cây xanh". Theo chương trình này, với mỗi một điện thoại không sử dụng được mang tới điểm thu gom, microsoft sẽ trồng thêm một cây cho rừng ngập mặn. ngoài ra, người tham gia sẽ có một cây ngập mặn đặt theo tên mình trong chương trình "tái chế điện thoại, trồng một cây xanh"

việc phục hồi rừng ngập mặn giúp bảo vệ các khu vực dễ tổn thương khi có thiên tai, bão lũ, thích ứng và giảm thiểu tác động của bĐkh, duy trì ĐDSh trong khu vực có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần phát triển kinh tế cộng đồng bền vững thông qua việc cải thiện môi trường dài hạn. nAM ViÊt

biến bùn đỏ thAnh nguyên LiÊu Sản xuất thép VA gạCh xốp

Đề tài "nghiên cứu công nghệ sản xuất thép và vật liệu không nung

từ bùn đỏ trong quá trình sản xuất alumin tại tây nguyên" của viện hóa học (viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam) thực hiện đã thu được kết quả khả quan, mở ra hướng đi mới trong việc tận dụng nguồn nguyên liệu tái tạo, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

bùn đỏ khai thác bô xít là tác nhân gây độc hại với môi trường, nhưng trong bùn đỏ còn chứa một hàm lượng sắt khá cao, nhất là Fe 203 đạt từ 46 - 53%... thuận lợi cho việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ để sản xuất gang, thép.

Sau hơn 2 năm nghiên cứu (từ 2010 - 2012), với sự hợp tác của công ty cp Thép Thái hưng, nhóm nghiên cứu đã từng bước nâng trọng lượng mỗi mẻ

thử nghiệm từ 1 tấn, 2,5 tấn, 5 tấn rồi 10 tấn. qua từng mẻ, công nghệ được điều chỉnh, hiệu suất thu hồi sắt không ngừng tăng lên, đặc biệt, mẻ chạy thử 200 tấn vào cuối tháng 3/2014, hiệu suất thu hồi sắt đạt trên 70%. Theo đó, bước đầu đã sản xuất được một lượng sắt xốp làm nguyên liệu cho sản xuất thép và hàng nghìn cân xỉ sử dụng cho sản xuất clanhke và vật liệu xây dựng không nung. hồng CẩM

ứng Dụng CÔng nghÊ Sinh thái VAo CAnh táC LúA

mô hình áp dụng công nghệ sinh thái vào canh tác lúa (bằng cách

trồng một số loài hoa như hoa cúc, hoa mặt trời, cẩm tú, xuyến chi… trên bờ các ruộng lúa) đang được nhân rộng tại tỉnh hậu giang.

tính ưu việt của mô hình là mùi thơm của các loài hoa sẽ thu hút các loài

ong ký sinh, nhện, một số loại sâu và côn trùng gây hại cho hoa màu. từ đó, dịch hại rầy nâu và sâu bệnh trên ruộng lúa giảm đến 70%, giúp người dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vừa giảm chi phí, vừa góp phần bvmt và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

hiện tỉnh đã triển khai thực hiện 6 mô hình, trong đó, Thị trấn bảy ngàn là một trong những địa phương tiên phong thực hiện mô hình này. Đến nay, thị trấn đã thu hút được sự tham gia của trên 160 hộ dân với trên 30% diện tích trồng lúa. Thời gian tới, tỉnh sẽ chi 80 triệu đồng để hỗ trợ nhân rộng thêm 3 mô hình tại các huyện vị Thủy, châu Thành a, tp. vị Thanh.. thu hằng

40 Số 8/2014

Nâng cao năng lực về sản xuất sạch hơn và quản lý chất thải cho các doanh nghiệp Việt Nam

trong những năm qua công tác triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn (SxSh) tại

việt nam đã có được những thành công đáng kể. tuy nhiên hiện nay, việc triển khai SxSh tại các doanh nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại do nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của SxSh còn nhiều hạn chế. việc tuyên truyền phổ biến SxSh cũng như triển khai các mô hình trình diễn kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. nhiều doanh nghiệp chưa áp dụng phương thức sản xuất bền vững để nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để khắc phục tình trạng trên, phòng Thương mại và công nghiệp việt nam (vcci) đã triển khai " Dự án đào tạo SxSh và quản lý chất thải cho các doanh nghiệp việt nam". Thời gian thực hiện Dự án từ tháng 8/2012 đến tháng 4/2014. Dự án do công ty tnhh Dow chemical tài trợ về tài chính, đồng thời giám sát tổng thể quy trình thực hiện; trung tâm môi trường và Sản xuất sạch thuộc bộ công Thương hỗ trợ về kỹ thuật và cung cấp những chuyên gia đào tạo cho các chương trình tập huấn về SxSh tại các địa phương.

mục tiêu của Dự án nhằm nâng cao năng lực (trình độ, kỹ năng, tiêu chuẩn, quy trình, nguyên tắc) về SxSh và quản lý chất thải (qlct) cho các doanh nghiệp việt nam; hỗ trợ áp dụng quy trình SxSh và quản lý chất thải trong thực tiễn vận hành doanh nghiệp.

trong khuôn khổ hoạt động của Dự án, 23 khóa tập huấn đã được tổ chức tại các tỉnh, thành phố (hà nội, hải phòng, vĩnh phúc, Thanh hóa, Thái nguyên, Đà nẵng, huế, bình Định, phú Yên, nha trang, hồ chí minh, vũng tàu, cần Thơ, long an, kiên giang…), thu hút gần 1.511 Dn tham gia, với 1.621 học viên chủ yếu

là doanh nghiệp trong các nghành công nghiệp tạo ra nhiều chất thải, gây ô nhiễm cao như than, điện xăng gas, xi măng, nhựa cao su, dệt may…

qua chương trình tập huấn các doanh nghiệp đã được giới thiệu cách tiếp cận, áp dụng kỹ thuật SxSh và quản lý chất thải vào thực tiễn sản xuất kinh doanh, qua đó giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó, ngăn ngừa và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng, tái sử dụng nguyên liệu trong sản xuất và giảm các tác động về môi trường… các doanh nghiệp cần áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm, dịch vụ nhằm giảm thiểu rủi ro. cụ thể, đối với quá trình sản xuất, SxSh bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. Đối với sản phẩm, SxSh bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ. với dịch vụ, SxSh đưa các yếu tố về môi trường vào trong

thiết kế và phát triển dịch vụ.ngoài ra, Dự án còn tư vấn và

hướng dẫn các phương pháp áp dụng SxSh phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, với chi phí đầu tư ít; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về sản xuất, tiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng, nước và các dạng chất thải một cách có hệ thống, đổi mới và cải tiến công nghệ theo hướng tốt hơn và sạch hơn.

một số hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức về SxSh cũng được Dự án thực hiện như sản xuất video clip về SxSh; xây dựng website phổ cập rộng rãi các kiến thức về SxSh; phát hành và cung cấp hơn 3.000 poster và tờ rơi về Dự án cho các nhà máy…

Đánh giá các kết quả đạt được của Dự án cho thấy, bước đầu đã xây dựng hệ thống kiến thức, trình độ, kỹ năng về SxSh và quản lý chất thải cho các doanh nghiệp; thu hút doanh nghiệp tham gia SxSh ngày càng tăng. tuy nhiên, vẫn còn một số điểm hạn chế được coi là rào cản trong việc áp dụng SxSh cụ thể: việc tuân thủ các quy định về bvmt của

V Cac doanh nghiệp tham gia SXSH sẽ thu được nhiều lợi ích về sử dụng nhiên liệu hiệu quả và giảm thiểu cac tac động về môi trường

môi trường & Doanh nghiệp

41Số 8/2014

môi trường & Doanh nghiệp

một số doanh nghiệp còn kém; nhiều cơ sở sản xuất còn chưa thật sự quan tâm bvmt. Đồng thời, nhiều nguồn lực đầu vào sản xuất (nguyên liệu, năng lượng, nước và nhân công) của chúng ta còn quá rẻ so với nhiều nước nên các doanh nghiệp chưa nhìn nhận được tầm quan trọng của việc tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. bên cạnh đó, nhận thức về lợi ích của doanh nghiệp về SxSh chưa đầy đủ và đúng đắn. nhiều doanh nghiệp chưa quán triệt quan điểm người gây ô nhiễm phải trả tiền và có tâm lý chờ sự hỗ trợ của nhà nước trong việc áp dụng SxSh.

mặt khác, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu trong kiểm soát và hạch toán nội bộ dẫn đến việc chưa lượng hóa được chi phí mất đi theo chất thải. Do vậy không nhận thấy sự cần thiết áp dụng SxSh để giảm chất thải đồng thời giảm chi phí sản xuất. việc phổ biến SxSh thường dựa trên mạng lưới các nhà tư vấn, trong khi nước ta thiếu các chuyên gia SxSh chuyên ngành. cuối cùng là rào cản mang tính quản lý bao gồm: văn hóa doanh nghiệp; sự phù hợp của SxSh đối với phương thức quản lý của việt nam và kỹ năng quản lý của các chủ doanh nghiệp.

Để triển khai tốt hơn SxSh vào doanh nghiệp trong thời gian tới, nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng SxSh; đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng năng lực SxSh cho doanh nghiệp, thúc đẩy triển khai các sáng kiến tập thể về bvmt; xây dựng đội ngũ tư vấn đủ năng lực, kỹ năng để tư vấn cho doanh nghiệp; tổ chức thường xuyên các chương trình đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng SxSh; kết nối mạng lưới, chia sẻ thông tin về SxSh cho doanh nghiệp, qua cách thức này các doanh nghiệp có thể lựa chọn được giải pháp an toàn hơn trong kinh doanh, giảm thiểu được những rủi ro và thiệt hại…

ChÂu LoAn

nhA Máy xử Lý Chất thải CÔng nghiÊp đầu tiên ở bắC ninh đi VAo hoạt động

với số vốn đầu tư trên 30 tỷ đồng trong giai đoạn

i, công ty tnhh hùng hưng môi trường xanh vừa đưa nhà máy xử lý chất thải công nghiệp đầu tiên ở bắc ninh đi vào hoạt động.

nhà máy có công suất xử lý 5 tấn chất thải/ngày. với hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp hóa sinh kết hợp, hệ thống tẩy rửa phuy, hệ thống ổn định và hóa rắn tro xỉ, bùn thải, lò đốt chất thải nguy hại công suất 200 kg/h, các chất thải công nghiệp qua xử lý đều đạt tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho môi trường. Sau khi giai đoạn i hoạt động ổn định, công ty sẽ đầu tư thêm hệ thống tái chế chất thải và nâng công suất nhà máy lên gấp 2 - 3 lần hiện nay. hệ thống này có thể

phân tách các kim loại quý từ các chất thải công nghiệp, đặc biệt là các bo mạch, linh kiện điện tử để tái sử dụng, vừa giảm thiểu lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường, vừa tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, hệ thống xử lý nước thải đưa vào hoạt động có thể xử lý được nhiều loại nước thải công nghiệp như cyanua, hF, nước thải chứa crom, nước thải lẫn kim loại nặng, nước thải lẫn dầu... công ty tnhh hùng hưng môi trường xanh đã được các cơ quan chức năng đánh giá và xác nhận phù hợp với các yêu cầu của tiêu chẩn ohSaS 18001: 2007, iSo 14001: 2004 trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại... Anh tuấn

DoAnh nghiÊp thựC hiÊn tRáCh nhiÊM xã hội để phát tRiển bỀn Vững

trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu, các doanh

nghiệp muốn có sự phát triển bền vững thì phải tuân thủ tốt những chuẩn mực về bvmt, sự bình đẳng giữa lao động nam với lao động nữ, an toàn lao động, trả lương công bằng, đào tạo bồi dưỡng trình độ tay nghề, chăm lo tốt đời sống cho người lao động và tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng. hay nói khác hơn, đó chính là thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trách nhiệm này phải được thể hiện ngay tại bên trong doanh nghiệp và bên ngoài xã hội. hiện nay,

thực hiện trách nhiệm xã hội là một trong những điều kiện tất yếu để doanh nghiệp có thể giữ chân được người lao động, tìm kiếm khách hàng, thu hút đối tác.

ông võ tân Thành - phó tổng thư ký, giám đốc phòng Thương mại và công nghiệp việt nam chi nhánh tp. hồ chí minh cho biết, tại việt nam, bên cạnh các tập đoàn kinh tế lớn thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ngày càng quan tâm hơn đến thực hiện trách nhiệm xã hội vì đó chính là giải pháp để ổn định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. t.tuấn

42 Số 8/2014

tăng trưởng xanh

Phương án phát triển các bon thấp cho Việt Nam - Những bài học đầu tiên từ đường cong chi phí giảm biên

nguyễn tuấn AnhPhó Vụ trưởng Vụ KHGDTN&MTBộ Kế hoạch và Đầu Tư

Đánh giá theo phương pháp chuyên gia dựa vào đường cong chi phí giảm biên (MACC) đã được tiến hành để đánh giá tiềm năng phát thải khí nhà kính (KNK) trong khuôn khổ Chiến lược Tăng trưởng Xanh Việt Nam (CLTTXVN). Đánh giá này tập trung vào 3 lĩnh vực: Năng lượng, nông nghiệp và lâm nghiệp, chiếm 90% tổng lượng phát thải của Việt Nam. Các đánh giá cho thấy, cắt giảm phát thải tự nguyện tương đương với giảm hàng năm 2% phát thải KNK trên mỗi đơn vị GDP là khả thi vào năm 2020 mà không phát sinh thêm chi phí kinh tế. Tiềm năng "cùng có lợi" tồn tại trong tất cả các lĩnh vực, nhưng tương đối cao hơn trong nông nghiệp. Các tính toán cho thấy, tổng số 80 triệu tấn CO2 có thể được tính vào "cùng có lợi" trong tổng dự kiến 325 triệu CO2 vào năm 2020 (khoảng 25%).Điều này đòi hỏi đầu tư có mục tiêu để vượt qua các rào cản nhằm thay đổi hành vi và thích ứng. Tuy nhiên, những tác động lớn hơn của các chính sách này là tác động kinh tế - xã hội tích cực như nâng cao chất lượng dịch vụ môi trường (nước, bảo tồn đa dạng sinh học) và tăng việc làm (thường là thay đổi việc làm từ "ngành nâu" sang "ngành xanh") .

1. bối CảnhTháng 4/2011, bộ kh&Đt được

Thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng clttxvn. trong clttxvn phải có hợp phần các bon thấp. bộ kh&Đt đã tiến hành đánh giá các khả năng các bon thấp. 3 đánh giá đã được unDp hỗ trợ, gồm đánh giá tính khả thi của phát triển các bon thấp ở việt nam trong nông nghiệp, lâm nghiệp và năng lượng. 3 lĩnh vực này chiếm 90% tổng lượng khí thải hiện nay.

clttxvn bao gồm mục tiêu phát thải khí thải nhà kính tự nguyện được xác định theo macc, là một phần của nghiên cứu chính sách dựa trên luận cứ, do chương trình phát triển liên hợp quốc (unDp) hỗ trợ xây dựng. mục tiêu giảm dần ban đầu là 1% lượng khí thải cho mỗi đơn vị gDp mỗi năm (không có hỗ trợ) và 2% cường độ phát thải knk vào năm 2020 (có điều kiện). mục

tiêu này dẫn đến lượng tăng phát thải knk thấp hơn so với dự đoán. Sau năm 2020, tổng lượng phát thải knk sẽ giảm 1,5-2 % dựa trên một kịch bản thông thường vào năm 2030 và sẽ giảm hơn nữa.

2. phƯƠng pháp Luận VA phƯƠng pháp Sử Dụng

phân tích các ngành năng lượng, nông nghiệp và lâm nghiệp ở việt nam dựa trên cách tiếp cận chuyên gia. macc đo tiềm năng giảm thiểu knk của mỗi phương án và định lượng chi phí và lợi ích của phương án đối với ước tính thu hồi vốn đầu tư. các chi phí thực hiện và các tác động xã hội và môi trường cho mỗi phương án được đánh giá bằng phân tích định tính.

Năng lượng: các tính toán trong phân tích lĩnh vực năng lượng sử dụng 4 mô hình chính và phần mềm. Đầu tiên, dự báo nhu cầu năng lượng

sử dụng Simple_e (hệ thống mô phỏng kinh tế lượng đơn giản) và dự báo phát thải knk, dựa trên các hướng dẫn của ủy ban liên chính phủ về bĐkh (ipcc) năm 2006 về kiểm kê knk quốc gia và các phần mềm liên quan nhất. Để thiết lập hệ số phát thải điện phân phối, các tính toán dựa trên cDm- executive board, báo cáo unFccc/ccnucc eb 60 phụ lục 8, hướng dẫn phiên bản 02.10. Đối với việc xây dựng các đường cong mac, phần mềm macc builder pro được sử dụng. Đánh giá năng lượng bao gồm việc xác định nhu cầu đầu tư để đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải.

Nông nghiệp: các tính toán và phân tích ngành nông nghiệp sử dụng sự kết hợp các mô đun ipcc năm 1996 (tier 1) với mô hình hóa khí thải quốc gia. ước tính lượng khí thải do đốt và chăn nuôi dựa trên ipcc tier 1 và các ước tính liên

43Số 8/2014

tăng trưởng xanh

quan đến đất và mùa vụ được tính bằng mô hình hóa hệ thống đất - cây trồng (DnDc) dựa trên giS hiệu chuẩn cho việt nam thông qua quan sát thực địa, sử dụng đất được che phủ, bản đồ đất và khí hậu cấp tỉnh.

Lâm nghiệp: phần mềm reDD abacus đã được sử dụng như một công cụ mô hình để tính toán chi phí cơ hội liên quan đến kế hoạch thay đổi sử dụng đất trong các chương trình phát triển rừng đã được chính phủ phê duyệt. reDD abacus là một gói phần mềm về đất công do trung tâm nông lâm Thế giới (icraF) xây dựng. phân tích sâu hơn trong các phương án giảm thiểu được thực hiện với phần mềm comap phiên bản 2006.

hình 1 cho thấy, tổng quan về tác động của các mục tiêu đối với mức độ phát thải. như hình vẽ, lượng khí thải bau bắt đầu sai lệch sau năm 2020. Sự sai lệch này chủ yếu là do những thay đổi trong quy hoạch năng lượng. Sự phát triển điện vii dự kiến mức tăng trưởng cao hơn về nhu cầu và cung cấp năng lượng cần thiết so với quy hoạch trước đó và giả định sự phụ thuộc cao hơn vào than đá so với phương án thay thế. những

thay đổi được đề xuất so với điều kiện bình thường là rất lớn và đòi hỏi đầu tư bổ sung đáng kể để đảm bảo rằng các mục tiêu được đáp ứng.

3. KịCh bản3 kịch bản đã được xây dựng để

ước tính lượng khí thải, như đã nêu trong clttxvn: kịch bản cơ bản không có thay đổi chính sách; kịch bản trong nước tài trợ (kịch bản tự nguyện). kịch bản này hàm ý, những nỗ lực hiện tại nhằm bắt đầu giảm phát thải knk sẽ tiếp tục được mở rộng dựa trên các quy hoạch tổng thể đã phê duyệt cho các lĩnh vực khác nhau. các quy hoạch này bao gồm luật hiệu quả năng lượng, các chính sách trồng rừng hiện hành và các phương án "cùng có lợi" khác đã có trong quy hoạch đã được phê duyệt như: ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp (giống chín sớm, 3 tăng, 3 giảm, việc sử dụng than sinh học…) và sự hỗ trợ bên ngoài (kịch bản có điều kiện). kịch bản này dựa trên những nỗ lực bổ sung mà hiện chưa khả thi về mặt tài chính và cần có đầu tư bổ sung. hầu hết những nỗ lực này nằm ngoài phạm vi kế hoạch hiện tại.

4. Kết Quả thEo ngAnhnông nghiệpngành nông nghiệp chỉ ra rằng

xây dựng phương án phát triển các bon thấp là quan trọng, với việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính đáng kể và tiết kiệm chi phí. hiện nay, sự phụ thuộc của đầu vào, đặc biệt là urê, dẫn đến lượng khí thải nox cao hơn 220 lần trong khí thải nhà kính cũng mạnh như khí co2, điều này giải thích những lợi ích cao nhất có thể đạt được.

một trong những phát hiện quan trọng là Sri (hệ thống thâm canh lúa) không hiệu quả về mặt chi phí như các lựa chọn khác. Sri là một phần quan trọng của chiến lược phát triển nông thôn mới (quy hoạch tổng thể của bộ nn&ptnn giai đoạn 2011-2015) và kế hoạch 20-20-20 (nghĩa là trong 1 thập kỷ tăng lượng lương thực lên 20%, giảm đói nghèo 20%, giảm rác thải 20%) của bộ nn & ptnt nhằm giảm phát thải knk trong lĩnh vực nông nghiệp do tăng thêm chi phí cho hệ thống thủy lợi. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá tài chính và môi trường thích hợp trong quá trình xây dựng chính sách.

nhìn chung, tổng tiềm năng giảm phát thải năm 2020 ước đạt 44 triệu tấn co2.

năng lượng Đến năm 2030, ngành năng

lượng sẽ là nguồn phát thải knk lớn nhất. các phương án giảm thiểu khả thi có tầm quan trọng cao đối với bất kỳ nỗ lực nào nhằm giảm phát thải knk.

phân tích cho thấy, tiềm năng kỹ thuật của các biện pháp "cùng có lợi" ước tính khoảng 22 mt co2e mỗi năm vào năm 2020 và 47 mt co2e mỗi năm vào năm 2030. hơn nữa, việc thực hiện các phương án giảm thiểu chi phí thấp sẽ khả thi với chi phí 5 uSD mỗi tấn co2e (tiết kiệm 39 và 68 mt co2e mỗi năm vào năm 2020 và 2030). với mức giá 20 uSD mỗi tấn co2e, ước tính tiết kiệm

V Hình 1: Lượng phat thải KNK dựa trên kết quả của nghiên cứu MACC đối với ba ngành và hai kịch bản phat thải cắt giảm, với sự hỗ trợ (trong nước) và không có hỗ trợ quốc tế.

44 Số 8/2014

tăng trưởng xanh

khoảng 84 và 210 mt co2e mỗi năm vào năm 2020 và năm 2030.

Lâm nghiệpmột trong những nguồn chính

hấp thụ các bon tại việt nam là chính sách sử dụng đất đã mang lại sự gia tăng đáng kể về độ che phủ rừng trong 2 thập niên qua. Đến năm 2020, các chính sách này sẽ tạo ra một hấp thụ ròng là 37,3 tấn co2e mỗi năm.

Dựa trên các kế hoạch quản lý rừng hiện có, các thực tiễn cải thiện canh tác trên đất rừng có thể mang lại thành tích đáng kể trong việc hấp thụ các bon. nghiên cứu cho thấy, tổng tiềm năng giảm phát thải 1,259 mt co2. với tốc độ hàng năm này bằng 77,8 mt co2. chi phí cho giảm phát thải là 0,3 - 1.3 uSD/tấn co2, ngoại trừ chuyển đổi rừng nghèo cao su (6.1 uSD/tấn co2). chi phí đầu tư ban đầu đối với rừng là 50 - 365 uSD/ha, trừ trồng cao su (1.615 uSD/ha).

trong giai đoạn 2020 - 2030, hầu hết các phương án "cùng có lợi" với nhu cầu đầu tư tương đối thấp đang ít dần. tuy nhiên, nền kinh tế việt nam sẽ tăng trưởng gấp đôi về quy mô. Theo kịch bản giảm phát thải, lượng khí thải trung bình hàng năm vào năm 2030 sẽ thấp hơn 23% so với dữ liệu cơ sở dự kiến mà không cần các can thiệp chính sách. Đây là một cam kết quan trọng và sẽ mang việt nam đến con đường phát triển xanh nhưng đòi hỏi phải thay đổi đáng kể về chính sách và kế hoạch kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện cho các nhu cầu đang tăng lên về đầu tư và cho

các quá trình thay đổi xã hội có liên quan.

trên đây là sự đánh giá nhanh và các nghiên cứu cũng nhấn mạnh những công việc cần phải thực hiện. các khuyến nghị cũng được nêu ra để cải thiện độ chính xác cho từng ngành, bao gồm cả việc nghiên cứu thông qua mô hình chi tiết về các kịch bản phát thải dự kiến.

trong bối cảnh của clttxvn, khả năng nhận diện giảm bền vững khí thải nhà kính là cao. nghiên cứu cho thấy, với việc tài trợ các bon bổ sung, những thu hoạch tăng thêm là có thể, đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp và năng lượng.

Do đó, các cơ quan chính phủ nên tái tập trung các chính sách, hành động tăng trưởng xanh, các phương án "cùng có lợi", những chính sách môi trường (cải thiện chất lượng không khí, xử lý các bon đen, cải thiện chất lượng nước) và

những thu hoạch kinh tế (cải thiện thu hồi vốn đầu tư công), hỗ trợ và tài trợ bĐkh của các nhà tài trợ nên tập trung vào các phương án đòi hỏi tài chính bổ sung - hỗ trợ tài chính. Điều này có thể thực hiện thông qua khuyến khích nghiên cứu và phát triển, đối với những phương án trong khoảng 0-10 uSD/tấn co2 thực hiện thông qua cơ chế thị trường và các hành động nhằm giảm thiểu ở cấp quốc gia phù hợp, trong đó bao gồm cả reDD (giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng) cũng như các chính sách khác.

một lộ trình đã được phát triển, dựa trên kết quả nghiên cứu, có nêu chi tiết, về làm thế nào có thể đạt được giảm phát thải. bổ sung cho các kết quả macc, lộ trình nêu ra phải có phân tích về tác động tài chính và tài khóa của các phương án phát triển carbon thấp và làm thế nào để thực hiện các phương án này tốt nhấtn

TàI LIệu THaM KHảo O Kesicki, F. & N Strachan, 2011. Marginal Abatement Cost Curves: confronting theory and practice. O Environmental Science & Policy 14 (2011) p1195-1204 O IPCC, 2006. Guidelines of Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) for O National Greenhouse Gas Inventories, http://www.ipcc-nggip.iges.or.jp/public/2006gl/index.html (assessed Jan 25 2013) O McKinsey & Company, 2009. Version 2 of the Global Greenhouse Gas Abatement Cost Curve - January 2009 O UNDP, 2010. "How-to Guide: Low-emission Development Strategies and Nationally Appropriate Mitigation Actions: Eastern

Europe and CIS"

V Đến năm 2030, ngành năng lượng sẽ là nguồn phat thải KNK lớn nhất

45Số 8/2014

tăng trưởng xanh

giải pháp tiết KiÊM nĂng LƯợng Cho nhA Máy nhiÊt điÊn VA xi MĂng

Đây là nội dung trọng tâm được tập đoàn

công nghiệp Than - khoáng sản việt nam (vinacomin) và công ty cp phát triển năng lượng sinh học geS việt nam đưa ra tại hội thảo giới thiệu giải pháp tiết kiệm năng lượng (tknl) và bvmt cho các nhà máy xi măng và nhiệt điện trong tập đoàn.

Đưa ra giải pháp tknl tại các nhà máy xi măng và nhiệt điện, bà phan Thị hồng mây - chủ tịch công ty geS - đã trình bày một số giải pháp xoay quanh việc ứng dụng sản phẩm công nghệ mới e-plus làm phụ gia cho các lò đốt than, dầu và khí của các nhà máy. Sản phẩm đã được ứng dụng tại các nhà máy nhiệt điện, xi măng của Đài loan và đã thử nghiệm tại một số đơn vị ở việt nam. kết quả thử nghiệm ở việt

nam cho thấy, khả năng tiết kiệm than của các nhà máy từ 3,5 - 12%, lượng dầu đốt tiết kiệm 12 - 20%, lượng phát thải khí độc hại công nghiệp giảm đáng kể.

bên cạnh những ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ e - plus, nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ này vẫn còn một số vấn đề kỹ thuật có thể gặp khi áp dụng cho các nhà máy nhiệt điện, xi măng và luyện kim.

ông Dương phi hùng - trưởng ban xây dựng mỏ vinacomin cho biết, tập đoàn rất quan tâm đến các giải pháp của công ty geS. tuy nhiên, để áp dụng với các nhà máy xi măng, nhiệt điện của tkv, geS cần bổ sung một số thông tin về giải pháp đã được ứng dụng cụ thể, cũng như chứng nhận pháp lý khi đưa các giải pháp vào thử nghiệm tại việt nam. C.L

Có thể nhÂn Rộng MÔ hình "hA nội xAnh"

qua thí điểm ban đầu với nhiều mô hình cụ

thể, "hà nội xanh" đã thể hiện những cách làm mới, đa dạng, thu được những kết quả quan trọng và có thể nhân rộng các mô hình bvmt...

Được phát động từ Tháng Thanh niên (tháng 3/2014) nhưng Thành đoàn hà nội đã thí điểm triển khai "hà nội xanh" theo hướng cụ thể hóa bằng các mô hình, có chủ đề sát với đời sống dân sinh cũng như sinh hoạt của thanh niên như: "văn phòng xanh, cơ quan xanh, trường học xanh", "hàng cây thanh niên", "ngày thứ bảy tình nguyện", "ngày chủ nhật xanh"… mục đích

của phương pháp này là tạo nên những điểm sáng nhỏ, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng. các mô hình cũng có những tiêu chí cụ thể để dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ đánh giá.

trong nội dung "hà nội xanh", đến nay, 100% Đoàn cơ sở đã đẩy mạnh việc thực hiện mô hình "ngày thứ bảy tình nguyện", "ngày chủ nhật xanh" và các hoạt động bvmt.

trước tiên, những mô hình hiệu quả, thiết thực và gần gũi sẽ được nhân rộng như mô hình "văn phòng xanh, cơ quan xanh, trường học xanh" từ 20 đơn vị thí điểm sẽ được nhân rộng thành 1.200 điểm đơn vị thực hiện... p.L

CáC LoAi CÂy hút Chất độC tRong nhA

lô hội, dây thường xuân, vạn niên thanh,

cây đuôi hổ, bồng bồng… là những "điều hòa" thanh lọc chất độc không khí trong nhà.

tS. Đặng văn hạnh, chuyên gia cây cảnh, viện công nghệ sinh học cho biết, nhiều loại cây có triển vọng sử dụng hiệu quả trong việc thanh lọc không khí như lô hội, dây

thường xuân, vạn niên thanh, cây đuôi hổ, bồng bồng, ráy thơm, sung, đa, trúc nhật hay thiết mộc lan... cây làm sạch không khí bằng hai cách là hấp thụ chất ô nhiễm vào lá rồi chuyển xuống rễ, rễ tổng hợp chất ô nhiễm làm thức ăn cho cây, hoặc cây nhả hơi nước như một cái bơm hút không khí bẩn xuống rễ. b.h

tái Chế Chất thải tRong Chế biến CA phê

các nhà khoa học viện môi trường nông

nghiệp (thuộc viện khoa học nông nghiệp việt nam) đã nghiên cứu thành công biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong các cơ sở chế biến cà phê của tỉnh lâm Đồng, góp phần bvmt.

nghiên cứu cho thấy, quá trình chế biến cà phê đã thải ra lượng nước thải lớn và bã vỏ cà phê có hàm lượng boD, coD SS cao, độ ph thấp, cùng nhiều hợp chất hữu cơ, nitơ, phốt pho… gây ô nhiễm môi trường.

Để giải quyết vấn đề trên, các nhà khoa học đã lắp đường ống dẫn nước thải tới hố thu gom. tiếp theo,

nước thải được đưa đến bể điều hòa để điều hòa nồng độ và liều lượng thích hợp rồi chuyển qua bể uaSb để bơm khí. Sau đó, chuyển qua bể aerotank để thực hiện quá trình nitrat hóa và phốt pho hóa, giúp chuyển hóa ni tơ và phốt pho thành những hợp chất dễ hấp thụ làm chất dinh dưỡng. Sau quá trình này, nước thải tiếp tục được chuyển qua bể bùn sinh học để lắng bùn. lượng bùn sau khi lắng được đưa qua máy ép rồi chuyển vào sân phơi, giảm mùi hôi. Đối với lượng bã thải vỏ cà phê, các nhà khoa học đã sử dụng chế phẩm vi sinh chế biến thành phân bón cho cây rau và cà phê. tRần tÂn

46 Số 8/2014

Phát triển mô hình cây xanh đô thị bằng kỹ thuật trồng cây trên mái nhà tại TP. Đà Nẵng

tp. Đà nẵng là nơi tập trung các cụm thương mại và khu công nghiệp có sức hút lớn

đối với nhà đầu tư và người lao động. tốc độ gia tăng dân số trong giai đoạn 2005 - 2010 tăng 3,15%/năm, chủ yếu tập trung ở thành thị với tỷ lệ dân số chiếm gần 87%. việc thu hồi đất để phục vụ cho xây dựng đô thị và phát triển công nghiệp đã và đang chiếm không gian xanh của tp, theo kết quả thống kê trong năm 2009, trong giai đoạn 2005 - 2009 để phục vụ cho quá trình công nghiệp và đô thị tp trung bình mỗi năm đã thu hồi khoảng 800 ha đất. bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống giao thông đã làm gia tăng lượng khí thải co2 vào môi trường, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người.

mật độ dân số tại tp ngày càng tăng cao dẫn đến mật độ cây xanh trên đầu người ngày càng thấp. Theo thống kê của công ty công viên - cây xanh Đà nẵng, cuối năm 2009, tp đạt mật độ cây xanh công cộng 1,57m2/người. bên cạnh đó, cây xanh

tại tp. Đà nẵng thường chịu tác động lớn của bão. Theo ước tính, mỗi năm có từ 3 - 4 cơn bão vào khu vực miền trung dẫn đến lượng lớn cây xanh bị tác động nặng nề.

Để giải quyết vấn đề này, Sở xây dựng tp. Đà nẵng đã hoàn

thành Đề án "phát triển cây xanh đô thị giai đoạn 2011 - 2015". mục tiêu của đề án là đến năm 2015, diện tích cây xanh đô thị bình quân đầu người tại tp sẽ đạt từ 6 - 7m2, cây xanh công cộng đạt từ 2,5 - 3,5m2/người. trong đó, mô hình trồng cây xanh trên mái nhà là một trong những giải pháp hiệu quả tại tp. Đà nẵng. giải pháp này nhằm gia tăng diện tích cây xanh, góp phần tạo nên những nét chấm phá độc đáo trong kiến trúc đô thị với những nét đặc thù sinh thái riêng, xứng đáng với danh hiệu "Thành phố môi trường" và là điểm đến du lịch cuốn hút. Đồng thời, tăng khả năng hấp thụ co2, bụi, nhiệt, quay vòng nước thải sinh hoạt. mặt khác, giải pháp này sẽ kêu gọi được sự tham gia của các thành phần trong xã hội, từ cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp đến cá nhân, nhờ vậy sẽ giúp phát triển nhanh và duy trì bền vững các mái nhà xanh.

Thực tế, việc trồng cây trên các mái nhà đã có từ rất lâu tại bắc và tây âu. Theo dòng lịch sử 500 năm trước

công nguyên, vườn treo babylon, một trong những kỳ quan của thế giới có thể được xem là công trình quan trọng đánh dấu sự ra đời của kỹ thuật trồng cây trong không gian. Đến cuối thế kỷ 20, thiết kế chi tiết và hiện đại kỹ thuật trồng cây trên mái nhà mới được công bố chính thức tại Đức vào thập niên 60. quốc gia này hiện nay cũng đang dẫn đầu các nước trên thế giới trong việc phát triển mô hình này với khoảng 10% mái nhà đã được phủ xanh.

như vậy, có thể thấy rằng, kỹ thuật trồng cây trên mái nhà mới chỉ được nghiên cứu và triển khai trong vòng hơn nửa thế kỷ nhưng đã bắt đầu có mặt ở hầu hết các châu lục trên thế giới. ở nước ta hiện nay, cũng đã xuất hiện một số công ty kinh doanh loại hình này, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ và chưa có nghiên cứu cụ thể nào được công bố. Do vậy, trong tương lai gần, chắc chắn sẽ cần nhiều hơn những thử nghiệm và nghiên cứu nghiêm túc về khả năng phát triển kỹ thuật trồng cây trên mái nhà trong điều kiện việt nam.

có thể chia giải pháp này thành 2 loại chính đó là kỹ thuật trồng sâu và trồng rộng.

Kỹ thuật trồng sâucông nghệ này còn được biết

với các tên gọi khác nhau như khu trồng cây trên cao hoặc khu vườn sân thượng. Đặc điểm của loại này là có một lớp đất khá sâu, hơn 20 cm, để các loại cây bụi, thậm chí cây lớn có thể phát triển được. Để có thể tăng sự gia cố của công trình, người ta thường bố trí các hồ nước nhỏ xen lẫn.

công nghệ này đã triển khai thành công tại một số công trình lớn

V Trồng cây xanh trên mai nhà là một trong những giải phap hiệu quả tại cac đô thị

tăng trưởng xanh

47Số 8/2014

tăng trưởng xanh

và công viên nổi tiếng trên thế giới như: công viên trung tâm, oakland, califocnia hay công viên canary Wharf estate nằm tại quãng trường canada… ưu điểm của loại này là có thể trồng được nhiều loại cây có kích thước lớn, tuy nhiên yêu cầu phải tưới thường xuyên và khả năng chịu tải của mái nhà phải từ 290 - 970 kg/m2.

Kỹ thuật trồng rộngcông nghệ trồng rộng chỉ cần

một lớp đất mỏng để thực vật phát triển, do vậy cần phải thường xuyên duy trì lớp đất này. So với phương pháp trồng sâu, phương pháp này nhìn chung ít tốn kém hơn nhưng ngược lại, phải định kỳ kiểm tra và chỉ trồng được một số loại cây nhất định.

loại này thường được sử dụng đối với các mái nhà bằng phẳng hoặc có độ dốc xuôi. chiều dày tối thiểu của lớp vật liệu tạo môi trường là từ 2 - 20 cm và tải trọng có thể đạt từ 49kg/m2 đến 98kg/m2. Do dễ lắp đặt hơn nên trong thực tế, kỹ thuật trồng rộng khá phổ biến và thực vật được trồng thường là các loại cỏ, rau có kích thước và khối lượng nhỏ.

qua kiểm chứng tại một số nơi đã triển khai lắp đặt, mô hình trồng cây trên mái nhà cho thấy, có rất nhiều lợi ích cả trực tiếp và gián tiếp. lợi ích trực tiếp là giúp tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà, theo nghiên cứu của Sonne và Jeffrey, so với mái nhà truyền thống, các mái nhà xanh có thể làm giảm nhiệt độ trung bình tối đa từ 54oc xuống còn 33oc tại Florida. một nghiên cứu được tiến hành tại chicago cũng chỉ ra rằng, tính trung bình nếu các tòa nhà tại đây đều lắp đặt mô hình mái nhà xanh thì hàng năm sẽ tiết kiệm chi phí điện cho điều hòa là 100 triệu uSD. vào mùa đông thì các mái nhà xanh sẽ giúp giảm lượng nhiệt thoát ra môi trường bên ngoài nhờ lớp màng cách nhiệt được tạo thành do hệ sinh vật trên mái nhà.

với những đô thị thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngập úng

sau những trận mưa lớn, mái nhà xanh có thể là một giải pháp thú vị. Thảm thực vật nếu được bố trí khoa học có thể giữ lại đến 75% lượng nước mưa rơi xuống mái nhà, sau đó dần dần trả lại khí quyển thông qua quá trình ngưng tụ và bay hơi tự nhiên. Đồng thời, các chất gây ô nhiễm trong nước mưa sẽ được giữ lại ở lớp đất, điều này đặc biệt có ý nghĩa, góp phần giảm áp lực đối với các đô thị có hệ thống thoát nước chung như nước ta hiện nay.

mô hình này còn là giải pháp giúp hấp thụ các chất bụi, làm trong lành môi trường không khí và quan trọng là khả năng hấp thụ khí co2, một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu các nhà khoa học trường Đại học michigan, nếu thay thế các chất liệu mái nhà truyền thống ở một vùng đô thị có diện tích bằng thành phố Detroit (mỹ) với dân số khoảng 1 triệu người bằng cây xanh thì kết quả đạt được sẽ tương đương với việc cắt giảm lượng cácbon đioxit do 10.000 chiếc xe tải hạng trung thải ra mỗi năm, điều này đã được chứng minh trong hàng loạt công bố của các nhà nghiên cứu trên thế giới. các mái nhà xanh chính là những bể hấp thụ khí co2 cỡ nhỏ giúp con người "chống chọi" với biến đổi khí hậu.

ngoài ra, với các cư dân thành thị, những khu vườn trên mái nhà là cơ hội để họ tự tay trồng và thưởng

thức rau quả hữu cơ, tăng cường phát triển hệ sinh thái và nông nghiệp đô thị, đảm bảo an ninh lương thực và sống gần gũi hơn với thiên nhiên. các nghiên cứu cho thấy, hệ sinh thái ở những khu vườn trên nóc các tòa nhà cao đến 19 tầng vẫn có rất nhiều loài chim và côn trùng có ích.

như vậy, giải pháp kỹ thuật trồng cây trên mái nhà và tường phải đảm bảo các tiêu chí: không thấm, không ảnh hưởng đến tường nhà, không ảnh hưởng mái nhà, vững chắc kể cả gió bão.

Để triển khai ý tưởng này, tp. Đà nẵng cần có quy định các tổ chức và cá nhân sở hữu các nhà cao tầng phải thực hiện giải pháp này như một phần cam kết bvmt, trong tiêu chí đánh giá bình chọn danh hiệu "bông sen xanh", khuyến khích xây dựng logo, biển quảng cáo xanh.

giải pháp phát triển hệ thống không gian xanh cho đô thị Đà nẵng theo theo mô hình mái nhà xanh qua phương thức xã hội hóa góp phần gia tăng diện tích cây xanh và tạo nên những nét ấn tượng xanh độc đáo trong kiến trúc đô thị hiện đại, xứng đáng với danh hiệu "Thành phố môi trường". Đồng thời tăng khả năng hấp thụ co2, bụi, nhiệt cho tp, xử lý được nước mưa và nước thải sinh hoạt. Đây được xem là giải pháp có tính khả thi cao và mang tính đột phá cho tp. Đà nẵng. hồng CẩM

V Đà Nẵng - Thành phố Môi trường

48 Số 8/2014

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với bảo vệ môi trườngThS. nguyễn tuấn Dũng, ThS. đAo Khánh hùngHọc viện Hậu cần

xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng (cnqp) là một trong những nội dung

quan trọng trong củng cố tiềm lực quốc phòng - an ninh của mỗi quốc gia. một trong những nguyên tắc xây dựng và phát triển cnqp được xác định trong pháp lệnh cnqp (năm 2008) phải: "phù hợp với khả năng phát triển kinh tế của đất nước, có trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, từng bước hiện đại, bảo đảm bí mật, an toàn, hiệu quả và bvmt". như vậy, với vai trò là lĩnh vực hoạt động đặc thù của quân đội, một bộ phận của công nghiệp quốc gia, bvmt trong phát triển cnqp hiện nay đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết, là nội dung quan trọng để xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Thực tế hiện nay, với tính chất đặc thù của cnqp là duy trì sự tồn tại, hoạt động của các nhà máy sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí - khí tài quân dụng, các xưởng đóng tàu, nhà máy cơ khí, hóa chất, quang điện - điện tử, thuốc phóng, thuốc nổ, cao su, thử nghiệm vũ khí, các kho tàng bảo quản cơ sở vật chất quốc phòng (kho vũ khí, vật liệu nổ…) và các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ quân sự… đều có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái ở những mức độ khác nhau.

thựC tRạng hoạt động bVMt tRong phát tRiển CnQp

những năm qua, hoạt động bvmt trong phát triển cnqp đã được các cấp, các ngành trong quân đội cũng như từng cơ sở cnqp quan tâm và thu được những kết quả đáng kể: tiến hành thường xuyên việc giáo

dục, tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm, hiểu biết về bvmt; cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức quốc phòng đều được quán triệt, học tập luật bvmt, nhiệm vụ bvmt trong quân đội; nhiều nơi đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bvmt. một số xí nghiệp sản xuất, cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ quân sự đã điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng, quan trắc môi trường quân sự và tham gia quan trắc môi trường quốc gia, nghiên cứu công nghệ xử lý môi trường. các cơ sở sản xuất cnqp đã có nhiều phương án quản lý, xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động quân sự; xây dựng báo cáo tình hình tác động môi trường, kiểm soát, giám sát ô nhiễm môi trường và triển khai các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường; ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, khai thác sử dụng hợp lý tn&mt các khu kinh tế quốc phòng, cũng như hoạt động quân sự nói chung; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước để giải quyết nhiều sự cố môi trường; hợp tác quốc tế về bvmt; xây dựng và tổ chức lực lượng làm nòng cốt trong phòng chống thiên tai và khắc phục sự cố môi trường… những kết quả đạt được trong hoạt động bvmt quân sự của các cơ sở cnqp đã góp phần giảm thiểu đảng kể tình trạng ô nhiễm, đảm bảo môi trường xanh, sạch cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh, quốc phòng.

tuy nhiên, với tính chất là hoạt động công nghiệp đặc thù, công tác bvmt trong hoạt động cnqp cũng đang gặp nhiều khó khăn trong tổ chức thực hiện như: quy hoạch phát triển cnqp bền vững gắn với bvmt một số nơi chưa được quan tâm đúng mức. việc lồng ghép giữa

thực hiện nhiệm vụ chính trị đơn vị với việc thực hiện luật bvmt 2005 và các quy định bvmt khác của nhà nước còn nhiều bất cập. trình độ trang thiết bị, công nghệ sản xuất quốc phòng và bvmt, cơ sở vật chất, điều kiện bảo đảm cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm vũ khí, khí tài quân dụng nhìn chung còn lạc hậu… Do vậy, trong quá trình sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến phát triển cnqp đã phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường, thậm chí có các chất thải nguy hại đặc thù quân sự gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; việc tiến hành các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu, khắc phục sự cố môi trường có nơi chưa được xử lý dứt điểm. ngoài ra, hoạt động bvmt ở một số nhà máy, xí nghiệp vẫn chưa được quan tâm; trình độ nhận thức về bvmt của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và chiến sĩ còn hạn chế.

đỀ xuất giải pháp bVMt tRong phát tRiển CnQp

quán triệt và thực hiện nghị quyết số 24-nq/tW tại hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương khóa xi về: chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bvmt, để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ bvmt trong phát triển cnqp cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là, đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm bvmt ở mọi cấp, từ lãnh đạo, chỉ huy đến từng chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trong các cơ sở cnqp. Theo đó, cần tuyên truyền, giáo dục cho các cơ sở cnqp nắm chắc vị trí, vai trò của quân đội đối với nhiệm vụ bvmt là quan

phát triển bền vững

49Số 8/2014

trọng, là "một nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình"; nắm vững các văn bản quy định của nhà nước liên quan đến bvmt, như: luật bvmt 2005, các nghị định, quyết định, chỉ thị của chính phủ giao nhiệm vụ cho quân đội tham gia bvmt... các cấp, ngành, cơ sở cnqp cần chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú, phù hợp với tình hình thực tiễn thông qua: tuyên truyền miệng, các hội thi, hội thao, các hoạt động văn hóa văn nghệ…; lồng ghép giáo dục về bvmt trong các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển cnqp. kịp thời biểu dương, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt về công tác bvmt đối với các đơn vị, doanh nghiệp cnqp có doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp, đạt quy chuẩn về môi trường thời kỳ hội nhập và đủ điều kiện cấp chứng chỉ iSo 14001/2004; kiên quyết đấu tranh phê phán những việc làm sai trái, những hành vi phá hoại môi trường sinh thái, thực hiện quy định "người gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền xử lý bvmt".

Hai là, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cnqp theo hướng

bền vững gắn với bvmt sinh thái. trong thời gian tới, cần tập trung hoàn thiện quy hoạch xây dựng và phát triển cnqp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo tinh thần nghị quyết 06-nq/tW. Để thực hiện hiệu quả việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cnqp, các cơ quan chức năng của bộ quốc phòng, mà nòng cốt là tổng cục công nghiệp quốc phòng cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương (như: bộ kh&cn, bộ tn&mt, cục khoa học công nghệ và môi trường - bộ quốc phòng, địa bàn đóng quân của các cơ sở cnqp…); hoàn thành việc khảo sát, đánh giá năng lực trong công tác bvmt một số cơ sở cnqp nòng cốt, cơ sở cnqp dân sinh để phục vụ việc lập quy hoạch. trong các đề án của quy hoạch, kế hoạch phát triển cnqp cần phải được tính toán kỹ lưỡng, có kèm theo các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể về bvmt; dự báo, đánh giá những tác động tiêu cực, những sự cố môi trường có thể xảy ra đối với môi trường sinh thái khi thực hiện các hoạt động phát triển cnqp; tập trung đầu tư có trọng điểm một số cơ sở cnqp hệ thống quan trắc, bvmt, xử lý chất thải độc hại…

Ba là, xây dựng các tiêu chí cụ thể về bvmt sinh thái đối với các khu vực sản xuất, sửa chữa, thử nghiệm vũ khí, khí tài, trang bị của cơ sở cnqp. Đây chính là hành lang pháp lý quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ sở cnqp. việc thực hiện đầy đủ các tiêu chí về bvmt sinh thái là một nội dung thi đua, bình xét khen thưởng hàng năm của các cơ sở cnqp. Đối với các cơ sở sản xuất, sửa chữa quốc phòng đang hoạt động phải tăng cường công tác an toàn, ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp. Thường xuyên đánh giá tác động môi trường, tăng cường quan trắc, giám sát môi trường, từng bước đưa kiểm toán môi trường vào quy trình sản xuất. Đối với các dự án công nghiệp quốc phòng mới phải được lựa chọn tiếp nhận công nghệ tiên tiến, tiêu tốn ít nhiên, nguyên liệu và giảm thiểu chất thải. khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm giảm thiểu nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường theo hướng phát triển bền vững. tất cả các cơ sở sản xuất quốc phòng cần xây dựng "kế hoạch an toàn, dự phòng và xử lý sự cố môi trường" và tổ chức diễn tập, thực hành hàng năm. các cơ quan quản lý nhà nước (bộ công Thương, bộ kh&cn, bộ tn&mt, bộ quốc phòng…) cần xây dựng hệ thống giám sát môi trường trong các nhà máy quốc phòng, phổ biến và khuyến khích các cơ sở sản xuất ứng dụng hệ thống quản lý môi trường iSo 14000 và các phương pháp quản lý tiên tiến vào hoạt động sản xuất quốc phòng, giảm sự cố kỹ thuật, bảo đảm an toàn sản xuất; phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành các chính sách và tổ chức xứ lý triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tổ chức lại hoặc chuyển đổi công nghệ sản xuất đối với các cơ sở không trực tiếp phục vụ quốc phòng gây ô nhiễm môi trường…

Bốn là, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, đẩy

V Nhà may Z175 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đầu tư công nghệ xử lý nước thải với quy trình công nghệ hiện đại

phát triển bền vững

50 Số 8/2014

phát triển bền vững

mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo cán bộ, chuyên gia về lĩnh vực bvmt. các cấp, ngành và cơ sở cnqp cần tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc, xử lý ô nhiễm môi trường theo công nghệ tiên tiến, hiện đại. ưu tiên cơ chế và tài chính phát triển nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ bvmt (công nghệ xanh, công nghệ sạch, thân thiện môi trường) ở các trung tâm, cơ sở nghiên cứu, các nhà máy cnqp. chú trọng xây dựng một số phòng thí nghiệm nghiên cứu về môi trường phục vụ cho các hoạt động quân sự; ứng dụng các công trình nghiên cứu về sử dụng nguồn năng lượng sạch, về xử lý nguồn nước và xử lý chất thải quân sự bằng các công nghệ phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng đơn vị cnqp. phát triển trung tâm khoa học kỹ thuật - công nghệ quân sự, trung tâm nhiệt đới việt - nga để đảm đương được vai trò là cơ quan "tổ chức nghiên cứu khoa học bvmt quân sự đầu đàn của quân đội và mạnh của quốc gia". xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác bvmt ở các cơ sở sản xuất quốc phòng, các cơ quan nghiên cứu, thiết kế và công nghệ, các cơ quan tham mưu chiến lược, cán bộ chỉ huy và quản lý kỹ thuật...

tóm lại, bvmt trong phát triển cnqp là vấn đề rất cấp thiết, là nội dung quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân việt nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. phát huy truyền thống tốt đẹp của quân đội, các cơ sở cnqp cần quán triệt triển khai đầy đủ các nội dung cơ bản về bvmt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, cùng với thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cần kết hợp chặt chẽ với công tác bvmt; mở rộng hợp tác, tăng cường phối hợp hoạt động bvmt với các bộ, ngành, địa phương và quốc tế nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động bvmt ở đơn vị mình, phấn đấu xứng đáng là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong hoạt động bvmt, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩan

Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước vận dụng tri thức bản địa vào giữ rừng ở chiến khu D, miền Đông Nam bộtS. tRần VĂn MiỀuHội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

trên chuyến tàu ra huyện đảo lý Sơn, tỉnh quảng ngãi dự

lễ công nhận 2 cây đa sộp trên 300 tuổi là cây Di sản việt nam, tôi gặp một người phụ nữ cởi mở, dễ gần. chị là nguyễn Thị hồng tươi - cựu chiến binh, phó giám đốc công ty tnhh Sản xuất Thương mại dịch vụ b58 (công ty b58), tỉnh bình phước. trong tiếng ồn ào của máy nổ và sóng biển, tôi vẫn nghe rõ tiếng chị tươi kể câu chuyện, mình cùng chồng là anh phạm công trường - cựu chiến binh, giám đốc công ty b58 và những người cựu chiến binh ở bình phước

vượt qua khó khăn, phức tạp và cả sự nguy hiểm để bảo vệ "lá phổi xanh" trên mảnh đất chiến khu D. và cũng thật tình cờ, sau lễ công nhận cây Di sản, tôi đã có dịp cùng trung tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nguyễn phúc Thanh - nguyên phó chủ tịch quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam lên thăm khu rừng do công ty b58 được giao khoán khoanh nuôi bảo vệ.

từ thị xã Đồng xoài, chúng tôi đi khoảng 30 cây số để đến thăm khu rừng do công ty b58 bảo vệ. qua cửa kính xe, chúng tôi nhìn thấy hai bên đường là những

V Cac cựu chiến binh và tac giả (đứng ở giữa) dưới gốc cây konia cao 45m, chu vi 11m

51Số 8/2014

phát triển bền vững

cánh rừng cao su. không thấy người dân cạo mủ cao su nên tôi hỏi thì được biết, giá mủ cao su hiện nay (nhất là sau khi trung quốc hạ đặt giàn khoan hD 981 vào vùng lãnh hải nước ta) xuống quá thấp nên người dân không cạo mủ nữa. ngay cả gia đình chị tươi cũng không khai thác mủ cao su ở 20 ha rừng của gia đình mình. anh lê Đức hùng - phó chủ tịch hội cựu chiến binh tỉnh bình phước lý giải: vì tiếp tục khai thác mủ cao su sẽ gặp tình trạng "lỗ mẹ đẻ lỗ con". Thế mới biết, thời nay trồng cây công nghiệp để có lãi không phải là dễ. nghe câu chuyện thăng trầm của cây cao su, tôi thầm ao ước, giá như người ta đừng làm theo kiểu "bóc ngắn cắn dài" mà phá đi những cánh rừng tự nhiên để trồng loại cây lúc được giá, lúc mất giá này.

vào đến cửa rừng, chúng tôi được những người cựu chiến binh làm nhiệm vụ bảo vệ rừng của công ty b58 chào đón. chúng tôi được đưa vào một cái lán trống huếch trống hoác, không có tường bao quanh. giường của các anh, các chị là những cành cây được ghép thành chỗ nằm ngủ quanh năm suốt tháng. anh trần văn hòa - cựu chiến binh, tổ trưởng tổ bảo vệ cho chúng tôi biết: "anh em ở đây sống thiếu thốn mọi bề. chỉ cách thị xã Đồng xoài gần 30 cây số, mà anh em phải chịu cảnh "bốn không" - không nhà, không điện, không nước và không ti vi. anh em bảo vệ phải hứng nước mưa chứa vào bồn để nấu ăn. còn chiếc bể làm bằng ni lông, chứa nước mưa để tắm giặt". Được chứng kiến cảnh thiếu thốn đủ thứ của các anh, mới thấy các cựu chiến binh ở đây đã

không quản ngại khó khăn, vất vả và nguy hiểm để bảo vệ "lá phổi xanh" trên mảnh đất chiến khu D lịch sử.

Để bảo vệ khu rừng có diện tích 512,82 ha thuộc tiểu khu 379, xã tân hòa, huyện Đồng phú không bị chặt phá, công ty b58 đã tự bỏ kinh phí để thuê 20 người (phần lớn là cựu chiến binh) trông coi bảo vệ 24/24 giờ. khu rừng do công ty b58 quản lý nằm trong khu di tích lịch sử chiến khu D. anh trường - giám đốc công ty b58 cho chúng tôi biết: "công ty của anh không chỉ làm nhiệm vụ khoanh nuôi bảo vệ rừng, mà còn làm nhiệm vụ chuẩn bị dự án xây dựng khu di tích lịch sử chiến khu D. ở trong khu rừng này còn có những căn hầm bí mật của các đồng chí cán bộ lãnh đạo trong thời kỳ chống mỹ cứu nước. anh em cựu chiến binh ở bình phước mong muốn xây dựng nơi đây thành khu du lịch sinh thái kết hợp với giáo dục truyền thông".

tôi đã cùng anh trường và mấy anh bảo vệ đi sâu vào khu rừng do công ty b58 bảo vệ. lúc chúng tôi vào rừng thì trời bất chợt đổ cơn mưa rào. mưa như chút nước, lá cây rừng như chiếc ô che mưa cho chúng tôi. nước mưa theo gốc cây thấm xuống đất mà không chảy thành dòng. tôi nhận thấy cánh rừng này có tác dụng giữ nước và điều tiết dòng chảy rất tốt. anh trường cho biết, cách đây 19 năm, ktb. 58 nhận khoanh nuôi bảo vệ khu rừng nghèo kiệt. rừng chỉ còn một số cây gỗ tạp và một số cây gỗ to như: cây konia, cây tùng, cây bằng lăng... trữ lượng gỗ rất thấp. ngày nay, rừng ở đây đã có rất nhiều loài thực vật,

có nhiều loại cây to, có giá trị cao. Để có hệ thực vật phong phú như hiện nay, anh em cựu chiến binh nơi đây đã biết vận dụng tri thức bản địa để khoanh nuôi bảo vệ rừng. họ lập ra 5 chốt canh để bảo vệ rừng, đào rãnh xung quanh để làm đường rãnh cản lửa phòng chống cháy rừng, chia lô, chia khoảnh để theo dõi sự phát triển của rừng và đặc biệt cựu chiến binh đã biết tên từng loài cây và loại cây ấy thuộc nhóm gỗ nào, biết giá trị của từng loài và ở đâu có thú rừng sinh sống... một ngày sau khi đi thăm rừng, tôi được các anh cựu chiến binh giao cho ảnh và bảng phân loại trên 100 cây cổ thụ trên 100 tuổi trong khu rừng thuộc tiểu khu 379 để lập hồ sơ xin công nhận là quần thể cây Di sản việt nam.

càng đi sâu vào rừng, tôi càng thấy khu rừng này rất đa dạng về các loài thực vật - cây cỏ, giây leo, cây gỗ thấp và cây gỗ cao, cây thường xanh quanh năm. Điều đó cho thấy, khu rừng thuộc tiểu khu 379 cần được bảo vệ để là "lá phổi xanh" cho tỉnh bình phước, đồng thời là nơi du lịch sinh thái kết hợp với giáo dục truyền thông cho thế hệ trẻ và nơi nghiên cứu về đa dạng sinh học ở miền Đông nam bộ. Đứng dưới gốc cây konia, anh phạm công trường cười rạng rỡ: "chúng tôi sẽ tiếp tục vận dụng tri thức bản địa vào giữ bằng được khu rừng lịch sử này". năm người chúng tôi nắm chặt tay nhau đi xung quanh gốc cây konia và cùng hát vang lời ca: "rừng ơi ta đã về đây…". cơn mưa rào đã tạnh. ánh nắng mặt trời chiếu qua kẽ lá làm khu rừng bừng sángn

52 Số 8/2014

phát triển bền vững

Hội Cựu chiến binh tỉnh Sóc Trăng tham gia bảo vệ môi trường

trong thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc trăng đã

có những bước phát triển quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao, bình quân 10%. tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển, Sóc trăng đang đứng trước nhiều thách thức về tình trạng ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng từ chất thải sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh phát sinh.

nhận thức được vấn đề bvmt là cấp bách và "bvmt là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức cộng đồng và của mọi người" đồng thời được sự chỉ đạo của

trung ương hội cựu chiến binh (ccb) việt nam, hội ccb tỉnh Sóc trăng đã phối hợp với Sở tn&mt ký chương trình liên tịch số 11/ctlt-ccb-Stnmt, ngày 25/12/2008 và xây dựng kế hoạch số 12/khlt-ccb-Stnmt, ngày 25/12/2008 phối hợp thực hiện tại địa phương. Theo đó, hội ccb tỉnh đã phối hợp ngành tn&mt tổ chức 2 lớp tập huấn cho 232 lượt cán bộ huyện, thị, thành hội và cán bộ cơ sở; tham gia phối hợp cùng với các ban, ngành đoàn thể liên quan tổ chức tuyên truyền vận động 264 cuộc, với 46.860 lượt hội viên, nhân dân tham dự. nội dung tuyên truyền, tập huấn gồm luật bvmt (năm 2005), chỉ thị số 36/ct-tW ngày 25/6/1998 của bộ chính trị "về tăng cường công tác bvmt trong thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nghị quyết số 41/nq-tW ngày 15/11/2004 của bộ chính trị về "bvmt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", tiêu chí về môi trường trong chủ trương xây dựng nông thôn mới của chính phủ; vai trò của hội ccb trong công tác bvmt. qua tuyên truyền, tập huấn và triển khai thực hiện đã giúp cán bộ, hội viên nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng và vai trò trách nhiệm trong công tác bvmt.

bên cạnh đó, các cấp hội đã lồng ghép công tác bvmt vào nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế - xã hội địa phương. ngoài việc gương mẫu vận động chấp hành và thực hiện bvmt, cán bộ, hội viên ccb trực tiếp

V Cac hội viên Hội CCB Sóc Trăng tích cực tham gia vệ sinh môi trường

53Số 8/2014

phát triển bền vững

tĂng CƯƠng tuyên tRuyỀn bảo VÊ động Vật hoAng Dã

ngày 6/8/2014 tại hà nội, liên hiệp các

hội khoa học và kỹ thuật việt nam phối hợp với cơ quan quản lý citeS việt nam - tổng cục lâm nghiệp - bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội thảo "tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác ở việt nam". hội thảo nhằm tăng cường nhận thức về thực trạng và nhu cầu cấp thiết của việc bảo tồn loài tê giác trên thế giới. bên cạnh đó nâng cao vai trò của các hội thành viên và tổ chức khoa học và công nghệ trong việc tuyên truyền đến người dân về vấn đề giảm sử dụng sừng

tê giác, góp phần vào công cuộc bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học và bvmt.

công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (citeS) là hiệp ước quốc tế giữa các chính phủ với mục tiêu kiểm soát hoạt động mua bán quốc tế mẫu vật của các loài động, thực vật hoang dã một cách bền vững trên toàn thế giới. việt nam đã gia nhập citeS ngày 20/1/1994 và chính thức trở thành thành viên thứ 121 của công ước vào ngày 20/4/1994. Điều này thể hiện cam kết của việt nam trong việc nỗ lực góp phần bảo vệ động thực vật hoang dã. t.uên

thả 9 Cá thể RùA Quý hiếM VỀ MÔi tRƯƠng tự nhiên

vừa qua, ban quản lý bảo tồn biển cù

lao chàm (tp. hội an, quảng nam) phối hợp với các ban ngành của tp. hội an thả 9 cá thể rùa về môi trường tự nhiên tại khu vực bãi bấc - cù lao chàm.

Theo đánh giá của ban quản lý khu bảo tồn biển cù lao chàm, trong số 9 cá thể rùa trên có 3 cá thể thuộc loài vích, 6 cá thể thuộc loài đồi mồi. cá thể rùa thuộc loài vích và đồi mồi được liệt kê trong Sách đỏ iucn về các loài bị đe dọa hoặc cực kỳ nguy cấp.

trước khi tiến hành thả, các cá thể rùa được nuôi dưỡng, trưng bày tại nhà đón tiếp ở khu cầu cảng cù lao chàm nhằm truyền thông đến cộng đồng và du khách về các giá trị của rùa biển và kêu gọi toàn thể cộng đồng trong việc bảo tồn loài sinh vật quý hiếm cũng như bvmt sinh thái.

ban quản lý khu bảo tồn biển đã gắn thẻ để theo dõi, giám sát các các thể rùa trên sau khi được thả về môi trường tự nhiên. b.hằng

tham gia đóng góp 16.678 ngày công lao động, phát quang 392,8 km đường giao thông nông thôn, nạo vét 63.700 m2 kênh mương, cống rãnh, đắp 31.500 m đê bao và đóng góp 947.400.000 đồng để xây, sửa cầu, cống đê bao… hàng năm, các cán bộ hội viên tham gia hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày môi trường thế giới 5/6; qua thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các cấp hội trong tỉnh đã phát động 100% hộ gia đình hội viên ccb đăng ký không gây ô nhiễm môi trường, xây dựng hố xí hợp vệ sinh, không bỏ rác nơi công cộng … tiêu biểu là thị xã vĩnh châu, huyện Thạnh trị đã tích cực tham gia vận động 11.695 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm xây dựng chuồng trại, có hố xí xử lý phân phù hợp; 12.851 hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh; trồng hoa hai bên đường giao thông nông thôn 10.729 m; huyện long phú vận động 580 hộ gia đình ccb xây dựng mô hình hố đổ rác gia đình theo quy định ở các xã phú hữu, hậu Thạnh, tân hưng, long Đức, châu khánh, Song phụng. Thực hiện phong trào "vì một thành phố văn minh", hội ccb Sóc trăng đã phát động hội viên thực hiện khẩu hiệu hành động "4 có, 4 không", trong đó có nội dung về bvmt, mỗi cơ sở nhận quản lý một vài tuyến đường đảm bảo "xanh, Sạch, Đẹp", góp phần ngăn chặn và hạn chế tình trạng ô nhiểm môi trường. năm 2014, hội ccb tỉnh đã vận động 100% cán bộ hội viên đăng ký và thực hiện đạt tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

tuy nhiên, thời gian qua, công tác bvmt của hội ccb tỉnh còn gặp một số khó khăn do công tác tuyên truyền vận động không được thường xuyên, liên tục và một bộ phận không nhỏ dân cư có đời sống khó khăn, không tích cực trong công tác bvmt, một số cơ sở sản xuất, nhất là cơ sở nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư còn xả rác, nước thải ra môi trường. Đối với vùng nông thôn, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa xử lý đúng quy định nên gây ô nhiễm nguồn nước.

Để công tác bvmt đạt hiệu quả hơn nữa, trong thời gian tới, hội ccb tỉnh Sóc trăng sẽ tăng cường công tác truyền thông đại chúng, nhất là qua đài truyền thanh, truyền hình kết hợp phát tờ rơi đến từng hộ gia đình; phối hợp tổ chức các hoạt động thiết thực bvmt như: ngày môi trường thế giới, ngày đa dạng sinh học, chiến dịch cho thế giới sạch hơn và tham gia các cuộc thi, hội thảo tìm hiểu về bvmt do trung ương và tỉnh phát động… đứC Anh

54 Số 8/2014

phát triển bền vững

Lập Thạch tăng cường bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

lập Thạch là một huyện miền núi, thuần nông của tỉnh vĩnh phúc. trong những năm qua,

cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh về kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực nông thôn trên địa bàn gia tăng đã làm ảnh hưởng đến đời sống người dân. Để nâng cao hiệu quả bvmt nông thôn, từ năm 2011, ubDn, ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới (ntm) của huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong xã nâng cao ý thức bvmt nông thôn. Đến nay, sau 3 năm thực hiện, hầu hết các xã trên địa bàn toàn huyện chủ động phát huy sức mạnh toàn dân, từng bước hoàn thành các nội dung, chỉ tiêu về môi trường (tiêu chí 17/19) là tiêu chí khó thực hiện nhất trong chương trình xây dựng ntm.

nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác bvmt, ubnD huyện đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh huy động các nguồn lực đầu tư cho các công trình về môi trường như: công trình cấp nước sạch nông thôn; xây dựng nghĩa trang nhân dân và xây dựng các khu chôn cất tập trung, bãi xử lý rác thải cho các xã; hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; di chuyển chuồng nuôi nhốt gia súc gia cầm ra xa khu dân cư.

kết quả bước đầu cho thấy, về cơ sở văn hóa và vật chất cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu trong chương trình xây dựng ntm, huyện đã vận động nhân dân nâng cấp nhà ở, công trình phụ hợp vệ sinh, đến nay 100% các hộ dân đã có nhà tiêu đảm bảo vệ sinh môi trường, 69,73 hộ dân ở khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. hoàn thành tiêu chí môi trường, năm 2013 toàn huyện đã có 3 xã (Thái hòa, tử Du và Đình chu) được chọn làm mô hình điểm trong chương trình xây dựng ntm toàn

tỉnh. tại các xã điểm, hội liên hiệp phụ nữ huyện đã triển khai cuộc vận động xây dựng "gia đình 5 không 3 sạch" tới 100% chi hội; vận động hội viên đóng góp 240 triệu đồng, 920 ngày công lao động xây dựng nhà văn hóa các thôn, đào 230 hố rác tại các hộ gia đình và vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh vào ngày thứ 6 hàng tuần. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền nội dung xây dựng nông thôn mới lồng ghép trong các buổi sinh hoạt hội, thu hút hàng nghìn lượt cán bộ, hội viên tham gia.

nhờ công tác dân vận, nhân dân trong huyện đã hiến trên 150.000 m2 đất, đóng góp hơn 9,3 tỷ đồng và 7.829 ngày công xây dựng ntm. toàn huyện đã triển khai xây dựng hơn 1.000 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo theo chương trình 167 của chính phủ, góp phần đưa tổng số nhà ở dân cư đạt chuẩn theo tiêu chí ntm lên 28.069 nhà. các đường giao thông liên xã, liên huyện được bê tông hóa. 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thực hiện đầy đủ các cam kết bvmt.

ngoài ra, ubnD huyện đã chỉ đạo các xã kiên quyết xóa bỏ các lò gạch thủ công, đến nay tình trạng vận chuyển đất trái phép cho các lò gạch thủ công đã chấm dứt. các hoạt động phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phòng ngừa, ngăn chặn nạn phá rừng, phục hồi nhanh diện tích rừng trồng được chú trọng.

Đối với các khu chăn nuôi tập trung, các trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ tại các xã, thị trấn, hầu hết các hộ chăn nuôi đã đầu tư, áp dụng công nghệ xử lý chất thải. trong tổng số 17.000 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, có hơn 11.000 hộ chăn nuôi có chuồng, trại hợp vệ sinh và trên 1.700 hộ xây dựng hầm khí biogas, nhờ đó nước thải, chất thải trong quá trình chăn nuôi được xử lý triệt để, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn.

bên cạnh đó, lượng rác thải trên địa bàn toàn huyện cũng đã được thu gom, xử lý. hiện tại toàn huyện có 19/20 xã, thị trấn đã quy hoạch và tiến hành xây dựng khu tập kết

V Cac hộ dân huyện Lập Thạch hiến đất làm đường xây dựng NTM

(Xem tiếp trang 67)

55Số 8/2014

nhìn ra thế giới

báo động nạn SĂn bắn Voi ChÂu phi Quá MứC

voi châu phi đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do tình trạng săn bắn

trái phép lấy ngà voi ngày càng gia tăng. Đây là cảnh báo đã được công bố trên tạp chí của viện hàn lâm khoa học mỹ.

Theo báo cáo, trung bình, mỗi năm có 33.600 con voi bị giết trong giai đoạn 2010 -2012. tính đến nay, tổng số voi châu phi bị giết hại lên tới hơn 100.000 con. Theo các chuyên gia, mặc dù, hiện nay tại botswana, namibia và nam phi, những chú voi châu phi đã được bảo vệ tốt hơn. tuy nhiên, nguy cơ tuyệt chủng của loài này vẫn hiện hữu, đặc biệt tại trung phi, tanzania và mozambique - nơi sinh sống của hơn 70% số voi sống trong môi trường tự nhiên. các chuyên gia nhấn mạnh, biện pháp hữu hiệu nhất để đảo ngược tình trạng này là kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp ngà voi. nV

CáC nghiÊp đoAn Mỹ phản đối ChInh SáCh Cắt giảM KhI thải độC hại

tại mỹ, đề xuất cắt giảm khí thải độc hại của chính quyền barack obama

hiện đang vấp phải sự phản đối của các nghiệp đoàn lao động. cụ thể, nghiệp đoàn công nhân điện international brotherhood of electrical Workers (ibeW) và nghiệp đoàn công nhân mỏ của mỹ united mine Workers of america (umWa) đã tổ chức chiến dịch phản đối đề xuất của cơ quan bvmt mỹ (epa) về việc các nhà máy điện đến năm 2030, phải cắt giảm 30% khí thải co2. chủ tịch nghiệp đoàn ibeW edwin hill cho rằng, kế hoạch trên đây của epa sẽ có ảnh hưởng lớn đối với toàn bộ nền kinh tế mỹ trong khi chỉ thu được hiệu quả rất nhỏ về việc giảm lượng khí thải độc hại toàn cầu.

Theo ông edwin hill, kế hoạch này sẽ làm khoảng 52.000 người bị thất nghiệp, đồng thời sẽ dẫn tới những thiệt hại và chi phí lớn khác khi các nhà máy điện chạy bằng than phải đóng cửa và phải xây dựng thêm các nhà máy điện mới. CV

WWF: ASEAn đối Mặt VƠi nguy CƠ Mất đA Dạng Sinh họC

quỹ bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) vừa cảnh báo các nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông

nam á (aSean) đang phải đối mặt với vấn đề "mất đa dạng sinh học (ĐDSh)".

Theo liên minh bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (iucn), aSean là khu vực có sự ĐDSh phong phú. mặc dù chỉ chiếm 3% diện tích bề mặt trái đất, nhưng khu vực này là nơi trú ngụ của 18% các loài động thực vật trên thế giới. mặc dù, aSean đã có công ước về ĐDSh và thực hiện nhiều biện pháp bảo tồn các hệ sinh thái và các khu vực bảo tồn ven biển tuy nhiên, hiệu quả vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở khu vực Đông nam á. Đây là khu vực có tỷ lệ mất rừng ngập mặn cao nhất thế giới (26%) trong 25 năm trở lại đây, đồng thời cũng dẫn đầu về tỷ lệ tổn thất các rạn san hô.

WWF cho rằng, sự tương tác giữa tất cả các loài động thực vật trong môi trường nhất định, cộng đồng của các sinh vật sống trong thiên nhiên và gia đình, cộng đồng, quốc gia cũng như thế hệ tương lai đều phụ thuộc vào nguồn tài nguyên này. ĐDSh mất đi cũng có nghĩa là an ninh lương thực bị đe dọa và con người sẽ phải đối mặt với hạn hán, nạn đói, thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh về nguồn nước giữa các vùng lãnh thổ. S.t

Mỹ Kêu gọi tÂy phi hợp táC Chống buÔn bán MA túy, động Vật hoAng Dã

trước tình trạng buôn bán ma túy và động vật hoang dã (ĐvhD) xuyên quốc gia ngày càng khó kiểm

soát, đe dọa đến an ninh khu vực và thế giới, chính phủ mỹ đã hối thúc các quốc gia tây phi tăng cường hợp tác đối phó với vấn nạn này.

phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh mỹ - châu phi lần thứ nhất, trợ lý ngoại trưởng mỹ về các vấn đề thực thi pháp luật và chống ma túy quốc tế William brownfield nhấn mạnh, cuộc chiến chống ma túy và buôn bán ĐvhD đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền mỹ.

ông William brownfield nêu rõ, Washington đã đẩy mạnh các biện pháp đối phó với vấn nạn này, trong đó có việc treo thưởng lên tới 5 triệu uSD cho những người cung cấp thông tin hữu ích, giúp bắt giữ các đối tượng đầu sỏ, triệt phá các mạng lưới buôn bán ĐvhD. chương trình hợp tác này phác thảo các điều luật và quy định cũng như chia sẻ thông tin tình báo về tài chính... nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán, vận chuyển ma túy từ nam mỹ qua tây phi để tuồn vào tây âu. t.t

56 Số 8/2014

Tình hình sản xuất, tiêu thụ amiăng và các bệnh liên quan tới amiăng

amiăng nằm trong danh mục chất thải nguy hại và danh mục các chất có

yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động. amiăng gồm 2 nhóm là Serpentine và amphibole. nhóm Serpentine: chrysotile (amiăng trắng) có dạng xoắn và cũng là loại sợi amiăng duy nhất còn tiêu thụ thương mại trên thị trường hiện nay. nhóm amphibole gồm: actinolite, amosite (amiăng nâu), crocidolite (amiăng xanh), tremolite, anthophylite, có cấu tạo dạng thẳng, hình kim, gọi chung là amiăng màu đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và không còn lưu thông trên thị trường từ cách đây 20 năm.

hiện có khoảng trên 3.000 sản phẩm có chứa amiăng, được sử dụng cho công nghiệp xây dựng, cách nhiệt, cách điện, cách âm, má phanh, đóng tàu thủy... amiăng còn được sử dụng trong công nghệ quốc phòng, du hành vũ trụ, nhà máy điện hạt nhân. trên

thế giới, amiăng được sản xuất với sản lượng khoảng 2 triệu tấn/năm. bốn nước sản xuất amiăng hàng đầu thế giới là: nga, trung quốc, braxin và kazakhstan. từ năm 2010 đến nay, 4 nước này sản xuất amiăng chiếm  từ 94% đến 99% tổng sản lượng của thế giới. năm 2011, châu á và trung Đông tiêu thụ 85% lượng amiăng toàn cầu; nam mỹ chiếm 10,6%, châu âu chiếm 3,9%; châu phi và trung bắc mỹ gần như không sử dụng. hiện nay đã có 54 nước đã cấm sử dụng và chỉ còn 35 nước sử dụng amiăng trắng.

tất cả các loại amiăng, kể cả amiăng trắng (chrysotile) được khẳng định là có hại cho sức khỏe. Sau 40 năm nghiên cứu, từ năm 1973, cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (iarc) thuộc tổ chức Y tế Thế giới (Who) đã có đủ bằng chứng trên người và thực nghiệm để xếp tất cả các loại amiăng vào nhóm 1 là các chất gây ung thư ở người. các bằng chứng

là rõ ràng và tiếp tục được tích lũy, cập nhật. tạp chí chuyên đề số 100c của iarc năm 2012 đã kết luận sau khi rà soát hàng trăm nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí quốc tế "mặc dù có sự khác biệt về mức độ độc hại trong các nghiên cứu của nhiều tác giả được công bố, nhưng kết luận chung là tất cả các loại amiăng, bao gồm cả amiăng trắng, đều gây ung thư" và "không có ngưỡng an toàn cho các chất gây ung thư". các nước mỹ, Đức, ôxtrâylia, liên minh châu âu đều khẳng định tất cả các loại amiăng bao gồm cả amiăng trắng là chất gây ung thư ở người.

amiăng xâm nhập vào cơ thể và gây hại chủ yếu qua đường hô hấp, khi người lao động và người sử dụng hít phải bụi hô hấp có chứa bụi amiăng phát tán trong môi trường. các công việc phát sinh bụi chủ yếu trong quy trình sản xuất (xé bao, nghiền, trộn, khoan, nổ mìn…) hay trong sử dụng tại cộng đồng khi người dân khoan, cắt, phá dỡ đập các tấm lợp, vật liệu có chứa amiăng, sử dụng các vật liệu amiăng để làm đường, đổ làm móng nhà….

tác hại của amiăng đến sức khỏe người lao động và cộng đồng được biết đến là gây bệnh bụi phổi-amiăng, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô ác tính (màng phổi, màng bụng, màng tim), mảng màng phổi, tràn dịch và dày màng phổi, ung thư thực quản, buồng trứng. người tiếp xúc với amiăng thường phát bệnh sau khi tiếp xúc rất lâu từ 20-30 năm nên thường đến khi người lao động nghỉ hưu mới mắc bệnh.

amiăng là chất gây ung thư nghề nghiệp quan trọng nhất ước tính gây ra 1/2 số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp trên thế giới.

V Amiăng gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người

nhìn ra thế giới

57Số 8/2014

nhìn ra thế giới

gánh nặng bệnh tật toàn cầu do amiăng là mỗi năm có hơn 100.000 người chết và hơn 1,5 triệu người phải sống với khuyết tật. Số người chết do ung thư phổi là 41.000 người. Số người chết do ung thư trung biểu mô ác tính là 59.000 người. amiăng là nguyên nhân của 80% các trường hợp bị ung thư trung biểu mô ác tính ở người. Số người chết do ung thư trung biểu mô ác tính ngày càng gia tăng ở các nước phát triển đã sử dụng nhiều amiăng trong quá khứ.

như vậy, biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ các bệnh do amiăng cho tương lai là cấm toàn bộ các loại amiăng ngay từ bây giờ. bởi việc xử lý chất thải amiăng là rất tốn kém và khó thực hiện một cách an toàn. có thể thấy rõ là chi phí loại bỏ amiăng bao gồm việc loại bỏ tiếp xúc với amiăng, loại bỏ amiăng; tăng cường giám sát y tế. Theo ước tính của Who, riêng chi phí ở tây âu và mỹ là khoảng 280 tỷ uSD.

đưa amiăng trắng vào phụ lục iii của Công ước Rotterdam

công ước rotterdam về thủ tục thỏa thuận được thông báo trước đối với các hóa chất độc hại và thuốc bảo vệ thực vật trong thương mại quốc tế (công ước rotterdam) là một công ước đa phương nhằm thúc đẩy chia sẻ trách nhiệm liên quan đến nhập khẩu hóa chất độc hại. công ước thúc đẩy trao đổi cởi mở thông tin và kêu gọi các nhà xuất khẩu hóa chất độc hại sử dụng biện pháp dán nhãn thích hợp, bao gồm hướng dẫn về xử lý an toàn và thông báo cho người mua về bất kỳ hạn chế hay biện pháp cấm được biết đến.

một trong những chất được quy định trong công ước là các loại amiăng: actinolite, anthophyllite, amiăng nâu, amiăng xanh và tremolite.

bốn lần nỗ lực của công ước rotterdam nhằm đưa amiăng trắng vào danh sách được đồng thuận thông báo trước của công ước đã không thành công vì sự vận động hành lang và hành động phản đối của các nước nga và ấn Độ.

tính đến tháng 9/2013, công ước rotterdam đã có 154 thành viên, trong đó bao gồm 153 quốc gia và liên minh châu âu. Tháng 12/2012, ban Đánh giá hóa học của công ước rotterdam quyết định đề nghị hội nghị các quốc gia thành viên họp vào tháng 4/2013 xem xét đưa danh sách các hóa chất, trong đó có một loại chất độc hại vào phụ lục iii của công ước là amiăng trắng. trong số 143 quốc gia tham dự hội nghị, có 7 quốc gia là nga, kazakhstan, kyrgyzstan, ukraina, Zimbabwe, ấn Độ và việt nam đã phản đối danh sách này. hội nghị đã không đạt được sự đồng thuận do đó amiăng trắng không được đưa vào phụ lục iii của công ước rotterdam.

trước những tác hại nghiêm trọng của amiăng đối với sức khỏe con người, Who và ilo (tổ chức lao động quốc tế) khuyến cáo cấm toàn bộ các loại amiăng như biện pháp hiệu quả nhất nhằm loại trừ bệnh tật liên quan tới amiăng với các lý do:

các bằng chứng tiếp tục cho thấy, các quốc gia đang gánh chịu bệnh tật liên quan tới amiăng tỉ lệ thuận với việc tiêu thụ amiăng của quốc gia đó. Điều này một lần nữa khẳng định rằng, gánh nặng bệnh tật liên quan tới amiăng tại các quốc gia (đang phát triển) là bắt nguồn từ sự phục thuộc quá lớn vào amiăng trong những thập niên trước đó, bất chấp mọi nỗ lực để đảm bảo "sử dụng an toàn" amiăng.

lập luận kinh tế về "chi phí thấp" của các sản phẩm chứa amiăng thường được viện dẫn

như là lý do để tiếp tục sử dụng amiăng, đặc biệt là trong việc cung cấp các tấm lợp giá rẻ cho người nghèo. tuy nhiên, yếu tố "giá rẻ" cần phải được cân nhắc trong mối tương quan với những chi phí bồi thường cho các công nhân làm việc trong ngành công nghiệp amiăng do mắc các bệnh liên quan tới amiăng. bên cạnh đó, cũng phải tính đến những khoản chi phí cho rất nhiều người, đặc biệt là những người nghèo đang phải sống trong những căn nhà sử dụng các tấm lợp độc hại. những chi phí cho việc dỡ bỏ các vật liệu có chứa amiăng được chứng minh là rất lớn,  là nguyên nhân trì hoãn việc cấm amiăng ở nhiều quốc gia.

an ninh xã hội là một lý do khác cho việc áp dụng lệnh cấm hoàn toàn amiăng. kinh nghiệm tại các quốc gia phát triển cho thấy, nhiều vụ náo động và các vụ kiện cá nhân chống lại chính phủ do chính phủ không bảo vệ sức khỏe cộng đồng chấp thuận việc tiếp tục sử dụng amiăng.

Đã có những vật liệu thay thế amiăng được sản xuất ở quy mô công nghiệp trên thế giới nói chung và việt nam nói riêng. công nghệ sản xuất các tấm lợp không amiăng được phát triển tại việt nam là một cơ hội cho giải quyết việc làm tại địa phương và cơ hội để việt nam xác lập vị trí trong ngành công nghiệp xanh tại khu vực. tăng cường việc sản xuất các sản phẩm này cũng sẽ làm giảm giá của các tấm lợp không amiăng bao gồm cả việc phục vụ cho những người nghèo. cần phải hành động kịp thời để ngăn chặn việc tiếp tục sử dụng amiăng làm vật liệu xây dựng và cấm hoàn toàn tất cả các loại amiăng để bảo vệ cuộc sống, hỗ trợ phát tăng trưởng kinh tế bền vững và đảm bảo sự ổn định xã hội của việt namn

nguyễn hằng

58 Số 8/2014

Đánh giá rủi ro (Đgrr) sinh vật biến đổi gen (SvbĐg) nói chung và cây ngô biến

đổi gen kháng sâu (cnbĐgkS) nói riêng là nội dung đã được quy định. nghiên cứu này nêu tổng quan các vấn đề về Đgrr cnbĐgkS đối với môi trường và đa dạng sinh học (mt&ĐDSh) để làm cơ sở thực hiện trong điều kiện ở việt nam.

i. Mở đầuTheo báo cáo toàn cầu về cây

trồng công nghệ sinh học năm 2013 (iSaaa, 2013), tổng diện tích cây trồng biến đổi gen trên thế giới đạt 175,2 triệu ha, tăng hơn 100 lần so với năm 1996. trong đó, các sự kiện ngô biến đổi gen được thương mại hóa nhiều nhất với 130 sự kiện ở 27 quốc gia.

hiện cây ngô biến đổi gen được đưa vào khảo nghiệm ở việt nam, gồm 6 sự kiện. bộ tn&mt đang xem xét hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho các sự kiện này để giải phóng ra môi trường.

các yêu cầu Đgrr SvbĐg đối với mt&ĐDSh đã được quy định tại nghị định số 69/2010/nĐ-cp ngày 21/6/2010 của chính phủ về an toàn sinh học đối với SvbbĐg, mẫu vật di truyền và sản phẩm của SvbĐg (sau đây gọi tắt là nghị định số 69) và các văn bản hướng dẫn nghị định. tuy nhiên, hiện chưa có hướng dẫn chung cho tất cả các nước trên thế giới về Đgrr SvbĐg đối với mt&ĐDSh. các nước hay vùng lãnh thổ (ví dụ như mỹ, canađa, châu âu, ôxtrâylia…) đã đưa ra các hướng dẫn Đgrr SvbĐg đối với mt&ĐDSh trên cơ sở các mục tiêu

về bảo vệ mt&ĐDSh của riêng họ. trong bối cảnh này, việt nam trên cơ sở các quy định của nghị định số 69 cần có những hướng dẫn thống nhất về Đgrr SvbĐg đối với mt&ĐDSh.

ngoài ra, thực tế quá trình xem xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học các sự kiện ngô biến đổi gen cho thấy, tất cả các sự kiện ngô biến đổi gen này đã được thương mại hóa trên thế giới (ví dụ như mon89034, nk63, bt11….) nên việc Đgrr các sự kiện chuyển gen này đối với mt&ĐDSh đã được thực hiện ở nhiều vùng sinh thái trên thế giới. khi các sự kiện chuyển gen này được đưa vào việt nam, do chưa có những hướng dẫn chi tiết về Đgrr nên tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ đã sử dụng không thống nhất cách tiếp cận, phương pháp hay quy trình trong Đgrr SvbĐg.

Do vậy, nghiên cứu này sẽ tổng quan về cách tiếp cận, phương pháp và nội dung Đgrr cnbĐgkS đối với mt&ĐDSh để làm cơ sở tiến hành trong điều kiện sinh thái của việt nam.

ii. Kết Quả nghiên Cứu VA thảo Luận

2.1. nguyên tắc, cách tiếp cận đgRR

Đgrr SvbĐg đối với mt & ĐDSh được dựa trên nguyên tắc:

nguy cơ (hazard) x điều kiện phơi nhiễm (exposure) = rủi ro (risk)

nguy cơ và điều kiện phơi nhiễm là hai điều kiện cần và đủ để rủi ro có thể xảy ra. việc Đgrr cây trồng chuyển gen phải đảm bảo tính khoa học, minh bạch và được tiến hành theo các phương pháp, kỹ thuật trong nước và quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận. việc đánh giá rủi ro của cây trồng chuyển gen được tiến hành theo từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào sinh vật chuyển gen, mục đích sử dụng và môi trường tiếp nhận sinh vật chuyển gen đó, đồng thời cần tính đến các yêu cầu đặc thù về trồng trọt và sự có mặt của cây trồng khác trong môi trường. rủi ro của cây trồng chuyển gen được đánh giá trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa cây trồng chuyển gen và cây trồng đối chứng thích hợp trong cùng điều

Tổng quan đánh giá rủi ro cây ngô biến đổi gen kháng sâu đối với môi trường và đa dạng sinh học ThS. ngÔ xuÂn QuýCục Bảo tồn Đa dạng sinh học

Risk assessment of genetically modified organisms in general and pest resistant genetically modified maize in particular has

been regulated. This study provides an overview of environment and biodiversity risk assessment of pest resistant genetically modified maize. Results of the study are input for designing the risk assessment in the Vietnamese context. This design will identify activities needed to have experiments to collect and verify data in the Vietnamese ecological context.

nghiên cứu

59Số 8/2014

nghiên cứu

kiện. giả thiết cơ bản của đánh giá so sánh đối với các cây chuyển gen là đặc điểm sinh học của cây trồng truyền thống và các cây này được sử dụng làm vật liệu tạo ra các cây trồng biến đổi gen. trong đánh giá an toàn mt&ĐDSh, cần sử dụng thích hợp các kiến thức và kinh nghiệm trước đó và các đối chứng để nhấn mạnh sự khác biệt liên quan đến cây trồng biến đổi gen trong môi trường. biến đổi di truyền của cây trồng có thể dẫn đến những hiệu quả mong muốn hoặc không mong muốn. Đgrr môi trường tập trung vào phát hiện và mô tả cả hai loại hiệu quả này về khả năng gây ảnh hưởng xấu đến mt&ĐDSh. các tác động có thể là trực tiếp hay gián tiếp, biểu hiện tức thì hoặc lâu dài sau đó, bao gồm cả các tác động tích lũy lâu dài.

2.2. Mô hình đánh giá rủi rotừ những năm 1983, ủy ban

nghiên cứu quốc gia mỹ (nrc, 1993) đã phát triển một khung đánh giá rủi ro sức khỏe của SvbĐg, gồm 4 bước: xác định nguy cơ; Đánh giá việc đáp ứng nồng độ; Đánh giá phơi nhiễm; Đặc điểm rủi ro. tuy nhiên, khung Đgrr này chưa làm rõ được độ lớn cũng như quy mô của phơi nhiễm trong khu SvbĐg có thể biến đổi, sinh sản và phát tán. năm 1998, cơ quan bvmt mỹ (epa, 1998) đã phát triển một khung Đgrr sinh thái của SvbĐg, gồm 4 bước: hình thành vấn đề; phân tích; Đặc điểm rủi ro và quản lý rủi ro. cơ quan môi trường của anh (uk, 1994) đưa ra một khung Đgrr gồm 3 bước: xác định rủi ro; ước lượng rủi ro; lượng hóa rủi ro.

hiện nay, mô hình Đgrr của ủy ban an toàn thực phẩm châu âu (eFSa, 2010) được đánh giá là đầy đủ và được sử dụng rộng rãi trên thế

giới, gồm 6 bước được thể hiện trong sơ đồ sau:

2.3. nội dung đgRRa. Đánh giá khả năng phát tán

genSự phát tán gen là hiện tượng

sinh học bình thường, xảy ra qua sự thụ phấn chéo trong và giữa các loài có sự tương hợp về giới tính và tạo ra con cháu (sự phát tán gen dọc), sự chuyển các gen từ sinh vật không phải là họ hàng không thông qua giao phối (sự phát tán gen ngang) hoặc thông qua sự di chuyển của hạt giống hoặc các thể sinh dưỡng vào môi trường mới. Sự phát tán gen có thể xảy ra giữa các loài cây trồng, từ cây trồng đến các loài hoang dại và thậm chí từ loài hoang dại đến cây trồng. phát tán gen là một hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, là một trong những nhân tố quan trọng của tiến hóa và phát sinh loài mới ở thực vật có hoa (anderson, 1961; reiseberg và Wendel, 1993; ellstrand, 1999) và được khai thác sử dụng trong lịch sử phát triển giống cây trồng bằng phương pháp lai truyền thống.

có 3 con đường phát tán gen ở cây trồng, bao gồm: phát tán gen thông qua hạt phấn, phát tán gen thông qua hạt giống và phát tán gen thông qua sinh sản vô tính. phát

tán gen thông qua hạt phấn là sự di chuyển các gen thông qua sự thụ

phấn giữa các cá thể của các quần thể khác nhau. phát tán gen thông qua hạt là sự di chuyển của các gen thông qua sự phát tán hạt giữa các quần thể khác nhau. phát tán gen thông qua sinh sản vô tính là sự di chuyển của các gen thông qua sự phát tán các bộ phận sinh dưỡng của các quần thể khác nhau.

phát tán gen ở cây trồng chuyển gen là một vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc. tuy nhiên, đánh giá các tác động gây ra do hiện tượng phát tán gen chuyển là một thách thức lớn vì khó dự đoán các tác động sinh

thái của gen chuyển đã được đưa vào các nền di truyền khác nhau hoặc được biểu hiện trong các điều kiện sinh thái khác nhau. Thực tế, các cây trồng tiếp nhận gen chuyển sẽ tiếp tục tiến hóa dưới tác động áp lực của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo trong điều kiện đồng ruộng. quan trọng hơn, nếu các gen chuyển nạp đã được chuyển vào một quần thể mới thì khó loại bỏ chúng ra khỏi môi trường nếu các gen này tồn tại và phát tán một cách hiệu quả trong quần thể (Johnston, 2008). Do đó, những vấn đề liên quan đến phát tán gen như loại hình phát tán gen, loại gen phát tán, nguyên nhân dẫn đến phát tán gen và những điều kiện gặp phải khi các gen chuyển được đưa vào một quần thể nhận thông qua phát tán gen là những thông tin hữu ích trong đánh giá hậu quả tiềm ẩn của chúng.

Để một gen chuyển có thể được truyền qua con đường hạt phấn và phát tán vào quần thể cây hoang dại, sự lai tạm thời phải được thực hiện thành công, giữa cây trồng và các loài nhận gen phải có sự tương hợp về mặt sinh sản. chỉ có quá trình thụ tinh sẽ dẫn đến việc lai hoặc tổ hợp các gen

60 Số 8/2014

sau này vào một quần thể hoang dại và khi đó có thể dẫn đến những hậu quả khác nhau về sinh thái và môi trường. nói chung, các cây có sự tương hợp về mặt sinh sản thường cùng một loài hoặc các loài có quan hệ họ hàng gần gũi. nếu con lai giữa cây trồng chuyển gen và cỏ dại/loài hoang dại có thể tạo ra hạt và phát triển thành cây hữu thụ thì các con cháu đời sau có thể lai chéo với các cây cỏ dại hay loài hoang dại dẫn tới sự tái tổ hợp của các gen chuyển ở các thế hệ tiếp theo sẽ phụ thuộc vào khả năng hữu thụ của các con lai và áp lực chọn lọc trên cây tiếp nhận gen chuyển. các cây trồng có thể tiếp nhận hạt phấn từ các cây cỏ dại hoặc họ hoang dại để tạo ra con lai ở các thế hệ sau để tiếp tục phát tán.

các nghiên cứu để tìm hiểu về nguy cơ phát tán gen của cây trồng chuyển gen được tiến hành với các nội dung liên quan đến một số điều kiện để sự phát tán gen có thể diễn ra gồm: các cây trồng tương hợp về mặt sinh sản thuộc cùng loài hoặc họ hàng gần phải đang tồn tại ở gần vị trí trồng cây trồng chuyển gen; các cây trồng phải nằm trong phạm vi phát tán hạt phấn hoa đối với cây trồng chuyển gen; Thời gian tung phấn của cây trồng chuyển gen phải trùng với thời điểm cây trồng nhận phấn; các con cháu tạo ra phải sống sót và hữu dục.

nhiều nghiên cứu đánh giá về khả năng phát tán gen đã được tiến hành trên ngô chuyển gen. ngô là cây giao phấn chéo nhờ gió điển hình. nhìn chung, sự hình thành và tồn tại của hạt phấn ở các giống ngô chuyển gen thương mại hiện nay phần lớn không có sự thay đổi so với các giống truyền thống. Do vậy, sự phát tán hạt phấn và tỷ lệ lai chéo cũng xuất hiện với tỷ lệ tương tự như đối với các giống ngô khác. khi đánh giá khả năng phát tán gen của ngô chuyển gen thông qua giao phấn chéo nhờ gió, các vấn đề liên quan đến sự phát tán hạt phấn cần quan tâm là khả năng tồn tại của hạt phấn và các yếu tố hạn chế khác giống như các giống ngô thông thường. trên đồng ruộng, phần lớn hạt phấn ngô rơi trong khoảng 5 m so với bờ ruộng (Sears và Stanley-horn, 2000;

pleasants, 1999). trong nghiên cứu của Stanleyhorn về các cánh đồng trồng 7 giống ngô biến đổi kháng sâu khác nhau cho thấy 84-92% hạt phấn rơi trong khoảng 5 m và trong khoảng 25-30 m có khoảng 96-99% hạt phấn và toàn bộ hạt phấn đều rơi trong khoảng 100 m. mặc dù hạt phấn có thể được phát tán nhưng để xảy ra phát tán gen thì hạt phấn của cây chuyển gen phải tồn tại, rơi trên vòi đầu nhụy của cây nhận và cạnh tranh với hạt phấn khác để có khả năng thụ phấn chéo. nghiên cứu của loubet và Foueillassar (2003) đã đưa ra kết luận, những hạt phấn có màu sáng ít có khả năng tồn tại cũng như có thể phát tán trong khoảng cách xa và hạt phấn bị chết trong 2 giờ khi độ ẩm không khí là 70%, nhiệt độ là 20oc hoặc chỉ tồn tại trong 1 giờ ở nhiệt độ 30oc.

b. Đánh giá khả năng trở thành cỏ dại hoặc xâm lấn

trong các cây trồng chuyển gen thương mại hiện nay, nguy cơ phát triển thành cỏ dại được đặc biệt quan tâm. nếu cây trồng biến đổi gen được trồng ở những nơi có loài họ hàng hoang dại sinh trưởng, hiện tượng lai tự nhiên có thể xảy ra. gần như tất cả các cây trồng quan trọng trên thế giới đều có thể lai được với loài hoang dại. có ít nhất 44 cây trồng đã được chứng minh về khả năng lai với loài hoang dã, trong đó có 12 cây được trồng rộng rãi, bao gồm cả cây ngô (ellstrand, 1999). phát tán gen từ cây trồng chuyển gen sang các họ hàng dại có thể tăng các đặc trưng của cỏ dại, làm cho các loài cỏ dại hiện có tăng cường khả năng tồn tại và xâm lấn trong môi trường. mặt khác, cây trồng biến đổi gen cũng có thể nhận các gen quy định các đặc tính của cỏ dại dẫn đến một cây trồng có thể trở thành cỏ tồn tại lâu dài và có khả năng xâm lấn. hai mối quan tâm chính về phát tán gen và sự xuất hiện cỏ dại là: một loài hoang dại hoặc cỏ dại xâm lấn và tồn tại lâu dài trong các cánh đồng có khả năng trở thành loài cỏ có tính xâm lấn mạnh và hiệu quả hơn; một cây trồng biến đổi gen tồn tại từ vụ trước hay con lai giữa cây trồng biến đổi gen với họ hàng hoang dại có khả năng trở thành cỏ dại có tính xâm

lấn cao sau khi tổ hợp các gen chuyển quy định tính trạng chống lại các ức chế sinh học và phi sinh học.

một cây trồng thương mại trở thành cỏ dại nếu nó sống sót lâu hơn đời sống của nó (chẳng hạn như qua một mùa đông) hoặc toàn bộ hạt có thể nảy mầm và tác động đến một cây trồng thay thế trong chu kỳ sinh trưởng tiếp theo. cây ngô không có khả năng tồn tại trong môi trường hoang dại sau một quá trình thuần hóa kéo dài từ teosinte. mặc dù ngô từ vụ trước có thể nảy mầm trong mùa vụ tiếp theo nhưng nó không thể tồn tại như cây cỏ dại vì ngô không có khả năng duy trì sinh sản nếu không có sự chăm sóc của con người (neibur, 1993). trái ngược với các cây trồng hoang dại, bắp ngô mang hạt ngô được bao bọc trong lá bao, vì vậy khả năng tự phát tán hạt ngô trong tự nhiên rất khó xảy ra. Sự sống của cây ngô phụ thuộc vào các điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm hạt giống, kiểu gen, sự bảo vệ của vỏ và giai đoạn phát triển. ngô không phải là loại cỏ dại tồn tại dai dẳng và hạt giống ngô chỉ có thể tồn tại dưới một phạm vi hẹp của điều kiện khí hậu. những cây ngô tự mọc dễ dàng sẽ bị chết do lạnh hoặc dễ dàng kiểm soát bằng các phương pháp nông học thông thường như canh tác đất và sử dụng các chất diệt cỏ chọn lọc (neibur, 1993). ngô không có khả năng duy trì sinh sản nếu không có sự canh tác của con người và không xâm hại môi trường sống tự nhiên (oecD, 2003).

xem xét cây ngô ở điều kiện việt nam cho thấy, yếu tố lai xa giữa chi trong cùng một tông maydeae là chi Zae, euchlaena, coix và tripsacum. Theo danh lục các loài thực vật việt nam tập 3 (nguyễn tiến văn, 2005) và một số tài liệu khác trên thế giới, chi euchlaena có thể lai với chi Zea nhưng lại không tồn tại ở việt nam, chi coix (có một loài được nhập trồng tại việt nam là cây bo bo, ý Dĩ) không lai được với chi Zea, chi tripsacum (cũng có một loài được nhập trồng tại việt nam là cỏ Watemala, làm thức ăn gia súc) được cho là chỉ lai được với chi Zea

nghiên cứu

61Số 8/2014

nghiên cứu

trong một số điều kiện nhất định (mangelsdorf, 1986; engle, 1984; ramirez and dela vina, 1996; arago, 1997). như vậy, khả năng sự kiện chuyển gen của cnbĐgkS bị phát tán sang các loài thực vật gần gũi về sinh sản giữa các loài trong một chi, giữa các chi trong một tông trong điều kiện canh tác hay trong tự nhiên là ít xảy ra ở việt nam.

c. Đánh giá khả năng gây tác động đến sinh vật không chủ đích

về lý thuyết, mỗi cây trồng chuyển gen, thậm trí mỗi sự kiện có thể có một tác động cụ thể riêng biệt nào đó đến các loài sinh vật không chủ đích (bourgnet, 2002). Theo romeis (2008), các nhà khoa học châu âu và bắc mỹ đã thống nhất nhận định rằng khái niệm đánh giá khoa học về rủi ro của cây trồng chuyển gen với các sinh vật không chủ đích cũng tương tự như khái niệm về đánh giá tác động của các thuốc trừ sâu tổng hợp với chúng mặc dù kiểu tác động gây độc của độc tố protein của cây chuyển gen có thể khác với thuốc trừ sâu tổng hợp. các quy trình được xây dựng để đánh giá tác động của các thuốc trừ dịch hại với các sinh vật không chủ đích chính là cơ sở cho việc xây dựng các thí nghiệm đánh giá tác động của cây trồng chuyển gen với các sinh vật không chủ đích (romeis, 2008). từ luận điểm này các nhà khoa học đã thiết kế các trình tự và quy trình nghiên cứu đánh giá tác động của cây trồng chuyển gen với các sinh vật không chủ đích. các nhà khoa học cho rằng, trong thực tế chỉ một phần nhỏ các loài chân khớp được lựa chọn và đưa vào đánh giá tác động của cây chuyển gen với ĐDSh (romeis, 2008). Do vậy, việc lựa chọn các sinh vật không chủ đích để đánh giá ở các khảo nghiệm đồng ruộng tùy

thuộc vào điều kiện sinh thái cụ thể của từng quốc gia. Theo ý kiến của các chuyên gia thì các loài được chọn để đánh giá phải đại diện cho tầm quan trọng về mặt sinh thái và kinh tế và phải đại diện cho các nhóm sinh vật có chức năng sinh thái khác nhau như nhóm các loài bắt mồi ăn thịt, các loài ký sinh sâu hại, các loài thụ phấn và các loài tiêu thụ tàn dư thực vật; ở một vài trường hợp các loài mang ý nghĩa văn hóa và thẩm mỹ học cũng được lựa chọn để đánh giá (romeis, 2008). tác động của ngô chuyển gen với môi trường và các loài sinh vật không chủ đích được đánh giá và kết luận dựa trên cơ sở so sánh dữ liệu của các chỉ tiêu trên giữa các công thức trồng ngô chuyển gen và công thức trồng ngô không chuyển gen ở các thời điểm xác định trong một vụ ngô khảo nghiệm (bourguet, 2002; pilcher, 1997; orr & landis, 1997; lozzia, 1999, Stanley-horn, 2001, candolfi, 2004).

d. Đánh giá khả năng tác động bất lợi đến các quá trình sinh học tự nhiên của hệ sinh thái đất

các nghiên cứu về biểu hiện của protein trong thực vật biến đổi gen bt cho thấy không có sự tác động tiêu cực hay tiềm ẩn đối với các vi sinh vật đất hay các vi sinh vật có liên quan với cây (Flores và cộng sự, 2005; koskella và Stotzky (2002). protein cry chưa có biểu hiện độc tính đối với vi khuẩn, nấm và tảo. các kết quả được công bố từ phòng thí nghiệm và khảo nghiệm đồng ruộng cho thấy, tác động của ngô bt đối với chức năng đất và ĐDSh không vượt quá phạm vi của sự biến động "tự nhiên" (blackwood, 2004; motavelli cs., 2004; evans, 2002). ngoài ra, một số nghiên cứu trên đồng ruộng quần thể không phải côn trùng không chủ đích ở ngô bt đã được thực hiện

và chưa phát hiện ảnh hưởng xấu đến động vật không xương sống không chủ đích (Saxena & Stotzky, 2001).

một số vấn đề khác được đặt ra với cây trồng chuyển gen đó là ảnh hưởng của nó đến hệ sinh thái đất. Đó là, protein bt có thể xâm nhập vào trong đất qua các con đường khác nhau: Dịch tiết của rễ, tàn dư thực vật sau khi thu hoạch và có thể thông qua hạt phấn khi tung cờ. nhiều nghiên cứu cho rằng, khi ở trong đất, có thể độc tố bt được hấp thụ hoặc bám vào các hạt sét, các thành phần mùn hoặc hệ phức hữu cơ - khoáng và do đó, nó được bảo vệ chống lại sự phân hủy của vi sinh vật. Do vậy, khi được tích lũy đến một ngưỡng nồng độ có thể gây ảnh hưởng đến thành phần và hoạt động của hệ vi sinh vật đất (tapp và Stotzky, 1995; crechhio và Stotzky, 1998; Stotzky, 2000; crechhio và Stotzky, 2001).

iii. Kết Luận VA Kiến nghịnghiên cứu này là cơ sở để thiết

kế các hoạt động Đgrr cây ngô biến đổi gen kháng sâu đối với môi trường và ĐDSh trong điều kiện ở việt nam. trong đó sẽ xác định những hoạt động nào cần phải tiến hành khảo nghiệm để thu thập, kiểm chứng lại số liệu trong điều kiện sinh thái của việt nam.

Đgrr cây ngô biến đổi gen kháng sâu đối với môi trường và ĐDSh ở việt nam cần được dựa trên cơ sở các quy định về lĩnh vực này và các kết quả khoa học đã được công bố ở trong và ngoài nước.

nghiên cứu được xem là một phần của cơ sở dữ liệu nền trong quá trình Đgrr cây ngô biến đổi gen kháng sâu đối với môi trường và đa dạng sinh học. Do vậy, cần được thường xuyên cập nhật và đánh gián

TàI LIệu THaM KHảo O Blackwood, C.B. and Buyer, J.S., 2004. Soil microbial communities associated with Bt and non-Bt Corn in three soils. Journal of

Environmental Quality. 33, 832-836. O Evans, H.F., 2002. Environmental Impact of Bt Exudates from Roots of Genetically Modified Plants. Defra-Report (EPG 1/5/156). O EFSA, 2010, Guidance on the environmental risk assessment of genetically modified plants. O Ellstrand,N. C., H. C.Prentice, and J. F. Hancock. 1999. Gene flowand introgressionfromdomesticated plants intotheir wildrelatives.

Annual Review ofEcology and Systematics30: 539-563. O ISAAA, 2013, Global status of commercialized biotech/GM crops: 2013, Brief 46. O Jörg Romeis, 2008, Harmonizing the Non-target Risk Assessment for GM Crops.

62 Số 8/2014

thành phần, khối lượng chât thải răn sinh hoat tư hô gia đinh Và khả năng thu hồi, tái chê:

Nghiên cứu điển hình tại quận 1, TP. Hồ Chí MinhtRần thị Mỹ DiÊu, Lê Minh tRƯƠng VA nguyễn tRung ViÊt Khoa Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Văn Lang

kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (ctrSh) chỉ từ hộ gia đình hiện nay trên địa

bàn tp. hcm dao động trong khoảng 2,1-2,5 kg/hộ/ngày, đêm (0,53-0,63 kg/người/ngày, đêm). Sau khi phân loại thành 2 thành phần: chất thải rắn thực phẩm (ctrtp) và ctr còn lại ctrcl), mỗi thành phần đã trở nên "sạch hơn". chất thải thực phẩm (cttp) chiếm 80,1 - 90,0% trong phần ctrtp. trong thành phần ctr còn lại, phế liệu chiếm 12,2 - 18,0%, chất thải có thể đốt thu hồi nhiệt năng chiếm 40,1 - 50,0%. ctrSh phát sinh từ hộ gia đình chiếm khoảng 50% tổng lượng ctrSh của cả thành phố, do đó nếu chương trình phân loại ctr tại nguồn (plctrtn) đối với hộ gia đình thực hiện thành công sẽ giúp chuyển một lượng đáng kể chất thải thành nguyên liệu tái chế và có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của các khâu còn lại trong hệ thống quản lý ctrSh của tp.

i. giƠi thiÊu Chungtp. hcm là đô thị lớn, đứng thứ 2 của

việt nam về diện tích (2.095 km2 so với hà nội 3.325 km2) và lớn nhất việt nam về dân số (gần 10 triệu dân) cũng như phát triển kinh tế - xã hội. với gần 2 triệu hộ gia đình; hàng chục ngàn nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh các loại; hàng ngàn cơ sở đào tạo; hàng trăm cơ sở y tế; trên 10.000 phòng khám tư nhân; gần 12.000 cơ sở sản xuất trong và ngoài các khu/cụm công nghiệp, khu chế xuất… mỗi ngày tp. hcm thải ra khoảng 10.000 - 11.000 tấn các loại ctr (không kể các loại bùn thải). trong đó, ctrSh phát sinh từ các khu dân cư, khu thương mại, cơ quan, trường học, văn phòng làm việc, cơ sở công nghiệp (nhà ăn, văn phòng), cơ sở y tế không lây nhiễm (nhà ăn, văn phòng, phòng bệnh nhân) khoảng

9.000 tấn/ngày. với tốc độ tăng khối lượng khoảng 6 - 8% năm (nguyễn trung việt, 2012), ctrSh đang là mối quan tâm lớn nhất với nhiều hiểm họa về môi trường. Thực tế hoạt động của các công trình xử lý, tái chế ctrSh hiện tại (bãi chôn lấp hợp vệ sinh, chế biến compost,

tái chế từng thành phần riêng biệt) còn gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả do chất thải chưa được phân loại tại nguồn và bị hỗn hợp với những thành phần chất thải nguy hại từ sinh hoạt hàng ngày của con người. nếu muốn tăng hiệu quả của hoạt động tái chế, plctrtn là

V Hình 1. Thu gom và phân tích xac định thành phần, khối lượng CTR đã phân loại

Results of this study show that a growth rate of household solid waste in Ho Chi Minh City ranges from 2.1 to 2.5 kg/household/day. After sorting out food

solid waste, the remaining solid waste becomes “cleaner”. Food waste accounts for 80.1-90% food solid waste. In the remaining solid waste, byproducts account for 12.2-18% and waste having energy recovery possibilities account for 40.1%-50%. Household solid waste accounts for 50% of the total solid waste of the city. Therefore, if a source segregation program is successful, a considerable amount of waste could be converted to recyclable materials which have positive impact on effectiveness of other solid waste management stages.

nghiên cứu

63Số 8/2014

nghiên cứu

một trong các cách tiếp cận để giải quyết khó khăn đang xảy ra.

cho đến nay, các số liệu nghiên cứu về thành phần ctrSh từ các nguồn phát sinh khác nhau trên địa bàn tp. hcm nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn hạn chế và không liên tục. Số liệu đầu tiên về thành phần ctrSh trên địa bàn tp. hcm do trung tâm centema thực hiện năm 1995-1997 (centema, 1997) và được lập lại vào năm 2008. bên cạnh đó, nghiên cứu của byer và cộng sự (2006) cũng đã đánh giá thành phần ctrSh từ hộ gia đình, khách sạn và chợ tại tp. Đà nẵng. nghiên cứu về thành phần và đặc tính ctrSh từ các hộ gia đình vùng đồng bằng sông cửu long vào năm 2010.

Để đánh giá khả năng thu hồi, tái chế các thành phần có trong ctrSh của hộ gia đình khi triển khai chương trình plctrtn, nghiên cứu đã thực hiện thí điểm tại p. bến nghé, quận 1 nhằm xác định thành phần ctr sau khi phân loại và tốc độ phát sinh ctr từ hộ gia đình làm cơ sở lựa chọn phương án công nghệ tái chế chất thải và các chương trình hành động ưu tiên trong công tác quản lý ctr của tp. hcm. bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng giúp đánh giá sự tham gia của các hộ gia đình đối với chương trình plctrtn.

ii. nội Dung nghiên CứuĐể đạt mục tiêu nghiên cứu trên,

những nội dung sau đây đã được thực hiện:

- khảo sát, xác định thành phần và tốc độ phát sinh ctrSh từ hộ gia đình;

- Đánh giá khả năng tái chế ctr từ hộ gia đình sau khi phân loại tại nguồn và những lợi ích (về kinh tế, xã hội và môi trường) có thể đạt được.

iii. phƯƠng pháp nghiên Cứu

90 hộ gia đình trong cùng khu phố thuộc p. bến nghé, quận 1 đã được lựa chọn để thực hiện thí điểm plctrtn. khu vực nghiên cứu được lựa chọn theo các yếu tố sau: ctrSh được thu gom bởi công ty Dịch vụ công ích quận, như vậy sẽ thuận tiên hơn khi tập huấn công tác thu gom ctr sau khi phân loại đối với công nhân thu gom; khu vực được chính quyền địa phương đề xuất tham gia chương trình; khu dân cư có thu nhập từ trung bình trở lên và điều kiện môi trường sống khá tốt sẽ giúp công tác tuyên truyền và tập huấn plctrtn được thuận tiện. trước khi triển khai hoạt động plctrtn và lấy mẫu phân tích, các hộ gia đình được tập huấn để biết cách phân loại, lữu trữ và chuyển chất thải đã phân loại cho công nhân thu gom theo quy định. mỗi hộ gia

đình được phát hai túi nilông mỗi ngày: túi màu xanh đựng ctrtp và túi màu đỏ đựng ctrcl. hàng ngày, công nhân đến thu gom ctr từ các hộ gia đình theo hai thành phần đã phân loại (hình 1).

nhóm nghiên cứu tiếp nhận chất thải từ các xe thu gom để phân tích xác định thành phần và tốc độ phát sinh từ ngày 15/8 - 5/12/2013. khâu phân tích thành phần ctr được thực hiện thủ công. từng thành phần chất thải được phân loại riêng và cân xác định khối lượng. tỷ lệ giữa khối lượng từng thành phần so với tổng khối lượng ctr phân tích mỗi ngày cho biết thành phần của chất thải.

iV. Kết Quả hoạt động pLCtRtn

1. Thành phần CtRtp đa phân loại từ hộ gia đình và khả năng tái chế

kết quả phân tích thành phần ctr từ xe thu gom ctrtp cho thấy, trong thành phần này vẫn còn lẫn các tạp chất, thường là: túi nilông (gồm 1 túi quy định/hộ và các túi khác được người dân chứa các loại chất thải, bỏ chung vào túi chứa ctr thực phẩm); vỏ hộp sữa; các loại nhựa (rổ, rá, chậu, ca, can, ly nhựa bị vỡ); tro, sành sứ; các thành phần còn lại không thể bán phế liệu, nhưng có thể đốt cháy như tã em bé, băng vệ sinh, vải, cao su, chén dĩa dùng một lần, vỏ hộp sữa chua,…) (bảng 1).

trong đó, tỷ lệ lớn nhất là thức ăn thừa và chất thải từ chế biến thức ăn, gọi chung là cttp (chiếm 80,1-90,0%), sau đó là chất thải không thể tái chế nhưng có khả năng cháy (10,1-15,0%). tùy theo mức độ tuân thủ của các hộ gia đình khi plctrtn, tỷ lệ lẫn các tạp chất khác trong ctrtp dao động giữa các ngày khác nhau trong đợt khảo sát (hình 2).

kết quả phân tích chất thải từ xe thu gom ctrtp trong 72 ngày cho

bảng 1. Thành phần CtRtp đa phân loại từ hộ gia đình

Thanh phânTy lê (% khôi lương ươt)

Gia tri đăc trưng (co tân suât xuât hiên cao nhât) Trung binh

CTTP 80,1-90,0 81,6 Thức ăn thưa 60,1-70,0 68,8 Vo dưa 3,1-4,0 3,3 Xương bo 0,0-1,0 4,6 Vo ốc 0,0-5,0 4,9Tui nilông 4,1-6,0 4,9 Nilông trăng 1,1-2,0 1,9 Nilông màu 2,1-3,0 2,9Nhựa < 1 1,3Vo hộp sưa 0,0-0,1 0,1Tro, sành sứ 0,0-1,0 0,7Chất thai đốt thu hôi nhiệt 10,1-15,0 11,0

64 Số 8/2014

thấy, thành phần cttp dao động trong khoảng 68-98% (còn lại là các tạp chất kể trên) và giá trị có tần suất xuất hiện cao nhất chiếm 80,1 - 90,0% (hình 3).

hình 5 cho thấy, trong thành phần cttp thường chứa thức ăn thừa, vỏ dừa, xương bò và vỏ sò ốc. như vậy, nếu tái sử dụng cttp như một nguồn biomass để sản xuất compost hoặc thu hồi khí phát điện, các thành phần như xương bò, vỏ sò ốc… cần được tách khỏi hỗn hợp ủ compost hoặc phân hủy kỵ khí. Thành phần có thể tái sử dụng làm nguyên liệu cho các quá trình tái chế bằng phương pháp sinh học chủ yếu là thức ăn thừa và các chất thải từ quá trình sơ chế thực phẩm. Thành phần này chỉ chiếm khoảng 53,7 - 88,2% (theo khối lượng ướt) trong thành phần ctrtp đã được người dân tách riêng. trong 72 ngày khảo sát, giá trị này thường chiếm 60,1 - 70,0% (hình 4).

bên cạnh cttp, chất thải từ xe thu gom ctrtp vẫn còn các thành phần có giá trị tái chế (túi nilông nhựa, chất thải có thể đốt). trong đó, chủ yếu là túi nilông (trắng và màu) và nhựa. túi nilông màu thường chiếm tỷ lệ (2,1-3,0%), cao hơn gần gấp đôi túi nilông trắng (1,1-2,0%)

V Hình 2. Thành phần chất thải từ xe thu gom CTRTP V Hình 3. Tần suất phân bố ty lệ thành phần CTTP có trong chất thải từ xe thu gom CTRTP

V Hình 4. Tần suất phân bố ty lệ thành phần thức ăn thừa có trong chất thải từ xe thu gom CTRTP

V Hình 7. Tần suất phân bố thành phần túi nilông trắng trong chất thải từ xe thu gom CTRTP

V Hình 5. Cac thành phần có trong CTTP đã phân loại từ hộ gia đình

V Hình 6. Thành phần nilông trong chất thải từ xe thu gom CTRTP

(hình 7 và 8), trong khi giá mua túi nilông màu của các vựa ve chai chỉ bằng 1/5 giá mua túi nilông trắng đã giặt sạch (1.000 đồng/kg túi nilông màu và 5.000 đồng/kg túi nilông trắng).

nhựa (chai pet, rổ, thau nhựa,…) trong ctrtp đã phân loại dao động trong khoảng < 1% đến 6,6% và giá trị đặc trưng < 1% (hình 9). vỏ hộp sữa, tro và sành sứ thỉnh thoảng xuất hiện trong các túi chứa ctrtp. phần còn lại, chiếm tỷ lệ đáng kể là các loại chất thải không có khả năng tái chế nhưng có thể đốt để thu hồi nhiệt, thường chiếm 0,0-25,2% với giá trị đặc trưng là 10,1-15,0%.

nghiên cứu

65Số 8/2014

V Hình 8. Tần suất phân bố thành phần túi nilông màu trong chất thải từ xe thu gom CTRTP

V Hình 9. Tần suất phân bố thành phần nhựa trong chất thải từ xe thu gom CTRTP

V Hình 10. Tần suất phân bố thành phần CTR đốt thu hồi nhiệt trong chất thải từ xe thu gom CTRTP

như vậy, nếu triển khai plctrtn, phần chất thải thu được từ xe thu gom ctrtp sẽ chứa thành phần cttp khá cao (80,1-90,0%, trung bình 81,6%), trong đó thức ăn thừa chiếm khoảng 60,1-70,0% (trung bình 68,8%). túi nilông và nhựa có thể thu hồi để tái chế. phần chất thải còn lại không có khả năng tái chế có thể đốt thu hồi nhiệt chiếm khoảng 10,1-15,0%. Thành phần chất thải này sẽ giúp

công đoạn tiền xử lý của các nhà máy sản xuất compost hay thu hồi biogas sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.

2. Thành phần CtR còn lại đa phân loại từ hộ gia đình và khả năng tái chế

kết quả phân tích cho thấy, ctr trong xe thu gom ctrcl có chứa các thành phần tương tự như đã trình bày trên.tuy nhiên, tỷ lệ của các thành phần này thay đổi theo chiều ngược lại. Thành phần chất thải không có khả năng tái chế nhưng có thể đốt thu hồi nhiệt chiếm tỷ lệ cao nhất (trung bình 44,4%,

giá trị đặc trưng là 40,1-50,0%), sau đó là cttp (trung bình 34,7%, giá trị đặc trưng là 30,1 - 40,0%). các loại phế liệu chủ yếu là chai nhựa (trung bình 9,2%, giá trị đặc trưng là 6,1-9,0%), túi nilông (trung bình cả hai loại trắng và màu chiếm 8,5%, giá trị đặc trưng là 6,1-9,0%). vỏ hộp sữa, tro, sành sứ không đáng kể, chỉ khoảng 0,2% (bảng 2). những loại phế liệu có giá trị như lon nhôm, sắt thép, đồng đã được người dân để riêng hoặc công nhân thu gom đã nhặt lại và bán cho người thu mua ve chai.

V Hình 11. Cac loại phế liệu trong xe thu gom CTRCL

bảng 2.Thành phần CtRCL đa phân loại từ hộ gia đình

Thanh phânTy lê (% khôi lương ươt)

Gia tri đăc trưng (co tân suât xuât hiên cao nhât) Trung binh

CTTP 30,1-40,0 34,7 Thức ăn thưa 20,1-40,0 30,4 Vo dưa 0,0-1,0 1,4 Xương bo 0,0-1,0 1,9 Vo ốc 0,0-1,0 0,9Tui nilông 6,1-9,0 8,5 Nilông trăng 3,1-5,0 4,3 Nilông màu 3,1-5,0 4,3Nhựa 6,1-9,0 9,2Vo hộp sưa 0,0-1,0 0,2Tro, sành sứ 0,0-1,0 0,2Chất thai đốt thu hôi nhiệt 40,1-50,0 44,4

nghiên cứu

66 Số 8/2014

3. tốc độ phát sinh CtR từ hộ gia đình và khả năng thu hồi, tái chế chất thải

nếu tính chung lượng chất thải từ xe thu gom ctrtp và xe thu gom ctrcl trong cùng một ngày, kết quả khảo sát trong 1 tháng cho thấy, khối lượng ctr phát sinh chỉ riêng từ hộ gia đình ở khu vực thí điểm dao động trong khoảng 1,7-3,0 kg/hộ/ngày, đêm, trung bình ở mức 2,4 kg/hộ/ngày, đêm (hình 12), trong đó giá trị có tần suất xuất hiện cao nhất dao động trong khoảng 2,1-2,5 kg/hộ/ngày, đêm (hình 13). như vậy, tính trung bình mỗi hộ có 4 người, tốc độ phát sinh ctrSh từ hộ gia đình dao động trong khoảng 0,43-0,75 kg/người/ngày, đêm, trung bình 0,60 kg/người/ngày, đêm và giá trị đặc trưng là 0,53-0,63 kg/người/ngày, đêm.

V Hình 12. Tốc độ phat sinh CTRSH từ hộ gia đình

V Hình 13. Tần suất phân bố tốc độ phat sinh CTRSH từ hộ gia đình

nếu tính riêng hai nhóm chất thải đã phân loại tại nguồn, tốc độ phát sinh ctrtp và ctrcl dao động lần lượt trong khoảng 0,31-0,40 kg/người/ngày, đêm và 0,11-0,20 kg/người/ngày, đêm (giá trị đặc trưng) (hình 14).

V Hình 14. Tần suất phân bố tốc độ phat sinh CTRTP và CTRCL từ hộ gia đình

Dựa trên kết quả xác định thành phần ctr trong hai nhóm chất thải đã phân loại từ hộ gia đình như phân tích trên, nếu khâu phân loại tại nguồn được thực hiện tốt, khối lượng các vật liệu "sạch" có giá trị tái chế có thể thu được (không kể đến phần phế liệu đã được người dân và công nhân thu gom nhặt lại) được ước tính như

trình bày trong bảng 3. như vậy, với tổng dân số hiện nay trên địa bàn tp. hcm khoảng 10.000.000 người, nếu khâu phân loại tại nguồn thực hiện tốt, chỉ tính riêng lượng chất thải phát sinh từ các hộ gia đình mỗi ngày thành phố sẽ thu được khoảng 2,09 - 3,38 tỷ đồng/ngày từ nilông, nhựa và vỏ hộp sữa thu hồi được.

bảng 3. Ước tính khối lượng và giá trị kinh tế từ thành phần chất thải phân loại của tất cả các hộ gia đình trên địa bàn tp. hCM

Nguyên liêu thu hôiKhôi lương

Đơn gia (VNĐ/kg)

Thanh tiên(triêu VNĐ/

ngay)kg/ngươi/ngay, đêm tân/ngay, đêm

CTTP 0,25-0,34 2.500-3.400 -

Nilông trăng (10,6-16,2) x 10-3 106-162 5.000 530-810Nilông màu (13,7-20,2) x 10-3 137-202 1.000 137-202Nhựa (14,2-23,6) x 10-3 142-236 10.000 1.420-2.360Vo hộp sưa (0,53-0,8) x 10-3 5-8 1.000 5.3-8.0Chất thai đốt thu hôi nhiệt 0,083-0,133 829-1.328 -

Tông công 3.719-5.336 2.092-3.380

bên cạnh đó còn có lượng nguyên liệu không lẫn tạp chất để chế biến compost hoặc sản xuất biogas phát điện. phần chất thải còn lại có thể đốt để thu hồi nhiệt năng. nếu tất cả các nguồn phát sinh chất thải còn lại trên địa bàn thành phố (trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, chợ, siêu thị, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở sản xuất, khu công cộng…) đều thực hiện nghiêm túc khâu phân loại ctrSh tại nguồn, các giá trị nói trên sẽ tăng lên gấp đôi và lượng

chất thải còn lại cần chôn lấp gần như không đáng kể.

iV. Kết Luận VA Kiến nghị

kết quả nghiên cứu thí điểm cho thấy, tốc độ phát sinh ctrSh chỉ từ hộ gia đình hiện nay trên địa bàn tp. hcm dao động trong khoảng 2,1-2,5 kg/hộ.ngđ hay 0,53-0,63 kg/người/ngày, đêm. Do ctrSh từ hộ gia đình chiếm khoảng 50% tổng lượng ctrSh phát sinh của cả thành phố, nên nếu chương

nghiên cứu

67Số 8/2014

trình plctrtn đối với hộ gia đình thực hiện thành công sẽ giúp chuyển một lượng đáng kể chất thải thành nguyên liệu tái chế đồng thời quyết định sự thành công của chương trình này đối với tất cả các nguồn phát sinh chất thải còn lại. kết quả phân tích cho thấy khi đã phân loại thành hai thành phần, khả năng thu

hồi nguyên liệu sinh khối "sạch" để làm compost hoặc thu khí phát điện rất đáng kể đồng thời giảm nhu cầu chôn lấp khoảng 2.500-3.400 tấn cttp/ngày, đêm. các thành phần có khả năng tái chế mang lại giá trị kinh tế (mới chỉ từ bán phế liệu) khoảng 2.092-3.380 triệu vnD/ngày, đó là chưa kể lượng phế liệu người dân đã

tự bán và năng lượng nhiệt thu hồi từ quá trình đốt các chất thải còn lại có nhiệt lượng cao. kết quả nghiên cứu trên là một trong những minh chứng cho sự cần thiết triển khai chương trình plctrtn làm cơ sở cho việc hoàn thiện và tiến tới xây dựng hệ thống quản lý ctrSh chi phí bằng khôngn

TàI LIệu THaM KHảo O Nguyễn Trung Việt (2012). Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn: Điều kiện cần và đủ cho công tac quản lý chất thải rắn

tại TP. HCM. Nội san Khoa học Môi trường và Phat triển bền vững, Khoa CN&QL Môi trường, ĐH Văn Lang, Số 1, 11/2012, pp. 1-9.

O CENTEMA (1997). Quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn TP. HCM. O P.H. Byer, C.P. Hoang, T.T.T. Nguyen, S. Chopra, V. Maclaren, M. Haight (2006). Household, hotel and market waste audits for

composting in Vietnam and Laos, Waste Manage. Res., 24 (5) (2006), pp. 465-472, 2006. O Nguyen Phuc Thanh, Yasuhiro Matsui, Takeshi Fujiwara (2010). Household solid waste generation and characteristic in a

Mekong Delta city, Vietnam. Journal of Environmental Management, Vol. 91, Issue 11, November 2010, pp. 2307-2321. 2010.

nghiên cứu

rác thải tập trung với tổng số 42 bãi rác, diện tích 32.000m2. các thôn đều thành lập các tổ thu gom rác. mỗi tổ đều được trang bị quần áo bảo hộ lao động và xe thu gom rác, hàng ngày rác được thu gom theo giờ đã quy định nên không còn tình trạng rác thải vứt bừa bãi trong khu dân cư.

Để công tác vệ sinh môi trường được thực hiện hiệu quả, các xã (xuân hòa, bắc bình, văn quán, tiên lữ, Đồng ích, Thái hòa, vân trục) đã bổ sung thêm nghành nghề kinh doanh vệ sinh môi trường cho hợp tác xã dịch vụ hiện có, một số địa phương còn lại cũng đang triển khai đề án thành lập mới hợp tác xã vệ sinh môi trường.

bên cạnh các kết quả đạt được về công tác thu gom rác, khó khăn lớn nhất tại các xã là hiện nay chưa có biện pháp xử lý triệt để, rác thải sau khi được thu gom đổ ra các khu đồng xa khu dân cư, mới chỉ được chôn lấp hoặc đốt nên hiệu quả chưa

cao. ngoài ra, mặc dù các xã đều có nghĩa trang nhân dân, nhưng phần lớn chưa quy hoạch đường đi, trồng cây xanh và rào ngăn thích hợp, chưa xây dựng hệ thống rãnh thoát nước nên vẫn còn tình trạng nước ngập ứ đọng vào mùa mưa.

Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời phấn đấu 100% các xã trên địa bàn huyện hoàn thành các nội dung của tiêu chí môi trường vào năm 2015, ubnD huyện triển khai nhiều giải pháp tăng cường bvmt nông thôn như: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cam kết bvmt, đề án bvmt đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.

bố trí đủ cán bộ làm công tác môi trường cho cấp huyện và cấp xã; thường xuyên tập huấn cho các cán bộ phụ trách môi trường cấp cơ sở để nâng cao trình độ quản lý và bvmt tại địa phương;

phòng tn&mt huyện phối hợp chính quyền địa phương tổ chức các

cuộc thi tìm hiểu về các nội dung liên quan đến bvmt; các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường Thế giới, giờ trái đất, tuần lễ nước sạch quốc gia và vệ sinh môi trường; các phong trào xanh - Sạch - Đẹp, nói không với túi ni lông, tuyến đường phụ nữ tự quản về môi trường…; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến trong hành vi, thói quen tốt bvmt trong quần chúng nhân dân;

triển khai Đề án xây dựng công trình xử lý rác thải hợp vệ sinh và đưa vào sử dụng trạm xử lý rác thải bằng công nghệ mới tại thị trấn lập Thạch; quy hoạch bãi xử lý rác thải bằng công nghệ hiện đại tại Thị trấn hoa Sơn; trồng cây xanh nhằm giảm thiểu tiếng ồn, khói bụi tại các đường giao thông; tôn tạo, sửa chữa , quy hoạch đường đi, xây dựng hệ thống rãnh thoát nước cho các khu nghĩa trang… Lê thƯƠng

(Tiếp theo trang 54)

Lập Thạch tăng cường bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới...

LIÊN ĐOÀN VẬT LÝ ĐỊA CHẤT VỚI CÔNG TÁC ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG

tS. nguyễn thế hùngLiên đoàn Vật lý Địa chất, Đường Chiến thắng, quận Thanh Xuân, Hà NộiTừ những năm 1992, ở Liên đoàn Vật lý Địa chất đã hình thành một bộ phận chuyên ngành địa vật lý môi trường, sau gần 25 năm phát triển đã hình thành một lực lượng có trình độ vững vàng, với nhiều trang thiết bị hiện đại, đảm đương các nhiệm vụ điều tra đánh giá môi trường đa dạng, đặc biệt là môi trường phóng xạ, đóng góp xứng đáng cho công tác điều tra, đánh giá và bảo vệ môi trường. Các kết quả điều tra đánh giá môi trường do Liên đoàn Vật lý Địa chất tiến hành đã góp phần quan trọng trong định hướng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước cũng như ở các địa phương.

liên đoàn vật lý Địa chất liên đoàn là đơn vị sự nghiệp công lập trực

thuộc tổng cục Địa chất và khoáng sản việt nam; tiền thân là cục vật lý Địa chất được thành lập năm 1967. chức năng, nhiệm vụ chính là nghiên cứu, đo vẽ địa vật lý phục vụ công tác điều tra cơ bản về địa chất-khoáng sản, điều tra-đánh giá môi trường trong phạm vi cả nước. liên đoàn có quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị trong và ngoài ngành trên các lĩnh vực điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản, nước dưới đất, địa chất công trình, điều tra, đánh giá môi trường và tai biến địa chất.

từ năm 1992, liên đoàn vật lý Địa chất đã hình thành bộ phận chuyên ngành địa vật lý môi trường nhằm đáp ứng các yêu cầu điều tra nghiên cứu môi trường với hệ thống máy hiện đại đo phóng xạ tự nhiên, đo khí và bụi phóng xạ, phân tích phóng xạ các mẫu đất, nước sinh hoạt, mẫu lương thực, thực phẩm, v.v... liên đoàn đã tiến hành điều tra địa vật lý môi trường cho hàng loạt đô thị như: Đà nẵng - hội an (1992-1994), Điện biên - Sơn la (1993-1994), huế - Đông hà - Đồng hới (1995-1996), vinh - Thanh hoá (1995-1996), buôn ma Thuột - pleiku (2001), nha trang - cam ranh - phan Thiết (2006)…. và trên một số vùng mỏ quặng phóng xạ, quặng có chứa phóng xạ

như phong Thổ (lai châu), nông Sơn, pà lừa-pà rồng (quảng nam), apatit (lào cai), v.v.. qua đó đã hoàn thiện hệ phương pháp điều tra-đánh giá môi trường, xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến về quan trắc và giám sát môi trường phóng xạ.

từ sau năm 2000, liên đoàn được giao tổng hợp xử lý toàn bộ tài liệu phóng xạ đã có để thành lập loạt bản đồ phóng xạ các tỷ lệ khác nhau trên toàn lãnh thổ việt nam. Đến nay, liên đoàn đã và đang hoàn thành loạt bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000÷1/500.000, gồm có:

- bản đồ trường phóng xạ việt nam

- bản đồ bức xạ gamma tự nhiên việt nam

- bản đồ phông bức xạ tự nhiên việt nam

- bản đồ radon tự nhiên việt nam

- bản đồ chiếu xạ tự nhiên việt nam

- bản đồ các khu vực có mức chiếu xạ cao ảnh hưởng sức khỏe con người

hiện nay, liên đoàn đang triển khai các nhiệm vụ, dự án về môi trường:

- Đánh giá chi tiết ô nhiễm phóng xạ vùng tây bắc việt nam thông báo uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp lập kế hoạch nhằm giảm thấp nhất tác hại đối với con người.

- xây dựng bộ bản đồ môi trường phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1/250.000 cho toàn lãnh thổ việt nam.

- Đánh giá tác động môi trường trong quá trình thăm dò quặng urani khu pà lừa pà rồng, huyện nam giang, tỉnh quảng nam.

- nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ thành lập bộ bản đồ môi trường phóng xạ tự nhiên việt nam.

kết quả nghiên cứu các dự án và loạt bản đồ trên cung cấp những số liệu tổng thể và chi tiết về hiện trạng môi trường phóng xạ cho các vùng, miền trên cả nước, phục vụ các cơ quan nhà nước và địa phương khi lập quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

gần 50 năm xây dựng và phát triển, liên đoàn vật lý Địa chất đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ Đảng và nhà nước giao. liên đoàn và các đơn vị thuộc liên đoàn được tuyên dương nhiều danh hiệu, phần thưởng, trong đó 3 lần được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba. Đó là động lực lớn cho liên đoàn tiếp tục phấn đấu nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về điều tra địa chất- khoáng sản- môi trường, góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcn

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI AN THỊNHcông ty cỔ phẦn thưƠng mại hà myGiám đốc: Nguyễn Xuân Thi, Điện thoại: 0978 918 668

Địa chỉ: Thôn Cổ Điển, xã Hai Bối, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội

Giám đốc: Vũ Kim Sa, Điện thoại: 0422 159 547Địa chỉ: 175 Tô Hiệu, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

viện môi trường và tài nguyên đại học quốc gia tp. hồ chí minhĐịa chỉ: số 142 tô hiến Thành, q. 10, tp. hồ chí minhĐiện thoại: 08.38651132 - Fax: 08.38655670Website: www.hcmier.edu.vn

Viện Môi trường và Tài nguyên được thành lập năm 1996, là thành viên của Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

ChứC nĂng nhiÊM Vụ:nhiệm vụ chính của viện là nghiên cứu, đào tạo

sau đại học và chuyển giao công nghệ. ngoài ra, viện được bộ tn&mt giao nhiệm vụ quan trắc môi trường quốc gia vùng iii (khu vực tp.hcm, các tỉnh Đồng bằng sông cửu long), các nhiệm vụ quản lý môi trường và tài nguyên khác.

nguồn nhÂn LựChiện nay, viện có hơn 110 cán bộ nghiên cứu

và giảng dạy. trong đó có 1 giáo sư, 2 phó giáo sư, 12 tiến sĩ, 28 Thạc sĩ, 56 kỹ sư/cử nhân có chuyên môn trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ môi trường.

CƠ Sở Vật Chấthệ thống các phòng chức năng và hệ thống thí

nghiệm với các trang thiết bị và máy móc hiện đại, đồng bộ cho phép phân tích định lượng các chỉ số hóa lý, môi trường nước, không khí và tiếng ồn.

đAo tạo SAu đại họChoạt động đào tạo Thạc sỹ và tiến sĩ là một trong

những mảng công tác chính yếu của viện. hiện nay viện có 2 chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ và 4 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ.

hợp táC QuốC tếĐã và đang có hợp tác quốc tế với các đối tác

như: Đại học kỹ thuật liên bang lausanne (epFl), Thụy sĩ; viện Thủy lợi leichtweiss (lWi), Đại học kỹ thuật braunschweig, Đức; hội quan trắc môi trường Seoul, hàn quốc…

Chuyển giAo CÔng nghÊThiết kế, giám sát và triển khai các công trình xử

lý chất thải; Dịch vụ khoa học công nghệ: tư vấn, đánh giá tác động môi trường, quan trắc, phân tích môi trường…