Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy · 2021. 8. 9. · 2 TỨ A N TN NỰ TIN TỨC - SỰ KIỆN...

8
CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH ĐẮK LẮK TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK Tòa soạn: 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột Điện thoại: 0262.3852383 - Fax: 0262.3810451 Email: [email protected] www.baodaklak.vn NĂM THỨ BỐN MƯƠI LĂM SỐ: 6709 THỨ BA, NGÀY 10 - 8 - 2021 BÁO ĐẮK LẮK PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ NĂM, THỨ SÁU, CUỐI TUẦN, NGUYỆT SAN & BÁO ĐẮK LẮK ĐIỆN TỬ Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG Trong số này THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LẦN THỨ XVII Công nhân sản xuất tại nhà máy của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung. Ảnh: Khả Lê Kênh hỗ trợ thiết thực cho người lao động Thẻ nhận diện phương tiện có mã QRCode "Giấy thông hành” vận chuyển hàng hóa qua vùng dịch TRANG 4 UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. eo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN- PTNT có kế hoạch cụ thể công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về giống cây trồng; làm tốt công tác cấp, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng không tuân thủ các quy định. Đồng thời, công khai danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng vi phạm, cũng như danh sách nguồn giống được công nhận, công nhận lại hoặc bị hủy bỏ hiệu lực công nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng và website của Sở NN-PTNT để người dân lựa chọn sử dụng giống cây trồng bảo đảm chất lượng… UBND các huyện, thị xã, thành phố, có kế hoạch cụ thể về công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn quản lý. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh giống cây trồng không có nguồn gốc, xuất xứ; giống cây trồng hết hạn sử dụng; giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam theo đúng quy định… Đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất và kinh doanh giống cây trồng phải có trách nhiệm: nắm bắt và chấp hành nghiêm các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng giống cây trồng do mình sản xuất, kinh doanh thông qua việc công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật; tuân thủ, tự giác chấp hành việc kiểm tra và biện pháp xử lý của cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật… UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ thị này. Minh Thuận Tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng TRANG 3 TRANG 7 TRANG 5 Chung tay khắc phục hậu quả thảm họa da cam Huyện Cư M’gar Huyđộngcảcộngđồng cùngphòng,chốngdịch Pht trin bo him y t vng khó khăn Đối mặt với nhiu thch thc TRANG 8

Transcript of Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy · 2021. 8. 9. · 2 TỨ A N TN NỰ TIN TỨC - SỰ KIỆN...

Page 1: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy · 2021. 8. 9. · 2 TỨ A N TN NỰ TIN TỨC - SỰ KIỆN Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Tây Nguyên vừa tổ chức Vòng chung

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH ĐẮK LẮK TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

Tòa soạn: 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma ThuộtĐiện thoại: 0262.3852383 - Fax: 0262.3810451

Email: [email protected]

NĂM THỨ BỐN MƯƠI LĂMSỐ: 6709

THỨ BA, NGÀY 10 - 8 - 2021

BÁO ĐẮK LẮK PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ NĂM, THỨ SÁU, CUỐI TUẦN, NGUYỆT SAN & BÁO ĐẮK LẮK ĐIỆN TỬ

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNGTrong số này

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LẦN THỨ XVII

Công nhân sản xuất tại nhà máy của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung. Ảnh: Khả Lê

Kênh hỗ trợ thiết thực cho người lao động

Thẻ nhận diện phương tiện có mã QRCode "Giấy thông hành” vận chuyển hàng hóa qua vùng dịchTRANG 4

UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT có kế hoạch cụ thể công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về giống cây trồng; làm tốt công tác cấp, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng không tuân thủ các quy định.

Đồng thời, công khai danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống

cây trồng vi phạm, cũng như danh sách nguồn giống được công nhận, công nhận lại hoặc bị hủy bỏ hiệu lực công nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng và website của Sở NN-PTNT để người dân lựa chọn sử dụng giống cây trồng bảo đảm chất lượng…

UBND các huyện, thị xã, thành phố, có kế hoạch cụ thể về công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn quản lý. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh giống cây trồng không có nguồn gốc, xuất xứ; giống cây trồng hết hạn sử dụng; giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam theo đúng quy định…

Đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất và kinh doanh giống cây trồng phải có trách nhiệm: nắm bắt và chấp hành nghiêm các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng giống cây trồng do mình sản xuất, kinh doanh thông qua việc công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật; tuân thủ, tự giác chấp hành việc kiểm tra và biện pháp xử lý của cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật…

UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ thị này.

Minh Thuận

Tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng

TRANG 3

TRANG 7

TRANG 5

Chung tay khắc phục hậu quả thảm họa da cam

Huyện Cư M’gar Huy động cả cộng đồng cùng phòng, chống dịch

Phat triên bao hiêm y tê ơ vung khó khănĐối mặt với nhiêu thach thưc

TRANG 8

Page 2: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy · 2021. 8. 9. · 2 TỨ A N TN NỰ TIN TỨC - SỰ KIỆN Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Tây Nguyên vừa tổ chức Vòng chung

2THỨ BA, NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2021 TIN TỨC - SỰ KIỆN

Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Tây Nguyên vừa tổ chức Vòng chung kết Cuộc thi Bee Startup 2021 bằng hình thức trực tuyến.

Cuộc thi được phat động từ thang 7-2021, thu hut 60 ý tưởng tham gia dự thi ở hầu hết cac lĩnh vực, tập trung nhiều nhất là lĩnh vực cong nghe thong tin, thương mại dịch vụ, nong nghiep, y tế thong minh, van hoa, du lịch, bao ve moi trường, vật lieu thong minh...

Qua vòng sơ tuyên, Ban tổ chức cuộc thi đã chọn 15 dự an vào vòng chung kết. Cac đề an, ý tưởng khởi nghiep được đanh gia, xet chọn dựa trên những tiêu chi: ý tưởng đổi mới sang tạo; tinh kha thi và cạnh tranh của đề an; tac động xã hội (tinh lan tỏa); kha nang thuyết trình, phan bien; tinh chuyên mon, ứng dụng khoa học cong nghe và kỹ thuật, đặc biet trong bối canh dịch benh COVID-19; tinh hieu qua kinh tế - xã hội và ứng dụng thực tế.

Kết qua, dự an “Elderly Home - Tìm kiếm cham soc

sức khỏe người cao tuổi” của thi sinh Phạm Ngọc Đong xuất sắc đoạt giai Nhất. Giai Nhì được trao cho dự an: “Easy Cook – Kinh doanh dịch vụ thực phẩm sơ chế” của thi sinh Dương Thai Bình và dự an: “Thổ cẩm Clothing & Accessories – Hương sắc nui rừng” của nhom thi sinh Nguyễn Thị Hiền, Phạm Phương Uyên và H’Choe Niê Kdam đoạt giai Ba.

Những dự an đoạt giai trong cuộc thi sẽ tiếp tục tham gia Cuộc thi Khởi nghiep, khởi sự kinh doanh tinh Đắk Lắk nam 2021 và Cuộc thi Startup Kite 2021 do Tổng cục Giao dục nghề nghiep (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) tổ chức.

Bee Startup là sân chơi bổ ich, được tổ chức nhằm thuc đẩy tinh thần khởi nghiep, kich thich kha nang sang tạo, tư duy nang động, truyền nguồn cam hứng kinh doanh và trang bị kiến thức, kỹ nang khởi nghiep cho sinh viên Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Tây Nguyên.

Khả Lê

Chung kết Cuộc thi Bee Starup 2021

Tinh đến thang 7-2021, toàn tinh đã thu được hơn 39 tỷ đồng tiền cung ứng dịch vụ moi trường rừng (DVMTR) trong số khoang 78,7 tỷ đồng dự kiến thu nam 2021.

Toàn tinh hien co hơn 216,9 nghìn ha rừng thuộc quan lý của 167 chủ rừng là tổ chức, nhom hộ, cộng đồng, ca nhân được chi tra DVMTR. Trong đo, co 18 chủ rừng là tổ chức nhà nước, 129 chủ rừng là cộng đồng, nhom hộ, hộ gia đình, 13 UBND cấp phường xã được giao quan lý, bao ve rừng (QLBVR) và 7 chủ rừng khac.

Viec thực hien chi tra DVMTR đã gop phần nâng cao hieu qua cong tac QLBVR trên địa bàn tinh, tạo nguồn thu cho chủ rừng và cac hộ dân nhận khoan rừng. Nguồn thu từ DVMTR gop phần khong nhỏ giam ganh nặng của ngân sach nhà nước đầu tư cho cong tac quan lý, bao ve và phat triên rừng của tinh. Đặc biet, từ khi Nhà nước dừng viec khai thac gỗ tự nhiên cac cong ty trach nhiem hữu hạn một thành viên, hai thành viên lâm nghiep đã khong còn nguồn thu đê đam bao cho cong tac QLBVR thì

nguồn thu từ tiền DVMTR đã gop phần giai quyết kho khan về kinh phi đê cho cac đơn vị hoạt động.

Cũng nhờ nguồn thu từ DVMTR, cac chủ rừng trên địa bàn tinh đã giao khoan cho hàng chục cộng đồng, hàng nghìn hộ dân (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiêu số sống gần rừng) co thêm nguồn thu nhập, nâng cao ý thức của người dân trong cong tac QLBVR, đồng thời bổ sung lực lượng cho cac chủ rừng tang cường cong tac tuần tra, QLBVR.

Vạn Tiếp

Sang 9-8, Hội LHPN tinh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 22 đê thực hien quy trình bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch Hội LHPN tinh nhiem kỳ 2016 - 2021.

Hội nghị đã thong qua Quyết định số 335-QĐ/TU ngày 29-7-2021 của Ban Thường vụ Tinh ủy về viec tiếp

nhận cong chức và chi định tham gia Đang đoàn, giữ chức Bi thư Đang Đoàn Hội LHPN tinh; Cong van số 749-CV/ĐĐ ngày 29-7-2021 của Đang đoàn Hội LHPN Viet Nam về viec giới thieu nhân sự đê bầu chức danh Chủ tịch Hội LHPN tinh nhiem kỳ 2016 – 2021.

Trong khuon khổ hội nghị, Ban Chấp hành Hội LHPN tinh

đã thong qua Đề an kien toàn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch Hội LHPN tinh; bầu bổ sung (theo hình thức biêu quyết giơ tay) Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và chức danh Chủ tịch Hội LHPN tinh đối với bà To Thị Tâm đạt tỷ le 100%.

Phat biêu nhận nhiem vụ, bà To Thị Tâm trân trọng cam ơn Ban Thường vụ Tinh ủy đã tin tưởng giao nhiem vụ; cam ơn cac thành viên Ban Chấp hành Hội LHPN tinh đã tin nhiem. Trên cương vị mới, bà mong muốn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN tinh đoàn kết, giup đỡ, hỗ trợ nhằm phat huy kha nang, nang lực, kiến thức, kinh nghiem của ban thân, tiếp thu kinh nghiem quý bau của cac thế he lãnh đạo Hội đi trước đê tiếp tục cùng tập thê tổ chức thực hien co hieu qua hoạt động Hội, đap ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Vân Anh

Bà Tô Thị Tâm được bầu giữ chức Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

Thu hơn 39 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng

Bà Tô Thị Tâm (thứ 2 từ phải sang) nhận nhiệm vụ mới tại Hội LHPN tỉnh. Ảnh: V.Anh

Ban Thường vụ Tinh ủy vừa ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 28-7-2021 về lãnh đạo xây dựng và phat triên huyen Ea Kar là trung tâm tiêu vùng phia Đong của tinh, là đo thị động lực thứ ba (sau Buon Ma Thuột và Buon Hồ), trở thành thị xã trước nam 2025.

Nghị quyết đặt ra cac mục tiêu cụ thê: lập đồ an quy hoạch chung xây dựng thị xã Ea Kar đến nam 2025 và định hướng đến nam 2035, hoàn thành trong nam 2022; lập chương trình phat triên đo thị đê triên khai kế hoạch đầu tư xây dựng và phat triên đo thị thị xã Ea Kar; đầu tư xây dựng trung tâm hành chinh mới tại xã Ea Đar và hạ tầng khung cac

xã dự kiến thành lập phường, hoàn thành trước 2025; phat huy nội lực và thu hut đầu tư phat triên hoàn thien cac tiêu chi thị xã trước nam 2025, xây dựng đo thị xanh, đo thị thong minh đến nam 2035; xây dựng đồ an thành lập thị xã Ea Kar, điều chinh địa giới hành chinh cac xã, thị trấn đê hình thành vùng nội thị với 8 phường, vùng phụ cận nội thị với 8 xã thuộc thị xã Ea Kar, hoàn thành trong nam 2024; phấn đấu đạt cac tiêu chuẩn về cơ cấu, trình độ phat triên kinh tế - xã hội và trình độ phat triên cơ sở hạ tầng đo thị theo cac quy định hien hành.

Nghị quyết cũng nêu rõ cac nhiem vụ, giai phap đê thực hien những mục tiêu trên gồm:

quy hoạch và quan lý xây dựng theo quy hoạch; tập trung cac nguồn lực đê phat triên kinh tế, đầu tư kết cấu hạ tầng; phat triên van hoa, xã hội, khong ngừng nâng cao đời sống của nhân dân; đẩy mạnh cong tac quan lý, bao ve tài nguyên, moi trường; gắn phat triên kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh; xây dựng cac cơ chế, chinh sach đặc thù nhằm huy động cac nguồn lực đê thu hut đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng, phat triên nguồn nhân lực đap ứng nhu cầu phat triên; xây dựng he thống chinh trị vững mạnh, nâng cao hieu lực, hieu qua hoạt động của bộ may nhà nước.

Nguyễn Xuân

Xây dựng Ea Kar trở thành thị xã trước năm 2025

Ngày 9-8, UBND tinh đã ban hành Cong van số 7440/UBND-TH về viec bàn giao dự an Làng thanh niên lập nghiep biên giới về địa phương quan lý.

Theo đo, Tinh Đoàn sẽ chủ trì, phối hợp với UBND huyen Ea Sup và cac đơn vị liên quan hoàn thien hồ sơ và tổ chức bàn giao hien trạng dự an Làng thanh niên lập nghiep biên giới (xã Ia Lốp) về UBND huyen Ea Sup quan lý. UBND huyen Ea Sup chịu trach nhiem rà soat, tiếp nhận bàn giao dự an từ Tinh Đoàn theo đung quy định.

Bên cạnh đo, Tinh Đoàn tiếp tục quan lý dien tich 200 ha đất nong nghiep đang liên kết với Cong ty Cổ phần Mia đường Đắk Lắk đầu tư trồng mia nguyên lieu và quan lý bao ve dien tich 1.605,5 ha rừng (phục vụ mục đich thành lập Tổng đội

Thanh niên xung phong xây dựng kinh tế tại Làng thanh niên lập nghiep biên giới xã Ia Lốp); tang cường cac bien phap quan lý và bao ve hieu qua tài nguyên rừng, tranh xâm hại làm giam về số lượng, trữ lượng rừng tự nhiên, bao đam quan lý bao ve rừng ổn định lâu dài.

Được biết, dự an Làng thanh niên lập nghiep biên giới được Ban Bi thư Trung ương Đoàn đầu tư xây dựng từ nam 2006 đến nam 2009 đê gắn phat triên kinh tế - xã hội với mục tiêu đam bao an ninh, quốc phòng khu vực. Nam 2010, Ban Thường vụ Tinh Đoàn Đắk Lắk tiếp quan dự an đã tổ chức tiếp nhận cac hộ thanh niên vào làng, giao nhà, cấp đất san xuất, hỗ trợ phat triên san xuất ổn định đời sống lâu dài.

Anh Phương

Bàn giao dự án Làng thanh niên lập nghiệp biên giới về huyện Ea Súp quản lý

Các thí sinh trình bày phần dự thi bằng hình thức trực tuyến. Ảnh: K.Lê

Page 3: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy · 2021. 8. 9. · 2 TỨ A N TN NỰ TIN TỨC - SỰ KIỆN Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Tây Nguyên vừa tổ chức Vòng chung

3THỨ BA, NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2021CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam cùng các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đã có nhiều hoạt động,

chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam để phần nào chia sẻ, xoa dịu nỗi đau của họ.

Hậu quả nặng nềKhi chiến tranh còn đang diễn ra, và ngay sau

khi đất nước được hoàn toàn độc lập, Đảng, Nhà nước và địa phương đã dự báo được nguy cơ, hậu quả của chất độc hóa học do quân đội Mỹ và đồng minh gây ra đối với môi trường, con người, sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Tháng 10-1980, Chính phủ đã thành lập Ủy ban đặc biệt điều tra hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (gọi tắt là Ủy ban 10-80) nhằm có một cuộc điều tra cụ thể, đầy đủ những tác động tàn khốc của chất độc hóa học lên con người và môi trường tại những vùng đất quân đội Mỹ đã phun rải trong thời gian chiến tranh. Kết quả điều tra của Ủy ban 10-80 khẳng định, tác hại của chất độc da cam/dioxin là vô cùng trầm trọng, để lại hậu quả nặng nề và lâu dài đối với con người và môi trường Việt Nam.

Tháng 1-2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam được thành lập, trở thành “ngôi nhà chung” của các nạn nhân da cam. Đây được coi là bước tiến quan trọng, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước với nhiệm vụ khắc phục hậu quả chất độc hóa học; hỗ trợ đời sống tinh thần, vật chất cho nạn nhân da cam.

Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chế độ ưu đãi đối với người tham gia hoạt động kháng chiến và những người bị nhiễm chất độc hóa học như: trợ cấp thường xuyên và đột xuất; hỗ trợ chăm sóc nuôi dưỡng tại cộng đồng, tại các cơ sở bảo trợ xã hội; hỗ trợ học văn hóa, học nghề, học bổng và tìm kiếm việc làm…

Việt Nam cũng tăng cường vận động một số quốc gia, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tham gia giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Hợp tác quốc tế khắc phục hậu quảVới sự hỗ trợ của một số chính phủ và tổ chức

quốc tế, Chính phủ và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động điều tra, nghiên

cứu, xử lý, khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin.

Tính đến tháng 6-2021, các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các chính phủ và tổ chức quốc tế đã tiến hành xử lý triệt để khoảng 90.000 m3

đất, trầm tích nhiễm dioxin; cô lập và quản lý an toàn khoảng 50.000 m3 đất, trầm tích nhiễm dioxin nồng độ thấp ở khu vực sân bay Đà Nẵng, bàn giao hơn 32 ha đất an toàn sau khi xử lý cho địa phương. Chôn lấp cô lập hơn 7.500 m3 đất ô nhiễm có nồng độ ô nhiễm dioxin cao trên 1.000ppt và xây dựng Hệ thống quan trắc nước ngầm, nước mặt, không khí ở sân bay Phù Cát (Bình Định). Xây dựng công trình chống lan tỏa tạm thời dioxin và hệ thống quan trắc nước ngầm, chôn lấp và cô lập khoảng 150.000 m3 đất nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa (Đồng Nai)...

Đặc biệt, trong những năm qua, Chính phủ Hoa Kỳ đã đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong việc nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc hóa học dioxin; tham gia tích cực các hoạt động nhằm khắc phục hậu quả chất độc hóa học dioxin. Tính đến tháng 5-2020, Quốc hội Hoa Kỳ đã phê duyệt tổng kinh phí 328 triệu USD để Chính phủ Hoa Kỳ phối hợp với Chính phủ Việt Nam khắc phục hậu quả chất độc hóa học dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Tính đến tháng 4-2020, Quốc hội Hoa Kỳ đã phê duyệt hơn 80 triệu USD để Chính phủ thực hiện các dự án hỗ trợ người khuyết tật ở Việt Nam, trong đó có nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Theo Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, thời gian tới, Chính phủ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ xử lý, khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin ở Việt Nam. Trong số đó, trọng tâm là những kế hoạch, chương trình dự án hợp tác đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để chất độc hóa học/dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), Phù Cát (Bình Định); tổ chức quan trắc môi trường tại các vùng bị ô nhiễm nặng bởi chất độc hóa học/dioxin; đẩy mạnh việc nghiên cứu công nghệ xử lý chất độc hóa học/dioxin; nâng cao năng lực phân tích dioxin trong môi trường và cơ thể con người; hỗ trợ y tế cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin; tổ chức đánh giá và công bố kết quả thực hiện của dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Đà Nẵng...

Theo TTXVN

Chung tay khắc phục hậu quả thảm họa da cam

Đại diện Hội Nạn nhânchất độc da cam/dioxin tỉnh Đắk Lắk và một số cán bộ hưu trí thăm, tặng quà nạn nhân chất độc da camở huyện Krông Năng. Ảnh: Phan Nghiêm

Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏicác nạn nhân chất độc da cam/dioxinNhân Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin (10-8), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư thăm hỏi các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam. Báo Đắk Lắk xin trân trọng giới thiệu toàn văn thư của Chủ tịch nước.

Nhân Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin (10-8), tôi thân ái gửi đến các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong cả nước lời thăm hỏi ân cần với tình cảm sẻ chia sâu sắc nhất.

Đã 60 năm kể từ khi thảm họa da cam/dioxin xảy ra ở Việt Nam (10-8-1961 – 10-8-2021) song những mất mát, đau thương mà thảm họa này gây ra trên đất nước ta còn vô cùng nghiêm trọng, nghiệt ngã, với hậu quả, di chứng nặng nề, ảnh hưởng nhiều thế hệ.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân hết sức quan tâm, chia sẻ, cảm thông, mong muốn và hỗ trợ các nạn nhân chất dộc da cam/dioxin vượt qua bệnh tật, khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Trong đó, tôi đặc biệt biểu dương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, kiên trì, hoạt động hiệu quả, thực sự là nòng cốt trong công cuộc khắc phục hậu quả thảm họa da cam/dioxin, đại diện đấu tranh đòi công lý, công bằng cho các nạn nhân. Tôi cảm phục và biểu dương các nạn nhân và gia đình các nạn nhân da cam/dioxin đã nỗ lực vượt qua di chứng, bệnh tật, hòa nhập vững vàng vào cuộc sống.

Những cảm thông sâu sắc cũng như những hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, bạn bè quốc tế đã dành cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cũng là những hình ảnh nghĩa cử cao đẹp và rất đáng trân trọng.

Tôi mong các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan tổ chức, cá nhân đồng bào ta ở trong và ngoài nước tiếp tục phát huy truyền thống "tương thân tương ái" tốt đẹp của dân tộc, giúp đỡ và ủng hộ nhiều hơn nữa vào công cuộc khắc phục hậu quả của thảm họa da cam/dioxin, chăm lo cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nhất là trong giai đoạn cả nước đang nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Với niềm tin tưởng vào hiệu quả của sự chung tay khắc phục thảm họa da cam/dioxin, tôi chúc các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin an toàn trước dịch bệnh, luôn kiên cường, giàu nghị lực để tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, phấn đấu vươn lên làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Thân ái!Nguyễn Xuân Phúc

Trung đoàn 584

Phát động thi đua trong đợt diễn tậpkhu vực phòng thủ tỉnh

Trung đoàn 584 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) vừa tổ chức Lễ phát động thi đua “Đoàn kết, hiệp đồng, lập công, quyết thắng”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh năm 2021.

Ngoài nội dung, chỉ tiêu chung, căn cứ tình hình, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị để xác định khâu đột phá trong đợt thi đua. Trong đó, tập trung các nội dung, chỉ tiêu: 100% các cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ nắm chắc, hiểu sâu và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả tư tưởng chỉ đạo của Đảng ủy - Ban Chỉ huy Trung đoàn trong thực hiện nhiệm vụ diễn tập “Đoàn kết, kỷ luật, an toàn, chất lượng”. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác xây dựng thao trường phục vụ cho diễn tập; chuẩn bị mọi mặt trong tiếp nhận lực lượng dự bị động viên, tổ chức huấn luyện và tham gia diễn tập thực binh bắn đạn thật đạt kết quả cao. 100% cán bộ, chiến sĩ an tâm tư tưởng, xác định rõ nhiệm vụ, xây dựng quyết tâm cao; xây dựng đầy đủ văn kiện diễn tập; tham gia diễn tập, phục vụ diễn tập; hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Chú trọng nâng cao ý thức chấp hành quy định trong diễn tập; quản lý quân số, phương tiện, vũ khí trang bị kỹ thuật chặt chẽ, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong huấn luyện và tham gia bắn đạn thật.

Đợt thi đua diễn ra từ ngày 6-8 đến khi kết thúc diễn tập KVPT tỉnh năm 2021.

Quỳnh Anh

NHÂN NGÀY VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN (10-8)

Page 4: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy · 2021. 8. 9. · 2 TỨ A N TN NỰ TIN TỨC - SỰ KIỆN Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Tây Nguyên vừa tổ chức Vòng chung

4THỨ BA, NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2021 KINH TẾ

Khả Lê

Đợt dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát đã tác động tiêu cực đến khu vực doanh nghiệp

(DN) khiến hoạt động của các DN trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, ảnh hưởng lớn đến kinh tế địa phương và cả nước.

Doanh nghiệp đối mặt nhiều khó khănTheo báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu

tư (KH-ĐT), tính đến tháng 7-2021, cả nước có khoảng 840.000 DN đang hoạt động. Tuy nhiên, trong 7 tháng năm 2021 có 79.673 DN rút khỏi thị trường (tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020); có 28.038 DN chờ làm thủ tục giải thể (tăng 28,6%); 11.384 DN đã hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 27,4%). Ở Đắk Lắk, tính đến ngày 30-6, trên địa bàn tỉnh có 10.781 DN đang hoạt động. Sở KH-ĐT cũng thống kê trong 6 tháng đầu năm đã giải quyết thủ tục đăng ký thành lập mới cho 573 DN dân doanh, bằng 42,44% kế hoạch, giảm 19,75% so với cùng kỳ; số DN giải thể, tạm ngừng kinh doanh tăng 8,87%.

Những con số trên cho thấy dịch bệnh COVID-19 đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Ông Đinh Xuân Hà, Giám đốc Sở KH-ĐT cho biết, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã khiến nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh bị tác động tiêu cực cả trực tiếp lẫn gián

tiếp, đặc biệt là xuất khẩu, vận tải giảm mạnh do nhiều thị trường nước ngoài đóng cửa. Nhiều DN, cơ sở sản xuất ít có đơn hàng mới và bị giãn tiến độ giao hàng, sức tiêu thụ chậm. Hơn nữa, việc hạn chế đi lại đối với các tỉnh có dịch cũng gây khó khăn cho một số DN trong kinh doanh vận chuyển hàng hóa và hành khách.

Ông Huỳnh Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh cho hay, đợt dịch lần thứ tư này kéo dài và phạm vi quá rộng nên thiệt

hại sẽ nhiều hơn những lần trước. Nhiều DN phá sản, tạm dừng hoạt động kéo theo hàng triệu lao động mất việc làm. Những khó khăn, thách thức mà hiện nay nhiều DN trên địa bàn tỉnh phải đối mặt đó là: tổng cầu giảm mạnh khiến các đơn hàng, hợp đồng, sản lượng đều sụt giảm; doanh thu của DN giảm mạnh khiến dòng tiền vào bị thiếu hụt nghiêm trọng dẫn đến gặp khó khăn trong việc trang trải các khoản chi phí duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh; chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao dẫn

đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, đội chi phí giá thành sản xuất; chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu bị gián đoạn, đình trệ cục bộ; khó khăn về lao động và nhập cảnh cho chuyên gia; khó khăn về tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đặc biệt là vấn đề đơn giản hóa các thủ tục, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, nhất quán trong thực thi triển khai các quy định, chính sách phòng, chống dịch trên toàn quốc...

Cần nỗ lực và sẻ chiaTuy đại dịch COVID-19 tác động

nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng cộng đồng DN, doanh nhân đã và đang nêu cao tinh thần chia sẻ đồng hành cùng đất nước, nỗ lực thích ứng với hoàn cảnh khó khăn để duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động.

Nhằm hỗ trợ và sẻ chia cùng DN, Chính phủ đã có nhiều chính sách như: gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; giảm các loại phí, lệ phí và một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19... Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh

(Xem tiếp trang 5)

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Sản phẩm chuối xuất khẩu của Công ty Cổ phần KD Green Farm (huyện Krông Pắc). Ảnh: K.Lê

“Sắp tới, Chính phủ sẽ có nghị quyết về hỗ trợ, phát triển DN trong điều

kiện hiện nay, đồng thời sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn cho DN” - Thủ tướng Chính phủ

Phạm Minh Chính.

Minh Chi

Vừa qua, Chính phủ đã có Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1-7-2021 và Quyết định số 23/2021/

QĐ-TTg, ngày 7-7-2021 quy định chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Đây là chính sách thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động vượt qua khó khăn của đại dịch.

Điểm nổi bật nhất của chính sách là người sử dụng lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để trả lương cho người lao động ngừng việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và phục hồi sản xuất kinh doanh. Theo ông Nguyễn Minh Hướng, Phó Giám đốc NHCSXH Chi nhánh Đắk Lắk, chính sách này cùng với nguồn vốn 7.500 tỷ đồng có ý nghĩa rất lớn nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực của dịch bệnh, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm đời sống và an toàn cho người lao động. Tinh thần của chính sách là hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để bị lợi dụng, trục lợi, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện.

Trước đây đã có chính sách hỗ trợ

người sử dụng lao động được vay vốn trả lương cho người lao động ngừng việc và phục hồi sản xuất kinh doanh tại NHCSXH, nhưng khách hàng khó đáp ứng điều kiện vay nên số vốn giải ngân được rất ít. Cụ thể, người sử dụng lao động phải bảo đảm điều kiện là có từ 20% hoặc từ 30 lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương; chứng minh gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương. Bên cạnh đó, mức vay chỉ được 50% lương tối thiểu vùng... Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23 đã khắc phục những bất cập trên, mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với các đối tượng thụ hưởng, qua đó giúp khách hàng dễ tiếp cận nguồn vốn chính sách. Theo đó, người sử dụng lao động có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1-5-2021 đến hết ngày 31-3-2022 được vay vốn tại NHCSXH với lãi suất 0%, mức vay bằng 100% lương tối thiểu vùng và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay. Khách hàng không phải chứng minh thiệt hại tài chính mà chỉ cần không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân

hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 3 tháng, thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.

Sau khi có chủ trương từ Trung ương, ngày 21-7-2021 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 6657/KH-UBND, yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan phối hợp thực hiện chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất. NHCSXH Chi nhánh Đắk Lắk cũng đã gửi công văn thông báo và đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23 đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương và người dân biết để tạo điều kiện cho các

đối tượng thụ hưởng sớm tiếp cận với chính sách. Chi nhánh cũng đề nghị các địa phương gửi danh sách đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn bị tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19 để phối hợp nắm bắt thông tin và nhu cầu vay vốn của các đối tượng trên địa bàn. Bên cạnh đó, đơn vị cũng chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi nhất để kịp thời giải ngân cho các đối tượng thụ hưởng khi có nhu cầu và đầy đủ điều kiện theo quy định. Đồng thời, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, quán triệt đến toàn thể cán bộ trong đơn vị nắm bắt thực hiện theo đúng hướng dẫn của NHCSXH. Các đối tượng thụ hưởng chính sách khi có nhu cầu vay vốn liên hệ chi nhánh và các phòng giao dịch sẽ được tư vấn, hướng dẫn các thủ tục vay vốn một cách nhanh chóng, thuận lợi.

Kênh hỗ trợ thiết thực cho người lao động

Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Đắk Lắk làm thủ tục giải ngân vốn vay cho khách hàng. Ảnh: M.Chi

Page 5: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy · 2021. 8. 9. · 2 TỨ A N TN NỰ TIN TỨC - SỰ KIỆN Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Tây Nguyên vừa tổ chức Vòng chung

5THỨ BA, NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2021ĐỜI SỐNG - XÃ HỘI

Thúy Hông

Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo

hiểm y tế (BHYT) đã được các cơ quan, đơn vị và địa phương trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng. Tuy nhiên, việc vận động người dân vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số tham gia BHYT đang đứng trước nhiều thách thức.

Giảm mạnh số ngươi được hỗ trợ BHYTTheo Quyết định số 861/

QĐ-TTg, ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực I, II, III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Đắk Lắk có 130 xã, gồm 69 xã khu vực I, 7 xã khu vực II và 54 xã khu vực III. Các xã thuộc khu vực II, khu vực III nếu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới sẽ được xác định là xã khu vực I và thôi hưởng chính sách áp dụng đối với xã khu vực II, khu vực III; trong đó, có chính sách hỗ trợ cấp thẻ BHYT. Cùng với đó, ngày 18-6-2021, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết định số 433/QĐ-UBDT về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Thực hiện hai quyết định này thì tính đến ngày 30-6-2021, toàn tỉnh có 240.746 người không được thụ hưởng chính sách BHYT (tương ứng giảm 12,99% tỷ lệ bao phủ BHYT/dân số toàn tỉnh); trong đó, số người không được thụ hưởng chính sách BHYT theo Quyết định số 861 là 205.247 người và theo Quyết định số 433 là 35.499

người. Sau khi các quyết định này có hiệu lực, ngành BHXH và địa phương đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền, đến từng gia đình, thôn, buôn để vận động người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình nhằm bảo đảm quyền lợi khám chữa bệnh cho người dân khi cần. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, công tác phát triển BHYT ở những địa phương này vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả.

Đơn cử như xã Ea Drông (thị xã Buôn Hồ), trước đây thuộc diện xã vùng II nên hầu hết người dân đều được Nhà nước hỗ trợ cấp thẻ

BHYT. Mới đây địa phương hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới và ra khỏi danh sách xã vùng II, chỉ còn thôn 8 và buôn Ea Kjoa nằm trong danh sách thôn, buôn đặc biệt khó khăn nên vẫn được hưởng chính sách BHYT với khoảng trên 900 khẩu. Còn lại, khoảng 4.000 người không còn được Nhà nước hỗ trợ cấp thẻ BHYT nữa, và hầu hết họ không tiếp tục tham gia theo hình thức tự nguyện. Theo ông Hoàng Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Drông, địa phương có trên 80% dân số là đồng bào dân

tộc thiểu số, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, một bộ phận đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhận thức hạn chế nên việc vận động họ tự nguyện mua BHYT theo hộ gia đình đang gặp rất nhiều trở ngại.

Câp thiêt hỗ trợ tạm thơiĐược biết, những năm

qua, BHXH tỉnh luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu bao phủ BHYT. Tính đến cuối năm 2020, số người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh là 1.673.926 người, đạt 100% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao; đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 90,23% dân số toàn tỉnh, vượt 0,23% so với chỉ tiêu Chính phủ giao. Do đó, khi những quyết định trên có hiệu lực, BHXH tỉnh đã chủ động kiến nghị và thực hiện một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh của người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHYT năm 2021. Cụ thể, BHXH tỉnh đã chỉ đạo BHXH các huyện, thị xã làm việc với UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền,

hướng dẫn tham gia BHYT hộ gia đình. Đồng thời rà soát, xác định số người không được thụ hưởng chính sách BHYT theo Quyết định 861 và Quyết định 433 nhưng thuộc nhóm đối tượng khác được ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT như hộ nghèo, cận nghèo... để lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT theo quy định.

Song song đó, BHXH tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Ủy ban Dân tộc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho đối tượng là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II và III trên địa bàn tỉnh vừa ra khỏi danh sách theo Quyết định số 861/QĐ-TTg được tiếp tục thụ hưởng chính sách BHYT đến hết ngày 31-12-2021.

Trong khi chờ Ủy ban Dân tộc lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, vừa qua BHXH tỉnh cũng đã đề nghị UBND tỉnh có phương án tạm thời cho gia hạn thẻ BHYT từ ngày 1-7 đến hết ngày 30-9-2021 đối với người dân không được thụ hưởng chính sách BHYT theo hai quyết định trên. Tổng số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT cho 240.746 người là 48.426 triệu đồng trong thời gian 3 tháng để đảm bảo thẻ BHYT có giá trị sử dụng liên tục và quyền lợi khám bệnh, chữa bệnh của người dân không bị ảnh hưởng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tạm thời, còn về lâu dài vẫn cần tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và tham gia mua BHYT để bảo đảm quyền lợi khám chữa bệnh, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa…

Phat triên bao hiêm y tê ơ vung kho khăn

Đối mặt với nhiêu thách thưc

Ngươi dân khám chưa bệnh băngthe BHYT tai Bệnh viện Đa khoa huyện Ea H'leo.

Ảnh: T.Hông

Vưa qua BHXH tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh có phương án tạm thời cho gia hạn thẻ BHYT tư ngày 1-7 đến hết ngày 30-9-2021 đối với người dân không được thụ hưởng chính sách BHYT theo Quyết định số 861/QĐ-TTg và Quyết định số 433/QĐ-UBDT.

Tháo gỡ...(Tiếp theo trang 4)

Huỳnh Văn Dũng, để DN có thể phát triển ổn định, trước tiên phải lo cho người lao động, họ cần sớm được tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 để DN duy trì sản xuất. Bên cạnh đó, hiện nay các chính sách hỗ trợ vẫn còn hạn chế và chưa có tác động mạnh mẽ. Áp lực hiện nay của các DN chính là việc làm của người lao động. Năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, nhiều DN rất khó khăn, không có chi phí để trả lương cho người lao động hay đóng bảo hiểm xã hội… Vì vậy, các DN trên địa bàn tỉnh đã kiến nghị tiếp tục giãn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, tiền thuê đất đến cuối năm 2021; giãn nộp bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến cuối năm 2021...

Nhiều DN cũng đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương những vấn đề cụ thể cần giải quyết liên quan đến các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 như: kiểm soát giao thông, lưu thông hàng hóa, nhập cảnh của chuyên gia; về các chính sách, nhất là vốn; về cải cách hành chính; sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp lý còn chồng chéo, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; về hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo cho DN...

Về các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện DN, các hiệp hội

DN và bộ, ngành, địa phương để lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho DN diễn ra vào ngày 8-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ đang nỗ lực, làm hết sức có thể để cân đối vĩ mô hợp lý, hài hòa, phù hợp điều kiện hoàn cảnh của đất nước. Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Phó Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương, đồng thời tiếp tục thực hiện phân quyền, phân cấp, gắn với trách nhiệm người đứng đầu và thực hiện kiểm tra, giám sát.

Đối với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao: Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành thực hiện hiệu quả chiến lược vắc xin. Bộ KH-ĐT tiếp tục nắm tình hình, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng đưa ra giải pháp kịp thời về tháo gỡ khó

khăn, phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Tài chính khẩn trương triển khai giải pháp miễn giảm thuế, phí, nhanh chóng hỗ trợ người dân và DN. Bộ Giao thông vận tải xây dựng các giải pháp bảo đảm lưu thông hàng hóa. Bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy các biện pháp công nghệ trong phòng, chống dịch. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đôn đốc thực hiện các giải pháp hỗ trợ người lao động, DN. Bộ Công thương nhanh chóng kết nối tiêu thụ hàng hóa. Bộ NN-PTNT bảo đảm đầy đủ hàng hóa lương thực, nguyên liệu phục vụ sản xuất và dân sinh. Các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, bảo đảm cho DN duy trì sản xuất, kinh doanh. Các tổ chức, Hiệp hội DN phát huy, chia sẻ với DN cùng nhau vượt qua khó khăn...

Page 6: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy · 2021. 8. 9. · 2 TỨ A N TN NỰ TIN TỨC - SỰ KIỆN Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Tây Nguyên vừa tổ chức Vòng chung

6THỨ BA, NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2021 XÃ HỘI

Quỳnh Anh

Những ngày qua, các đơn vị trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã triển khai

nhiều hoạt động chung tay phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Trong đó, các “Gian hàng 0 đồng” do cán bộ, chiến sĩ phối hợp tổ chức góp phần mang niềm vui đến với nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở các khu cách ly, phong tỏa.

Vừa qua, “Gian hàng 0 đồng” của huyện Krông Năng có mặt tại địa bàn các xã Cư Klông, Ea Dăh để hỗ trợ người dân lương thực, thực phẩm, vật dụng sinh hoạt thiết yếu.

Nhằm bảo đảm an toàn phòng dịch, toàn bộ các mặt hàng được chuẩn bị sẵn, chở tới các điểm chốt trực trên địa bàn xã, sau đó lực lượng làm nhiệm vụ nơi đây sẽ trực tiếp mang đến tận nhà cho bà con. Số lượng, trọng lượng các mặt hàng được sắp xếp phù hợp với hoàn cảnh, số thành viên gia đình, nhưng thường bảo đảm đủ ăn cho cả nhà trong nhiều ngày.

Trung tá Nguyễn Tiến Chức, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy Quân sự huyện Krông Năng cho hay, thực hiện các hướng dẫn của cấp trên, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã tham mưu Huyện ủy, UBND huyện thực hiện “Gian hàng 0 đồng” trên địa bàn. Gian hàng được Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, các tổ chức, đoàn thể, địa phương, nhà hảo tâm đồng lòng hưởng ứng, tích cực vận

động, tham gia quyên góp tiền, các mặt hàng nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm và vật dụng sinh hoạt khác.

Từ gian hàng được tổ chức, tinh thần tương thân, tương ái đã lan tỏa rộng khắp và ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ của các cá nhân, tập thể, nhà hảo tâm. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tính đến nay, toàn huyện Krông Năng đã vận động được trên 4,5 triệu đồng, hơn 4,3 tấn gạo, 262 thùng mì tôm, cùng hàng chục suất quà và nhiều loại nhu yếu phẩm khác phục vụ

cho công tác chống dịch trên địa bàn. Riêng Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã vận động cán bộ, sĩ quan, nhân viên chung tay đóng góp được 300 kg gạo, 14 thùng mì tôm, đồng thời chỉ đạo 10/12 đơn vị cơ sở vận động cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ, dự bị động viên (trừ Ban Chỉ huy Quân sự xã Cư Klông và xã Ea Dăh) đóng góp cùng địa phương hỗ trợ hơn 1 tấn gạo cho các xã Cư Klông và Ea Dăh…

Không chỉ có mặt ở Krông Năng, “Gian hàng 0 đồng” được các đơn vị

trong lực lượng vũ trang tỉnh phối hợp triển khai trên địa bàn toàn tỉnh. Ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các cơ quan, đơn vị đã căn cứ tình hình thực tế, khả năng trích quỹ để phối hợp thực hiện theo tinh thần “các đơn vị tuyến sau hỗ trợ tuyến trước, ngoài vùng dịch hỗ trợ trong vùng dịch, vùng có dịch ít hỗ trợ vùng có dịch nhiều” một cách hiệu quả, thiết thực nhất.

Tại TP. Buôn Ma Thuột, tham gia “Siêu thị di động 0 đồng” cùng Thành Đoàn, Hội LHTN Việt Nam thành phố, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố đã vận động cán bộ, chiến sĩ đóng góp 360 kg rau củ quả và các loại nhu yếu phẩm khác trị giá khoảng 6 triệu đồng. Cùng với đó, đơn vị cử hai cán bộ trực tiếp cùng lực lượng dân quân tại Ban Chỉ huy Quân sự các xã, phường phối hợp hỗ trợ, vận chuyển hàng đến từng khu vực tổ chức gian hàng, trao hàng, góp phần giúp người dân tại nhiều xã, phường trên địa bàn thành phố nhận được hàng hỗ trợ nhanh gọn, kịp thời.

Theo Trung tá Nguyễn Doãn Hiền, Trưởng Ban Dân vận Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, đến nay đã có nhiều đơn vị phối hợp triển khai “Gian hàng 0 đồng” như Ban Chỉ huy Quân sự các huyện Ea Súp, Cư M’gar, Krông Năng, Krông Bông, TP. Buôn Ma Thuột… Những ngày tới, con số ấy sẽ còn nối dài, bởi giữa đại dịch phức tạp, việc chung sức, đồng lòng cùng cấp ủy, chính quyền địa phương chăm lo đời sống cho các gia đình gặp khó khăn càng trở nên cấp thiết. Việc làm ấy không chỉ hỗ trợ đời sống cho bà con, mà còn gắn kết tình đoàn kết quân dân và lan tỏa tinh thần tương thân tương ái của dân tộc.

Ban Chỉ huy Quân sự TP. Buôn Ma Thuột tham gia cùng Thành Đoàn, Hội LHTN thành phố thực hiện"Siêu thị di động 0 đồng". Ảnh: Q.Anh

San sẻ yêu thương

Giang Nam

Trong bối cảnh cả xã hội đang nỗ lực vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19, bên cạnh nỗ lực của Đảng, Nhà nước, cả

xã hội đã cùng chung sức để sớm đẩy lùi dịch bệnh. Đâu đâu trên đất nước Việt Nam cũng xuất hiện những tấm lòng nhân ái, những việc làm ý nghĩa để động viên nhau trong thời điểm khó khăn này. Trong muôn vàn hành động, việc làm ấy, có những việc làm tuy nhỏ nhưng thật ý nghĩa.

Vừa qua, một cô bé học sinh lớp 2 ở huyện Ea H’leo đã viết thư gửi các chú công an đang thực hiện nhiệm vụ ở các chốt kiểm soát trên địa bàn. Một lá thư chỉ đôi ba dòng chữ nguệch ngoạc của cô bé lớp 2 nhưng nói lên rất nhiều điều, thể hiện sự cảm phục, lòng biết ơn và ước nguyện của bé trong giai đoạn hiện nay. Cô bé viết: “Các chú ở chốt chống dịch có khỏe không? Cháu rất mong hết dịch để có thể tới trường với bạn bè, mà chú biết tới sinh nhật cháu, chú biết cháu ước gì không? Cháu ước là dịch mau hết! Các chú là người chiến sĩ tốt nhất!”.

Hay như mới đây, bức thư gửi các y bác sĩ làm việc tại bệnh viện dã chiến của một cô bé học sinh lớp 4 ở TP. Hồ Chí Minh cũng xúc động không kém. Trong thư cô bé viết: “… nhà con ở rất gần bệnh viện dã chiến nên con rất hay nghe tiếng còi xe cứu thương. Và con biết mỗi lần có người bệnh là các bác sĩ rất cực khổ, bất kể ngày hay đêm. Con biết

chống lại COVID-19 không hề dễ một chút nào, vì không ai nhìn thấy nó. Con đã ở nhà được 3 tháng rồi, để các cô chú yên tâm chống dịch, đỡ vất vả hơn. Con mong đến ngày chiến thắng để các cô chú được về nhà và đoàn tụ với gia đình”.

Dù những dòng chữ còn nguệch ngoạc, suy nghĩ ngây thơ nhưng thông điệp lan tỏa lại có ý nghĩa sâu sắc. Ở đó thể hiện sự cảm phục và lòng biết ơn đối với những chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. Hơn thế, những tâm tư mộc mạc ấy của các em như nói thay bao người về sự cảm phục, lòng biết ơn đối với những người đang từng ngày hy sinh tất cả để mang lại cuộc sống bình an cho cộng đồng, xã hội.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, có rất nhiều những sự sẻ chia như vậy được thực hiện. Chúng ta sẽ không thể quên được những dòng thư nhỏ bé này, hình ảnh những nghệ sĩ dù đeo khẩu trang vẫn thể hiện trọn vẹn những lời ca, tiếng hát tặng đội ngũ y bác sĩ, bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến; hay việc làm từng ngày của rất nhiều tình nguyện viên ở mọi ngành nghề, lứa tuổi ở khắp mọi miền đất nước... Đó là những nguồn năng lượng tích cực, lan tỏa tình yêu thương, lòng nhiệt thành và thắp thêm niềm hy vọng đến với mọi người. Bằng cách này hay cách khác, những việc làm dù lớn hay nhỏ vào thời điểm này đều đã góp sức mình cho công cuộc chống lại dịch bệnh, chung tay đưa đất nước sớm trở lại cuộc sống bình thường như vốn có.

Nhật ký mùa COVID-19

Tiếp thêm “ngọn lửa nhỏ”chung tay chống dịch

Huyện Krông BôngGỡ bỏ phong tỏa tại thôn 2, xã Hòa Sơn

Ngày 9-8, UBND huyện Krông Bông đã ban hành quyết định kết thúc việc thiết lập vùng cách ly y tế tại thôn 2, xã Hòa Sơn kể từ 14 giờ ngày 9-8-2021. Lý do kết thúc việc thiết lập vùng cách ly y tế là đã khoanh vùng, khống chế triệt để dịch COVID-19 tại vùng cách ly y tế và không còn khả năng lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

UBND huyện Krông Bông giao UBND xã Hòa Sơn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức dỡ bỏ cách ly khu vực dân cư tại thôn 2; thực hiện các biện pháp giám sát phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định. UBND huyện cũng giao các cơ quan, ban ngành, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 căn cứ chức năng, nhiệm vụ để hỗ trợ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực sau phong tỏa.

Được biết, sau khi ghi nhận trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại thôn 2, xã Hòa Sơn, UBND huyện Krông Bông đã ra quyết định phong tỏa cách ly y tế toàn bộ thôn 2, gồm 157 hộ gia đình, với 752 nhân khẩu, từ 12 giờ ngày 23-7 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

Khả Lê

Huyện Ea Kar thiết lập 35 khu cách ly tập trung

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Ea Kar cho biết, đến nay, toàn huyện đã thành lập 35 khu cách ly tập trung tại 16 xã, thị trấn, có khả năng tiếp nhận trên 2.800 người. Mỗi khu cách ly đều xây dựng quy chế hoạt động, bố trí nhân lực, cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện của địa phương.

Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Ea Kar đã yêu cầu cả hệ thống chính trị đẩy mạnh tuyên truyền, phòng chống dịch, thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, kiểm soát chặt chẽ người về từ vùng dịch, phát huy vai trò của 810 tổ COVID-19 cộng đồng tại 237 thôn, buôn, tổ dân tổ trên địa bàn huyện.

Nguyễn Xuân

Page 7: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy · 2021. 8. 9. · 2 TỨ A N TN NỰ TIN TỨC - SỰ KIỆN Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Tây Nguyên vừa tổ chức Vòng chung

7THỨ BA, NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2021XÃ HỘI

Đỗ Lan

Nhiều tổ chức, hội, đoàn thể, người dân, nhà hảo tâm ở huyện Cư M’gar đang có

những việc làm thiết thực, cùng chung tay góp phần khống chế dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.

Tích cực hỗ trợ công tác chống dịchÔng Lê Nam Cao, Chủ tịch UBND

huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Cư M’gar cho hay, khi dịch bệnh xuất hiện trên địa bàn, cả hệ thống chính trị đã cùng vào cuộc với tinh thần cao nhất, vận động người dân chung tay thực hiện các quy định phòng, chống dịch. Các đoàn thể ở địa phương như: Mặt trận, thanh niên, phụ nữ, chữ thập đỏ… cùng các cá nhân, tổ chức thiện nguyện, người dân trên địa bàn nhanh chóng thiết lập nhiều mô hình tiếp sức cho các khu cách ly.

Những ngày qua, cán bộ các hội, đoàn thể tình nguyện đi vận động và tiếp nhận hàng hóa, lương thực, phực phẩm, vật tư, tiền từ khắp nơi trong huyện đóng góp chia sẻ cho bà con ở các khu cách ly tập trung. Từ ký gạo, lít dầu, bịch đường đến quả bí, hũ măng chua… đều được người dân mang đến các bếp ăn tình nguyện để góp sức. Hằng ngày, những suất cơm, quà bánh... đều đặn được gửi đến khu cách ly. Sự hỗ trợ này thể hiện tình cảm yêu thương, sự sẻ chia của cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Ở xã Cư M’gar, ngày 1-8 “Bếp ăn tình nguyện” nhanh chóng được chính quyền nơi đây thiết lập tại Trường Mẫu giáo Cư M’gar ngay sau khi trên địa bàn có bệnh nhân COVID-19 đầu tiên và khu cách ly tập trung của xã được kích hoạt. Không ai bảo ai, hằng ngày người dân trong xã cứ đều đặn tiếp tế gạo, rau, mắm, trái cây trong vườn nhà… cho bếp nấu ăn phục vụ khu cách ly. Bà Phạm Thị Tiềm, Chủ tịch UBND xã Cư M’gar cho hay, toàn bộ gạo,

thực phẩm phục vụ bếp ăn đều được huy động nguồn lực trong dân và các nhà hảo tâm. Hằng ngày, cán bộ, đoàn viên, thanh niên và phụ nữ ở địa phương chia thành các ca, thay nhau nấu nướng. Bếp ăn phục vụ ba bữa sáng, trưa và tối, với hơn 300 suất cơm, nước uống mỗi ngày.

Trong những ngày này, chị Võ Thị Mỹ Trinh, Phó Bí thư Huyện Đoàn Cư M’gar cũng tất bật đứng ra kêu gọi, vận động rồi trực tiếp cùng với đoàn viên, thanh niên tình nguyện đi thu gom lương thực, vật tư... kịp thời tiếp tế cho người dân đang cách ly tập trung và lực lượng chống dịch. Không chỉ vậy, chị Trinh còn dành nhiều quan tâm hơn đến các em thiếu nhi đang cách ly y tế. Chị vận động, kêu gọi 75 suất quà gồm sữa, bánh, đồ chơi, truyện tranh, bút màu… với lượng dự trữ đủ dùng trong 14 ngày để tặng các em.

Chăm lo để người dân yên tâm chống dịchTheo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt

Nam huyện Cư M’gar Nguyễn Văn Danh, dịch COVID-19 bùng phát với số ca nhiễm đang có xu hướng tăng trên địa bàn. Cùng với đó, người dân từ vùng dịch trở về địa phương cứ gia tăng thêm mỗi ngày. Trong khó khăn như lúc này mới càng thấy tinh

thần đoàn kết, yêu thương và sẻ chia được khơi dậy mạnh mẽ trong mỗi người dân. Đến nay, đã có 15 “Bếp ăn tình nguyện” được lập ra, làm điểm tiếp tế lương thực, thực phẩm và thực hiện nấu nướng ở các xã, thị trấn trong toàn huyện. Mỗi ngày, các bếp ăn cung cấp trên 3.000 suất cơm phục vụ khu cách ly tập trung ở các địa phương.

Theo thống kê, tính từ ngày 27-5 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã tiếp nhận hơn 1 tỷ đồng và nhiều vật tư, nhu yếu phẩm như: 6 tấn gạo; 2.000 thùng mì tôm; 150 tấn rau, củ, quả; chăn, mùng, mền; 750 bộ đồ bảo hộ; 350 kính chống giọt bắn; 9.300 khẩu trang y tế… của các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong và ngoài huyện. Nguồn kinh phí và nhu yếu phẩm tiếp nhận đã kịp thời được chuyển đến tuyến đầu chống dịch, tặng người dân tại các khu cách ly tập trung, vùng bị phong tỏa.

Với phương châm “chăm sóc các công dân cách ly như những người thân yêu của mình”, cán bộ, chiến sĩ, người đứng đầu cấp ủy các địa phương trong huyện không kể ngày đêm bám sát địa bàn, rà soát những hộ khó khăn về lương thực để tiếp tế kịp thời. Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Cư M’gar đang tiếp tục huy động mọi nguồn lực, tổ chức nhiều hoạt động chăm lo để nhân dân yên tâm chống dịch.

Ông Lê Nam Cao cho hay, cùng với việc thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, huyện đã chỉ đạo các đoàn thể, đơn vị ở địa phương phát huy tinh thần đoàn kết, sẻ chia và lan tỏa những việc làm ý nghĩa trong cộng đồng, cùng nhau quyết tâm vượt qua dịch bệnh. Đại dịch xảy ra, khó khăn không trừ một ai, nhưng mỗi người dân địa phương đều cố gắng, tự giác phòng dịch, đồng thời có những đóng góp thiết thực, tiếp sức cho tuyến đầu chống dịch và người dân khu vực phong tỏa, cách ly tập trung.

Phụ nữ xã Cư M'gar thay phiên nhau nấu nướng tại "Bếp ăn tình nguyện", phục vụ người dân khu cách ly tập trung của xã. Ảnh: Đ. Lan

Huyện Cư M’gar

Huy động cả cộng đồng cùng phòng, chống dịch

Cấp ủy, chính quyền huyện Cư M’gar sẽ nỗ lực cao nhất để hạn chế lây lan dịch bệnh, không để xảy ra tâm lý hoang mang, thiếu ăn trong người dân địa phương và các vùng đang phong tỏa, khu cách ly tập trung" - ông Lê Nam Cao, Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar.

Công ty Điện lực Đắk Lắk xin trân trọng thông báo lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 16-8 đến ngày 21-8-2021. Cụ thể như sau:

*Ngày 16-8: Từ 08g00-12g00: Phường An Lạc

- thị xã Buôn HồTừ 13g00-17g00: Xã Ea Blang,

phường Đạt Hiếu - thị xã Buôn HồTừ 08g00-12g00: Khu vực đường

Nguyễn Đức Cảnh, Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai; đường giao cắt ngang từ Đào Duy Từ đến Mạc Thị Bưởi – TP. Buôn Ma Thuột.

*Ngày 17-8:Từ 07g30-14g00: Thôn 7A, 7B xã

Ea Sô – huyện Ea Kar.Từ 08g00-15g00: Thôn 5 - xã Ea

Wy – huyện Ea H’leo.Từ 07g30-14g30: Buôn Ea Nao,

xã Ea Tu; khu vực đường 8A, 18B,

20B, 22B, 16B & dọc Quốc lộ 14 đoạn từ đường 23B đến 27B xã Hòa Thuận – TP. Buôn Ma Thuột.

Từ 07g30-15g30: Một phần xã Ea Nuôl – huyện Buôn Đôn.

*Ngày 18-8:Từ 07g30-12g30: Thôn 8, xã Cư

Bao - thị xã Buôn Hồ.Từ 06g30-13g30: Khu tập thể

Viện Ea Kmat, hồ Hoàng Yến, khu vực thôn 9, 10, 11; khu vực Tổng Cty cà phê Việt Nam, Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu đất, xã Hòa Thắng - TP. Buôn Ma Thuột.

Từ 08g00-14g00: Thôn 15, 16 xã Ea Kly – huyện Krông Pắc.

*Ngày 19-8:Từ 08g00-13g00: Thôn 4, 5 xã

Dliê Yang – huyện Ea H’leo.Từ 07g30-13g30: Thôn 8 xã Ea Uy;

thôn Thanh Hợp, xã Vụ Bổn – huyện Krông Pắc.

Từ 07g15-15g30: Buôn Kđor, xã Ea Tar - huyện Cư M'gar.

*Ngày 20-8:Từ 08g30-15g00: Thôn 12, 14,

buôn Cư Anasăn, xã Ea Sô – huyện Ea Kar.

Từ 08g00-12g00: Thôn 6, xã Hòa Khánh - TP. Buôn Ma Thuột.

Từ 07g30-15g30: Thôn 5, xã Ea Wer và xã Ea Huar - huyện Buôn Đôn.

Từ 08g00-12g00: Buôn Kai - xã Ea Toh – huyện Krông Năng.

*Ngày 21-8:Từ 08g00-16g00: Thôn 8, xã Cư

Bao - thị xã Buôn Hồ.Từ 07g30-15g30: Buôn Ea Kiêng,

xã Ea Tar - huyện Cư M'gar.Ghi chú: Để biết thêm thông tin

về lịch cúp điện cũng như các vấn đề có liên quan, đề nghị quý khách hàng liên hệ số điện thoại: 19001909.

* THÔNG TIN KINH TẾ - XÃ HỘI * THÔNG TIN KINH TẾ - XÃ HỘI *

THÔNG BÁO CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮKGiãn cách xã hội vẫn tụ tập đánh bạc

Công an phường Tự An (TP. Buôn Ma Thuột) phối hợp với các cơ quan chức năng đang củng cố hồ sơ để xử lý một nhóm đối tượng về hành vi đánh bạc và vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Trước đó, vào tối 6-8, trong khi tuần tra, tổ công tác của Công an phường Tự An phát hiện tại nhà bà H’Khanh, địa chỉ 70 Nguyễn Du, TP. Buôn Ma Thuột có một nhóm 5 đối tượng đang tụ tập đánh bài ăn tiền dù TP. Buôn Ma Thuột đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Lực lượng chức năng đã thu giữ một số tang vật phục vụ việc đánh bạc. Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận do dịch bệnh, không có việc làm nên đã tụ tập đánh bạc.

Võ Trường

Page 8: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy · 2021. 8. 9. · 2 TỨ A N TN NỰ TIN TỨC - SỰ KIỆN Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Tây Nguyên vừa tổ chức Vòng chung

8THỨ BA, NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2021

Kim Hoàng

Từ trung tuần tháng 7-2021 đến nay, ngành chức năng của tỉnh tích cực cấp thẻ

nhận diện phương tiện có mã QRCode hoạt động trên “luồng xanh” nhằm hỗ trợ các đơn vị vận tải thuận tiện hơn trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa khi đi qua các địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Gấp rút cấp mã QRCodeThực hiện chỉ đạo của Thủ tướng

Chính phủ, bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh, ngày 20-7-2021 Sở Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản thông báo về việc công bố phân luồng giao thông (gọi là “luồng xanh”) và vị trí các chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, có hướng dẫn chi tiết các bước để các đơn vị vận tải đăng ký cấp thẻ nhận diện phương tiện có mã QRCode (thẻ này thể hiện tên doanh nghiệp, tài xế, tuyến vận tải đăng ký; được dán kính trước đầu xe, hoặc kính hai bên xe, giúp lực lượng chức năng nhận biết và ưu tiên thông qua chốt nhanh chóng khi vận chuyển hàng hóa trên “luồng xanh” đã công bố).

Theo ông Lê Đình Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT, việc duyệt cấp mã QRCode ưu tiên “luồng xanh” được thực hiện hoàn toàn bằng phần mềm của Bộ GTVT thông qua môi trường mạng.

Đến ngày 9-8-2021, Sở GTVT đã cấp hơn 2.600 mã QRCode cho các phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh. Sở tiếp tục thông báo và yêu cầu các doanh nghiệp đăng ký mã QRCode lưu thông trên “luồng xanh” để thuận lợi hơn trong việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu khi tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay.

Tài xế Bùi Công Duy (ngụ phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ) chuyên chở giống cây trồng các tuyến nội tỉnh chia sẻ, thủ tục cấp mã QRCode khá đơn giản, không mất nhiều thời gian, chỉ cần làm đúng các bước hướng dẫn của Sở GTVT, rồi đề nghị cấp mã. Từ ngày có mã QRCode, việc lưu thông hàng hóa của anh dễ dàng hơn nhiều, khi gặp lực lượng chức năng, cán bộ, chiến sĩ chủ yếu kiểm tra mã QRCode, nếu đúng thông tin thì được lưu thông ngay.

Khai “luồng” cho xe chở hàng hóa

Quá trình tuần tra kiểm soát (TTKS), cán bộ, chiến sĩ tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 và chốt TTKS trên các tuyến giao thông sẽ tạo điều kiện

thuận lợi nhất đối với xe vận chuyển hàng hóa dán thẻ nhận diện có mã QRCode. Đại úy Hoàng Tuấn Anh, Phó Trạm trưởng Trạm CSGT Krông Búk (thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh) cho biết, đối với phương tiện chở hàng hóa có dán mã QRCode trên xe thì lực lượng CSGT sẽ tạo điều kiện tốt nhất để thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa. Bên cạnh đó, quá trình TTKS cán bộ, chiến sĩ trực chốt sẽ tiến hành kiểm tra xác suất đối với một số phương tiện bằng cách quét mã QRCode lưu thông trên “luồng xanh”, đồng thời đối chiếu với thông tin trên giấy tờ của tài xế để phát hiện những trường hợp sử dụng mã QRCode không hợp lệ. Điều đáng mừng, qua kiểm tra, đến thời điểm hiện tại lực lượng CSGT chưa phát hiện trường hợp nào sử dụng mã QRCode không hợp lệ để lưu thông trên tuyến đường qua địa bàn tỉnh.

Ghi nhận tại Chốt kiểm soát

dịch trên Quốc lộ 14, đoạn qua xã Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột) vào cuối tháng 7-2021, hằng ngày có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lượt phương tiện lưu thông qua lại. Công dân lưu thông qua đây đều được hướng dẫn vào khai báo y tế để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Đối với các phương tiện vận tải hàng hóa có giấy nhận diện phương tiện có mã QRCode thì sẽ được ưu tiên lưu thông trong thời gian nhanh nhất.

Lái xe Phan Tấn Phát (xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar) cho hay, từ ngày có mã QRCode, anh yên tâm hơn trong việc vận chuyển hàng hóa. Phương tiện của anh chuyên chở hàng trái cây tuyến Đắk Lắk – TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Trước đó, hầu như anh cho xe “nghỉ” ở nhà vì sợ quá trình lưu thông qua nhiều chốt kiểm soát dịch bị ách tắc, cuối tháng 7 vừa qua, sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký và được cấp mã QRCode lưu thông trên “luồng xanh” thì xe mới vận hành liên tục. Quá trình di chuyển qua nhiều địa phương, anh cũng chấp hành đúng các quy định về phòng, chống dịch, đặc biệt thực hiện test nhanh SARS-CoV-2 theo quy định.

Ông Lê Đình Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh cho hay, hiện nay số lượng phương tiện chở hàng hóa có nhu cầu cấp mã QRCode lưu thông trên “luồng xanh” còn khá lớn. Do đó, Sở đã bố trí cán bộ, trang thiết bị cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh, đảm bảo liên tục 24/24 giờ và 7/7 ngày trong tuần. Thời hạn từ khi tiếp nhận thông tin, giải quyết và trả kết quả tối đa không quá 24 giờ. Đồng thời cử cán bộ đầu mối để giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc cấp thẻ nhận diện phương tiện có mã QRCode.

CHUNG TAY PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

● Tổng Biên tập: ĐINH XUÂN TOẢN ●Phó Tổng Biên tập: LÊ QUANG ÁNH - LÊ MINH THƯỢC - ĐÀM THỊ THUẦN ●Giấy phép xuất bản số 124/GP-BTTTT ngày 17-01-2012 của Bộ TT-TT ● ISSN 8868 ● In tại Công ty TNHH Một thành viên In Đắk Lắk ● Số lượng in 5000 tờ ● Khuôn khổ 29x42cm ● 8 trang ●Giá 3.000 đồng

Đồ họa: Đức Văn

Thẻ nhận diện phương tiện có mã QRCode

"Giấy thông hành” vận chuyển hàng hóa qua vùng dịch

Huyện Krông BôngĐề nghị hỗ trợ 27 tấn gạo cứu trợ khẩn cấp cho người dân

UBND huyện Krông Bông vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính xem xét hỗ trợ gạo cứu trợ khẩn cấp (đợt 2) cho người dân trên địa bàn huyện.

Cụ thể, huyện đề nghị cứu đói khẩn cấp cho 368 hộ, với 1.800 nhân khẩu, mức cứu đói là 15 kg/người. Tổng số gạo đề nghị hỗ trợ là 27 tấn. Trước đó, UBND huyện Krông Bông cũng đã đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ hơn 533 triệu đồng để mua, cấp phát gạo cứu đói khẩn cấp (đợt 1) cho 678 hộ, 2.800 khẩu, với 42 tấn gạo để đảm bảo các hộ gia đình thiếu đói được hỗ trợ kịp thời, ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Được biết, tính đến ngày 9-8, toàn huyện Krông Bông đã ghi nhận 56 ca mắc COVID-19 được công bố. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, ngày 25-7-2021, UBND huyện đã quyết định thiết lập vùng cách ly y tế tại các xã: Cư Pui, Cư Drăm, Yang Mao; ngày 29-7-2021, UBND huyện tiếp tục quyết định thiết lập vùng cách ly y tế tại buôn Cư Mil, buôn Ja, buôn Tluôr, buôn Plum (xã Ea Trul) để phòng, chống dịch. Ngoài ra, các xã trên địa bàn cũng đã phong tỏa những thôn, buôn có ghi nhận ca mắc COVID-19.

Khả Lê

Cán bộ Phòng CSGT Công an tỉnh hướng dẫn xe chở hàng hóa có dán mã QRCode ưu tiên qua Chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên Quốc lộ 14 đoạn qua xã Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột). Ảnh: K.Hoàng

Đơn vị vận tải thuộc đối tượng quy định có nhu cầu cấp thẻ nhận diện phương tiện để được ưu tiên hoạt động trên “luồng xanh” thực hiện đăng ký và khai báo thông tin theo các bước: truy cập vào website: http://luongxanh.drvn.gov.vn - Nhập Email của đơn vị vào ô Email sau đó chọn nhận mã xác thực - Đăng nhập vào địa chỉ Email của đơn vị, vào hộp thư đến lấy “Mã xác thực” - Nhập “Mã xác thực” vào ô Mã xác thực sau đó chọn tiếp tục - Chọn “Lập đề nghị cấp Thẻ nhận diện” và điền đầy đủ thông tin vào các mục sau đó chọn “Gửi đề nghị” - Thực hiện in thẻ nhận diện phương tiện kèm theo mã QRCode lên giấy (khổ A5) để dán trên kính phía trước xe.

Ngày 9-8, Đắk Lắk ghi nhận thêm 19 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2

Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh cho biết, trong ngày 9-8 trên địa bàn tỉnh ghi nhận thêm 19 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Cụ thể, huyện M’Drắk ghi nhận 6 trường hợp; huyện Cư M’gar 3 trường hợp; huyện Krông Pắc 3 trường hợp; huyện Ea Kar 2 trường hợp; huyện Buôn Đôn 2 trường hợp; TP. Buôn Ma Thuột 1 trường hợp; huyện Ea H’leo 1 trường hợp và thị xã Buôn Hồ ghi nhận thêm 1 trường hợp.

Trong đó, có 13 trường hợp được phát hiện trong khu cách ly, phong tỏa, có yếu tố dịch tễ về từ vùng dịch (tỉnh Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh) và tiếp xúc gần với các bệnh nhân được ghi nhận trước đó.

Đáng chú ý có 6 trường hợp, địa chỉ tại thôn 11, xã Ea Riêng (huyện M’Drắk) được ghi nhận trong ngày liên quan đến trường hợp bệnh nhân T.T.D. (SN 1961) và bệnh nhân Đ.T.V. (SN 1960) cùng trú thôn 11, xã Ea Riêng.

Như vậy, tính đến chiều 9-8, toàn tỉnh ghi nhận 410 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó đang điều trị 393 trường hợp, 16 trường hợp đã khỏi bệnh và 1 trường hợp tử vong.

Duy Trường