5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj...

156
355 MÔN HOÁ HỌC A CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN I - MỤC TIÊU Môn Hoá học ở Trung học phổ thông nhằm giúp học sinh : 1. Về kiến thức Học sinh có được hệ thống kiến thức hoá học Trung học phổ thông cơ bản, tương đối hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm : Kiến thức cơ sở hoá học chung ; Hoá học vô cơ ; - Hoá học hữu cơ. 2. Về kĩ năng Học sinh có được hệ thống kĩ năng hoá học Trung học phổ thông cơ bản và thói quen làm việc khoa học, gồm : - Kĩ năng học tập hoá học ; - Kĩ năng thực hành hoá học ; - Kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học. 3. Về thái độ Học sinh có thái độ tích cực như :

Transcript of 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj...

Page 1: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

355

MÔN HOÁ HỌC A CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

I - MỤC TIÊU

Môn Hoá học ở Trung học phổ thông nhằm giúp học sinh :

1. Về kiến thức

Học sinh có được hệ thống kiến thức hoá học Trung học phổ thông cơ bản, tương đối hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm :

Kiến thức cơ sở hoá học chung ;

Hoá học vô cơ ;

- Hoá học hữu cơ.

2. Về kĩ năng

Học sinh có được hệ thống kĩ năng hoá học Trung học phổ thông cơ bản và thói quen làm việc khoa học, gồm :

- Kĩ năng học tập hoá học ;

- Kĩ năng thực hành hoá học ;

- Kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học.

3. Về thái độ

Học sinh có thái độ tích cực như :

Page 2: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

356

- Hứng thú học tập bộ môn Hoá học.

Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học.

- Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng.

- Ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện.

II - NỘI DUNG

1. Kế hoạch dạy học

Lớp Số tiết/tuần Số tuần Tổng số tiết/năm

10 2 35 70

11 2 35 70

12 2 35 70

Cộng (toàn cấp) 105 210

Page 3: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

357

2. Nội dung dạy học từng lớp LỚP 10

NỘI DUNG

KIẾN THỨC CƠ SỞ HOÁ HỌC CHUNG

1. Nguyên tử

1.1. Thành phần nguyên tử.

1.2. Hạt nhân nguyên tử – Nguyên tố hoá học – Đồng vị.

1.3. Cấu tạo vỏ nguyên tử. Cấu hình electron nguyên tử.

2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn

2.1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

2.2. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học.

Định luật tuần hoàn.

2.3. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

3. Liên kết hoá học

3.1. Liên kết ion. Tinh thể ion.

3.2. Liên kết cộng hoá trị. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử.

3.3. Hoá trị và số oxi hoá.

4. Phản ứng hoá học

4.1. Phản ứng oxi hoá - khử.

4.2. Phân loại phản ứng.

5. Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học

5.1. Tốc độ phản ứng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng.

5.2. Cân bằng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng.

Page 4: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

358

NỘI DUNG

HOÁ HỌC VÔ CƠ 6. Nhóm halogen

6.1. Khái quát về nhóm halogen.

6.2. Clo. Hợp chất của clo : Hiđro clorua – axit clohiđric và muối clorua ; Sơ lược về hợp chất có oxi của clo.

6.3. Flo - Brom - Iot.

7. Oxi – Lưu huỳnh

7.1. Oxi Ozon.

7.2. Lưu huỳnh.

7.3. Hợp chất của lưu huỳnh : H2S, SO2, SO3 ; Axit H2SO4 và muối sunfat.

THỰC HÀNH HOÁ HỌC Gồm 6 bài :

1. Phản ứng oxi hoá - khử.

2. Tính chất hoá học của clo và hợp chất của clo.

3. Tính chất hoá học của brom và iot.

4. Tính chất của oxi và lưu huỳnh.

5. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh.

6. Tốc độ phản ứng hoá học.

Page 5: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

359

NỘI DUNG

ÔN, LUYỆN TẬP

Ôn tập đầu năm, học kì I và cuối năm.

Ôn, luyện tập và chữa bài tập.

1. Bài luyện tập 1, 2, 3 : Thành phần nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hoá học. Cấu tạo vỏ nguyên tử. Cấu hình electron nguyên tử.

2. Bài luyện tập 4, 5 : Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn.

3. Bài luyện tập 6, 7 : Liên kết hoá học.

4. Bài luyện tập 8, 9 : Phản ứng oxi hoá - khử.

5. Bài luyện tập 10, 11 : Nhóm halogen.

6. Bài luyện tập 12, 13, 14 : Oxi Lưu huỳnh.

7. Bài luyện tập 15 : Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học.

KIỂM TRA Kiểm tra 1 tiết : 4 bài.

Kiểm tra học kì I và cuối năm : 2 bài.

Page 6: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

360

LỚP 11

NỘI DUNG

KIẾN THỨC CƠ SỞ HOÁ HỌC CHUNG

1. Sự điện li

1.1. Sự điện li.

1.2. Axit - Bazơ - Muối.

1.3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit - bazơ.

1.4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

HOÁ HỌC VÔ CƠ

2. Nitơ - Photpho

2.1. Nitơ.

2.2. Amoniac và muối amoni.

2.3. Axit nitric và muối nitrat.

2.4. Photpho.

2.5. Axit photphoric và muối photphat.

2.6. Phân bón hoá học.

3. Cacbon - Silic

3.1. Cacbon.

3.2. Hợp chất của cacbon.

3.3. Silic và hợp chất của silic.

3.4. Công nghiệp silicat.

Page 7: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

361

NỘI DUNG

HOÁ HỌC HỮU CƠ

4. Đại cương về hoá học hữu cơ

4.1. Mở đầu.

4.2. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ.

4.3. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. Phản ứng hữu cơ.

5. Hiđrocacbon no

Mở đầu về hiđrocacbon no.

5.1. Ankan.

5.2. Xicloankan.

6. Hiđrocacbon không no

Mở đầu về hiđrocacbon không no.

6.1. Anken.

6.2. Ankađien.

6.3. Ankin.

7. Hiđrocacbon thơm – Các nguồn hiđrocacbon thiên nhiên – Hệ thống hoá hiđrocabon

Mở đầu về hiđrocacbon thơm.

7.1. Benzen và dãy đồng đẳng.

7.2. Một vài hiđrocacbon thơm khác.

7.3. Các nguồn hiđrocacbon thiên nhiên.

7.4. Hệ thống hoá về hiđrocabon.

Page 8: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

362

NỘI DUNG

8. Ancol - Phenol

8.1. Ancol.

8.2. Phenol.

9. Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic

9.1. Anđehit - Xeton.

9.2. Axit cacboxylic.

THỰC HÀNH HOÁ HỌC

Gồm 6 bài :

1. Tính chất axit - bazơ.

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

2. Tính chất của các hợp chất nitơ, photpho.

3. Điều chế và tính chất của metan. Chiết chất lỏng : Tách dầu hoả ra khỏi nước.

4. Điều chế và tính chất của etilen, axetilen.

5. Phản ứng đặc trưng của etanol, glixerol, phenol.

6. Phản ứng đặc trưng của fomanđehit, axit axetic.

ÔN, LUYỆN TẬP Ôn tập đầu năm, học kì I và cuối năm.

Ôn, luyện tập và chữa bài tập.

1. Bài luyện tập 1 : Sự điện li.

2. Bài luyện tập 2, 3 : Nitơ - Photpho.

3. Bài luyện tập 4 : Cacbon - Silic.

4. Bài luyện tập 5 : Đại cương về hoá học hữu cơ.

Page 9: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

363

NỘI DUNG

5. Bài luyện tập 6 : Ankan - Xicloankan.

6. Bài luyện tập 7, 8 : Anken - Ankađien - Ankin.

7. Bài luyện tập 9 : Benzen và đồng đẳng của benzen.

8. Bài luyện tập 10, 11 : Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol.

9. Bài luyện tập 12 : Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic.

KIỂM TRA Kiểm tra 1 tiết : 4 bài.

Kiểm tra học kì I và cuối năm : 2 bài.

LỚP 12

NỘI DUNG

HOÁ HỌC

HỮU CƠ

1. Este - Lipit

1.1. Este.

1.2. Lipit.

1.3. Chất giặt rửa.

2. Cacbohiđrat

2.1. Glucozơ.

2.2. Saccarozơ.

2.3. Tinh bột và xenlulozơ.

Page 10: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

364

NỘI DUNG

3. Amin Amino axit Protein

3.1. Amin.

3.2. Amino axit.

3.3. Peptit và protein.

4. Polime và vật liệu polime

4.1. Đại cương về polime.

4.2. Vật liệu polime.

HOÁ HỌC VÔ CƠ

5. Đại cương về kim loại

5.1. Vị trí và cấu tạo của kim loại.

5.2. Tính chất của kim loại. Dãy điện hoá của kim loại.

5.3. Hợp kim.

5.4. Ăn mòn kim loại.

5.5. Điều chế kim loại.

6. Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm

6.1. Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.

6.2. Kim loại kiềm thổ và một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.

6.3. Nhôm và hợp chất quan trọng của nhôm.

Page 11: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

365

NỘI DUNG

7. Sắt và một số kim loại quan trọng

7.1. Sắt. Một số hợp chất quan trọng của sắt. Hợp kim sắt : Gang, thép.

7.2. Crom và một số hợp chất của crom.

7.3. Đồng và một số hợp chất của đồng.

7.4. Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc.

8. Phân biệt một số chất vô cơ

8.1. Phân biệt một số hợp chất vô cơ trong dung dịch.

8.2. Phân biệt một số chất khí.

9. Hoá học và vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường

9.1. Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế.

9.2. Hoá học và vấn đề xã hội.

9.3. Hoá học và vấn đề môi trường.

THỰC HÀNH HOÁ HỌC

Gồm 5 bài

1. Phản ứng tạo thành etyl axetat, phản ứng của dầu thực vật với NaOH ; Phản ứng của glucozơ

với Cu(OH)2, dung dịch AgNO3 trong amoniac ; Phản ứng của hồ tinh bột với iot.

2. Phản ứng của amino axit, protein, tơ sợi, keo dán tổng hợp.

3. Tính chất, điều chế kim loại, ăn mòn kim loại.

4. Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất quan trọng của chúng.

5. Tính chất hoá học của sắt, crom, đồng và hợp chất của chúng.

Page 12: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

366

NỘI DUNG

ÔN, LUYỆN TẬP Ôn tập đầu năm, học kì I, cuối năm.

Ôn, luyện tập, chữa bài tập.

1. Bài luyện tập 1 : Este - Lipit.

2. Bài luyện tập 2 : Cacbohiđrat.

3. Bài luyện tập 3 : Amin - Amino axit - Protein.

4. Bài luyện tập 4 : Polime và vật liệu polime.

5. Bài luyện tập 5, 6, 7 : Đại cương kim loại.

6. Bài luyện tập 8, 9 : Kim loại kiềm - Kiềm thổ - Nhôm.

7. Bài luyện tập 10,11 : Sắt, hợp chất sắt và một số kim loại quan trọng.

8. Bài luyện tập 12 : Phân biệt một số chất vô cơ.

KIỂM TRA Kiểm tra 1 tiết : 4 bài.

Kiểm tra học kì I và cuối năm : 2 bài.

Page 13: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

367

III - CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

LỚP 10

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

I - NGUYÊN TỬ

1. Thành phần nguyên tử

Kiến thức Biết được : - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước, khối lượng của nguyên tử. - Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. - Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron. Kĩ năng - So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron. - So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.

- Kích thước của tiểu phân được đo

bằng nm (hay oA ).

- Khối lượng của tiểu phân được đo bằng đơn vị u (hay đvC).

2. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hoá học. Đồng vị.

Nguyên tử khối.

Nguyên tử khối trung bình

Kiến thức

Hiểu được :

- Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.

- Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử.

- Kí hiệu nguyên tử : AZ X. X là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số

hạt proton và số hạt nơtron.

- Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.

Kĩ năng

- Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại.

- Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.

Nguyên tử khối không có thứ nguyên.

Page 14: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

368

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

3. Cấu tạo vỏ nguyên tử

Kiến thức

Biết được :

- Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử.

- Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N).

- Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

- Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.

Kĩ năng

Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp.

Có nội dung đọc thêm về khái niệm obitan nguyên tử.

4. Cấu hình electron nguyên tử

Kiến thức Biết được : - Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử. - Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. - Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng : Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns2np6). Lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng. Kĩ năng - Viết cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học. - Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố tương ứng.

Page 15: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

369

II - BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Kiến thức

Biết được :

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Cấu tạo của bảng tuần hoàn : Ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).

Kĩ năng

Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron nguyên tử và ngược lại.

- Ô nguyên tố gồm : kí hiệu, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử, nguyên tử khối, cấu hình electron, độ âm điện, số oxi hoá.

- Chỉ xét 20 nguyên tố đầu.

2. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học

Kiến thức

Biết được :

- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.

- Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố trong cùng một nhóm A.

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.

Kĩ năng

- Dựa vào cấu hình electron nguyên tử suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng.

- Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p.

Chỉ xét 20 nguyên tố đầu.

Page 16: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

370

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

3. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hoá học.

Định luật tuần hoàn

Kiến thức

- Biết và giải thích được sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm A.

- Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong một chu kì, trong một nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử).

- Hiểu được sự biến đổi hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro của các nguyên tố trong một chu kì.

- Biết được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì, trong một nhóm A.

- Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn.

Kĩ năng

Dựa vào quy luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong một chu kì, một nhóm A cụ thể, thí dụ sự biến thiên về :

- Độ âm điện, bán kính nguyên tử.

- Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi và với hiđro.

- Tính kim loại, phi kim.

- Công thức hoá học và tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng.

Có bảng bán kính nguyên tử, khái niệm độ âm điện và bảng độ âm điện của một số nguyên tố.

Giới hạn ở nhóm A thuộc hai chu kì 2, 3.

4. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Kiến thức

Hiểu được :

Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.

Page 17: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

371

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

Từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, suy ra :

- Cấu hình electron nguyên tử.

- Tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó.

- So sánh tính kim loại, phi kim của nguyên tố đó với các nguyên tố lân cận.

Giới hạn ở nhóm A thuộc hai chu kì 2, 3.

III - LIÊN KẾT HOÁ HỌC

1. Liên kết ion. Tinh thể ion

Kiến thức

Biết được :

- Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau.

- Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.

- Định nghĩa liên kết ion.

- Khái niệm tinh thể ion, tính chất chung của hợp chất ion.

Kĩ năng

- Viết cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.

- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.

2. Liên kết cộng hoá trị

Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị không cực (H2, N2), liên kết cộng hoá trị có cực hay phân cực (HCl, CO2).

- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp chất.

Page 18: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

372

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị.

- Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion.

Kĩ năng

- Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể.

- Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng.

3. Tinh thể nguyên tử

và tinh thể phân tử

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.

- Tính chất chung của hợp chất có cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.

Kĩ năng

Dựa vào cấu tạo loại mạng tinh thể của chất, dự đoán tính chất vật lí của nó.

4. Hoá trị.

Số oxi hoá

Kiến thức

Biết được :

- Điện hoá trị, cộng hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.

- Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.

Kĩ năng

Xác định được điện hoá trị, cộng hoá trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.

Page 19: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

373

IV - PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ

1. Phản ứng oxi hoá - khử

Kiến thức

Hiểu được :

- Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố.

- Chất oxi hoá là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. Sự oxi hoá là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron.

- Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử, ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.

Kĩ năng

- Phân biệt được chất oxi hoá và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng

oxi hoá - khử cụ thể.

- Lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron).

2. Phân loại phản ứng

Kiến thức

Hiểu được : Các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại là phản ứng oxi hoá - khử và phản ứng không phải là oxi hoá - khử.

Kĩ năng

Nhận biết được một phản ứng hoá học thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

V - NHÓM HALOGEN

Page 20: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

374

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

1. Khái quát về nhóm halogen

Kiến thức

Biết được :

- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.

- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.

- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.

- Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất trong nhóm halogen.

Kĩ năng

- Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử F, Cl, Br, I.

- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử, dự đoán tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.

- Viết được các phương trình hoá học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.

- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng.

2. Clo Kiến thức

Biết được : Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

Hiểu được : Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử.

Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học cơ bản của clo.

Page 21: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

375

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất của clo. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo. - Tính thể tích khí clo ở điều kiện tiêu chuẩn tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

3. Hiđro clorua. Axit clohiđric và muối clorua

Kiến thức Biết được : - Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric). - Tính chất vật lí, điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua. - Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử.

Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được về tính chất của axit HCl. - Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học của axit HCl. - Nhận biết ion clorua. - Tính nồng độ hoặc thể tích của dung dịch axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

4. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo

Kiến thức Biết được : Thành phần hoá học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất một số hợp chất có oxi của clo. Hiểu được : Tính oxi hoá mạnh của một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven, clorua vôi). Kĩ năng - Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất có oxi của clo và điều chế nước Gia-ven, clorua vôi. - Sử dụng có hiệu quả, an toàn nước Gia-ven, clorua vôi trong thực tế.

5. Flo, brom,

iot Kiến thức

Biết được : Sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế flo,

Page 22: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

376

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

brom, iot và một vài hợp chất của chúng.

Hiểu được : Tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá ; Flo có tính oxi hoá mạnh nhất ; Nguyên nhân tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot.

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét.

- Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học của flo, brom, iot và tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot.

- Tính khối lượng brom, iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

VI OXI LƯU HUỲNH

1. Oxi Ozon

Kiến thức

Biết được :

- Oxi : Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng ; Tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.

- Ozon là một dạng thù hình của oxi ; Điều kiện tạo thành ozon ; Ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon ; Ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.

Hiểu được :

Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ) ; Ứng dụng của oxi.

Kĩ năng - Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận về tính chất hoá học của oxi, ozon. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về tính chất, điều chế.

Page 23: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

377

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất và điều chế oxi. - Tính thành phần phần trăm về thể tích khí oxi và ozon trong hỗn hợp.

2. Lưu huỳnh

Kiến thức

Biết được :

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.

- Tính chất vật lí : Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh, quá trình nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh, ứng dụng.

Hiểu được : Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, với chất oxi hoá mạnh).

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận về tính chất hoá học của lưu huỳnh.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của lưu huỳnh.

- Viết phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh.

- Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng.

3. Hiđro sunfua.

Lưu huỳnh đioxit.

Lưu huỳnh trioxit

Kiến thức

Biết được :

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S.

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế

SO2, SO3.

Hiểu được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử).

Page 24: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

378

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S, SO2, SO3.

- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất của H2S, SO2, SO3.

- Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết.

- Tính thành phần phần trăm về thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp.

4. Axit sunfuric và muối sunfat

Kiến thức

Biết được :

- Tính chất của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4.

- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.

Hiểu được :

- H2SO4 là axit mạnh (đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu hơn...)

- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric.

- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất và điều chế.

- Nhận biết ion sunfat.

- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

Page 25: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

379

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

VII - TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC

1. Tốc độ phản ứng hoá học

Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa tốc độ phản ứng và nêu thí dụ cụ thể.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng : nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng hoá học trong thực tế, rút ra được nhận xét về tốc độ phản ứng.

- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.

2. Cân bằng hoá học

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm phản ứng thuận nghịch và nêu thí dụ.

- Khái niệm về cân bằng hoá học và nêu thí dụ.

- Khái niệm về sự chuyển dịch cân bằng hoá học và nêu thí dụ.

Nội dung nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê và cụ thể hoá trong một số trường hợp cụ thể.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân bằng hoá học.

- Dự đoán chiều chuyển dịch cân bằng hoá học trong những điều kiện cụ thể.

- Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học để đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể.

Có nội dung đọc thêm về khái niệm hằng số cân bằng Kc (biểu thức và ý nghĩa).

Page 26: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

380

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

VIII - THỰC HÀNH HOÁ HỌC

1. Phản ứng oxi hoá - khử

Kiến thức

Biết được :

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :

Phản ứng giữa kim loại với dung dịch axit, dung dịch muối...

Phản ứng oxi hoá - khử trong môi trường axit.

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

2. Tính chất hoá học của clo và hợp chất của clo

Kiến thức

Biết được :

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :

Điều chế clo trong phòng thí nghiệm, tính tẩy màu của clo ẩm.

Điều chế axit HCl từ H2SO4 đặc và NaCl.

Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch, trong đó có dung dịch chứa ion Cl-.

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

Page 27: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

381

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

3. Tính chất hoá học của brom, iot

Kiến thức

Biết được :

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :

So sánh tính oxi hoá của clo và brom.

So sánh tính oxi hoá của brom và iot.

Tác dụng của iot với hồ tinh bột.

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích thí nghiệm và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

4. Tính chất của oxi và lưu huỳnh

Kiến thức

Biết được :

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :

Tính oxi hoá của oxi.

Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ.

Tính oxi hoá của lưu huỳnh.

Tính khử của lưu huỳnh.

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

Page 28: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

382

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

5. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

Kiến thức

Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :

Tính khử của hiđro sunfua.

Tính khử và tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit.

Tính oxi hoá của axit sunfuric đặc.

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

6. Tốc độ phản ứng hoá học

Kiến thức

Biết được :

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :

Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

Page 29: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

383

LỚP 11

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

I - SỰ ĐIỆN LI

1. Sự điện li

Kiến thức

Biết được :

Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

Có nội dung đọc thêm về hằng số điện li và độ điện li.

2. Axit - Bazơ - Muối

Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.

- Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.

Kĩ năng

- Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa.

- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa.

- Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.

- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.

Page 30: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

384

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ

Kiến thức

Biết được :

- Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.

- Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.

- Chất chỉ thị axit - bazơ : Quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng.

Kĩ năng

- Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.

- Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.

4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Kiến thức

Hiểu được :

- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện :

+ Tạo thành chất kết tủa.

+ Tạo thành chất điện li yếu.

+ Tạo thành chất khí.

Kĩ năng

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hoá học xảy ra.

- Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.

- Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng ; Tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp ; Tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.

Page 31: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

385

II - NITƠ - PHOTPHO

1. Nitơ

Kiến thức

Biết được :

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ.

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng, trạng thái tự nhiên ; điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

Hiểu được :

- Phân tử nitơ có liên kết ba rất bền, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.

- Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ : Tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi).

Kĩ năng

- Dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất của nitơ.

- Tính thể tích khí nitơ ở điều kiện tiêu chuẩn trong phản ứng hoá học ; Tính thành phần phần trăm về thể tích nitơ trong hỗn hợp khí.

2. Amoniac

Kiến thức

Biết được :

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

Hiểu được :

- Tính chất hoá học của amoniac : Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo).

Page 32: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

386

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng - Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac. - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh, rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hoá học của amoniac. - Viết các phương trình hoá học dạng phân tử hoặc ion rút gọn. - Phân biệt amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học. - Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở điều kiện tiêu chuẩn theo hiệu suất phản ứng.

3. Muối amoni

Kiến thức Biết được : - Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan). - Tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân) và ứng dụng. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni. - Viết các phương trình hoá học dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học. - Phân biệt muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hoá học. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.

4. Axit nitric

Kiến thức Biết được : Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac). Hiểu được :

- HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.

- HNO3 là chất oxi hoá rất mạnh : Oxi hoá hầu hết các kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

Page 33: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

387

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng - Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và rút ra kết luận.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất của HNO3. - Viết các phương trình hoá học dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học của HNO3 đặc và loãng.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3.

5. Muối nitrat Kiến thức Biết được :

- Phản ứng đặc trưng của ion 3NO với Cu trong môi trường axit.

- Cách nhận biết ion 3NO bằng phương pháp hoá học.

Chu trình của nitơ trong tự nhiên. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối nitrat. - Viết được các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp ; Nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

6. Photpho

Kiến thức Biết được : - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho. - Các dạng thù hình, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính), ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp. Hiểu được : - Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).

Page 34: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

388

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra nhận xét về tính chất của photpho.

- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất của photpho.

- Sử dụng photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và trong thực tế.

7. Axit photphoric và muối photphat

Kiến thức

Biết được :

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế

H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung dịch muối khác), ứng dụng.

Hiểu được H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc.

Kĩ năng

- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất của

axit H3PO4 và muối photphat.

- Nhận biết axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hoá học.

- Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, thành phần phần trăm về khối lượng của muối photphat trong hỗn hợp.

8. Phân bón hoá học

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm phân bón hoá học và phân loại.

- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.

Page 35: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

389

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm phân biệt một số phân bón hoá học.

- Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học.

- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng nhất định.

III - CACBON - SILIC

1. Cacbon và hợp chất của cacbon

Kiến thức

Biết được :

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon ; Tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện) và ứng dụng của nó.

- Tính chất vật lí của CO và CO2.

Hiểu được :

- Cacbon có tính phi kim yếu (oxi hoá hiđro và kim loại canxi), tính khử (khử oxi, oxit kim loại). Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hoá +2 hoặc +4.

- CO có tính khử (tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hoá yếu

(tác dụng với Mg, C).

Biết được :

Tính chất vật lí, tính chất hoá học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit).

- Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.

Page 36: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

390

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của C, CO, CO2, muối cacbonat.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của muối cacbonat trong hỗn hợp ; Tính thành phần phần trăm về khối lượng oxit kim loại trong hỗn hợp phản ứng với CO ; Tính thành

phần phần trăm về thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp khí.

2. Silic và hợp chất của silic.

Công nghiệp silicat

Kiến thức

Biết được :

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của nguyên tử silic.

- Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, tính bán dẫn), trạng thái tự

nhiên, ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2).

- Tính chất hoá học : Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, magie, dung dịch NaOH).

- SiO2 : Tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, tính tan), tính chất hoá học (tác dụng với kiềm đặc, nóng và với dung dịch HF).

- H2SiO3 : Tính chất vật lí (tính tan, màu sắc), tính chất hoá học (là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng).

- Công nghiệp silicat : Thành phần hoá học, tính chất, quy trình sản xuất và biện pháp kĩ thuật trong sản xuất gốm, thuỷ tinh, xi măng.

Kĩ năng

- Viết được các phương trình hoá học thể hiện tính chất của silic và các hợp chất của nó.

- Bảo quản, sử dụng được hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng SiO2 trong hỗn hợp.

Page 37: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

391

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

IV - ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỌC HỮU CƠ

1. Mở đầu.

Thành phần nguyên tố và công thức phân tử

Kiến thức Biết được : - Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ. - Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất). - Các loại công thức của hợp chất hữu cơ : Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo. - Sơ lược về phân tích nguyên tố : Phân tích định tính, phân tích định lượng. Kĩ năng - Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi. - Xác định được công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm. - Phân biệt được hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần phân tử.

2. Cấu trúc phân tử hữu cơ

Kiến thức Biết được : - Nội dung thuyết cấu tạo hoá học ; Khái niệm đồng đẳng, đồng phân. - Liên kết cộng hoá trị và khái niệm về cấu trúc không gian của phân tử chất hữu cơ. Kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể. - Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể.

3. Phản ứng hữu cơ

Kiến thức Biết được : Sơ lược về các loại phản ứng hữu cơ cơ bản : Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách.

Page 38: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

392

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng Nhận biết được loại phản ứng thông qua các phương trình hoá học cụ thể.

V - HIĐROCACBON NO

1. Ankan Kiến thức Biết được : - Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. - Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp. - Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan). Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh). - Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. Ứng dụng của ankan. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan. - Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh. - Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan. - Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. - Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.

Chỉ xét các ankan trong phân tử có tối đa 10 nguyên tử cacbon.

2. Xicloankan Kiến thức Biết được : - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử. - Tính chất hoá học : Phản ứng thế, tách, cháy tương tự ankan ; Phản ứng cộng mở vòng (với H2, Br2, HBr) của xicloankan có 3 - 4 nguyên tử cacbon. - Ứng dụng của xicloankan. Kĩ năng - Quan sát mô hình phân tử và rút ra được nhận xét về cấu tạo của xicloankan. - Từ cấu tạo phân tử, suy đoán được tính chất hoá học cơ bản của xicloankan.

Chỉ xét xicloankan có 3, 4, 5 và 6 cạnh.

Page 39: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

393

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Viết được phương trình hoá học dạng công thức cấu tạo biểu diễn tính chất hoá học của xicloankan.

VI - HIĐROCACBON KHÔNG NO

1. Anken Kiến thức

Biết được :

- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học.

- Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken.

- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng

riêng, tính tan) của anken.

- Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Ứng dụng.

- Tính chất hoá học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.

- Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).

- Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể.

- Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể.

- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken.

- Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể.

Page 40: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

394

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

2. Ankađien -

Ankin

Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của ankađien.

- Đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học của ankađien liên hợp (buta-1,3-đien và isopren : phản ứng cộng 1, 2 và cộng 1, 4). Điều chế buta-1,3-đien từ butan hoặc butilen và isopren từ isopentan trong công nghiệp.

- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của ankin.

Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá).

Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

Kĩ năng

- Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankađien và ankin.

- Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien và ankin cụ thể.

- Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.

- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của buta-1,3-đien và axetilen.

- Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học.

- Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp.

Page 41: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

395

VII - HIĐROCACBON THƠM. CÁC NGUỒN HIĐROCACBON. HỆ THỐNG HOÁ VỀ HIĐROCACBON

1. Benzen và dãy đồng đẳng

Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp.

- Tính chất vật lí : Quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất trong dãy đồng đẳng benzen.

- Tính chất hoá học : Phản ứng thế (quy tắc thế), phản ứng cộng vào vòng benzen ;

Phản ứng thế và oxi hoá mạch nhánh.

Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng.

- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng.

- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

- Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm về khối lượng của chất trong hỗn hợp.

2. Một vài hiđrocacbon thơm khác :

stiren, naphtalen

Kiến thức

Biết được :

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của stiren (tính chất của hiđrocacbon thơm ; Tính chất của hiđrocacbon không no : Phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp ở liên kết đôi của mạch nhánh).

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của naphtalen (tính chất của hiđrocacbon thơm : phản ứng thế, cộng).

Kĩ năng - Viết công thức cấu tạo, từ đó dự đoán được tính chất hoá học của stiren và naphtalen.

Page 42: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

396

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của stiren và naphtalen.

- Phân biệt một số hiđrocacbon thơm bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng trùng hợp.

3. Các nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

Kiến thức

Biết được :

- Thành phần, phương pháp khai thác, ứng dụng của khí thiên nhiên.

- Thành phần, phương pháp khai thác, cách chưng cất, crăckinh và rifominh ; Ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ.

- Thành phần, cách chế biến, ứng dụng của than mỏ.

Kĩ năng

- Đọc, tóm tắt được thông tin trong bài học và trả lời câu hỏi.

- Tìm được thông tin tư liệu về dầu mỏ và than ở Việt Nam.

- Tìm hiểu được ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ, khí thiên nhiên, than mỏ trong đời sống.

4. Hệ thống hoá về hiđrocacbon

Kiến thức

Biết được : Mối quan hệ giữa các loại hiđrocacbon quan trọng.

Kĩ năng

- Lập được sơ đồ quan hệ giữa các loại hiđrocacbon.

- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa các chất.

- Tách chất ra khỏi hỗn hợp khí, hỗn hợp lỏng.

- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

Page 43: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

397

VIII - DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL

1. Dẫn xuất halogen

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen, lấy thí dụ minh hoạ.

- Tính chất hoá học cơ bản (phản ứng tạo thành anken, ancol).

- Một số ứng dụng cơ bản (nguyên liệu tổng hợp hữu cơ và một số lĩnh vực khác).

Kĩ năng

Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học và một số ứng dụng chính.

Chỉ viết phương trình hoá học với dẫn xuất halogen của hiđrocacbon no, có 2-3 nguyên tử cacbon.

2. Ancol

Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa, phân loại ancol.

- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc - chức và thay thế).

- Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro.

- Tính chất hoá học : Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy.

- Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol.

- Ứng dụng của etanol.

- Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).

Chỉ viết phương trình hoá học với ancol no, đơn chức, mạch hở.

Page 44: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

398

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol.

- Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C - 5C).

- Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể.

- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol.

- Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học.

- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol.

3. Phenol

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm, phân loại phenol.

- Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.

- Tính chất hoá học : Tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom.

- Một số phương pháp điều chế phenol (từ cumen, từ benzen) ; Ứng dụng của phenol.

- Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.

Kĩ năng

- Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol.

- Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.

Giới hạn ở tính

chất của C6H5OH.

Page 45: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

399

IX - ANĐEHIT - XETON - AXIT CACBOXYLIC

1. Anđehit và xeton

Kiến thức Biết được : - Định nghĩa, phân loại, danh pháp của anđehit. - Đặc điểm cấu tạo phân tử của anđehit. - Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan. - Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic) : Tính khử (tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac), tính oxi hoá (tác dụng với hiđro). - Phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen. Một số ứng dụng chính của anđehit. - Sơ lược về xeton (đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng chính). Kĩ năng - Dự đoán được tính chất hoá học đặc trưng của anđehit và xeton ; Kiểm tra dự đoán và kết luận. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit fomic và anđehit axetic, axeton. - Nhận biết anđehit bằng phản ứng hoá học đặc trưng. - Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit trong phản ứng.

Chỉ xét anđehit no, đơn chức, mạch

hở.

Chủ yếu là anđehit fomic và anđehit

axetic.

Chỉ xét chất tiêu biểu axeton.

2. Axit cacboxylic

Kiến thức

Biết được : - Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp. - Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro. - Tính chất hoá học : Tính axit yếu (phân li thuận nghịch trong dung dịch, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh), tác dụng với ancol tạo

Chỉ xét axit

Page 46: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

400

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

thành este. Khái niệm phản ứng este hoá. - Phương pháp điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất. - Dự đoán được tính chất hoá học của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học. - Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit trong phản ứng.

cacboxylic no, đơn chức, mạch hở.

X - THỰC HÀNH HOÁ HỌC

1. Tính axit - bazơ và phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

Tác dụng của các dung dịch HCl, CH3COOH, NaOH, NH3 với chất chỉ thị màu.

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li : AgNO3 với NaCl, HCl với NaHCO3, CH3COOH với NaOH.

Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét. - Viết tường trình thí nghiệm.

2. Tính chất của các hợp chất nitơ, photpho

Kiến thức

Biết được :

Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro.

Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao.

Page 47: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

401

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể (cả phân bón là hợp chất của photpho).

Kĩ năng

Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học.

Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.

Viết tường trình thí nghiệm.

3. Phân tích định tính nguyên tố.

Điều chế, tính chất của metan

Kiến thức

Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể.

Phân tích định tính các nguyên tố C và H.

Điều chế và thu khí metan.

Đốt cháy khí metan.

Dẫn khí metan vào dung dịch thuốc tím.

Kĩ năng

Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

Viết tường trình thí nghiệm.

4. Điều chế, tính chất của etilen và axetilen

Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể.

Điều chế và thử tính chất của etilen : Phản ứng cháy và phản ứng với dung dịch brom.

Điều chế và thử tính chất của axetilen : Phản ứng cháy, phản ứng với dung dịch brom,

với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Page 48: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

402

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

Viết tường trình thí nghiệm.

5. Tính chất hoá học của etanol, glixerol và phenol

Kiến thức Biết được :

Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

Etanol tác dụng với natri.

Glixerol tác dụng với Cu(OH)2.

Phenol tác dụng với NaOH, dung dịch brom.

Kĩ năng

Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm.

6. Tính chất hoá học của anđehit, axit cacboxylic

Kiến thức

Biết được :

Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

Phản ứng tráng gương (HCHO tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3).

Tác dụng của axit axetic với quỳ tím, Na2CO3, etanol.

Kĩ năng

Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

Page 49: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

403

LỚP 12

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

I – ESTE – LIPIT

1. Este

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este.

- Tính chất hoá học : Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá).

- Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá.

- Ứng dụng của một số este tiêu biểu.

Hiểu được : Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân.

Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức.

- Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit,... bằng phương pháp hoá học.

- Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá.

2. Lipit

Kiến thức Biết được : - Khái niệm và phân loại lipit. - Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hoá chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo. - Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí.

Page 50: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

404

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của chất béo.

- Phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.

- Biết cách sử dụng, bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả.

- Tính khối lượng chất béo trong phản ứng.

3. Chất giặt rửa

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm, thành phần chính của xà phòng và của chất giặt rửa tổng hợp.

- Phương pháp sản xuất xà phòng ; Phương pháp chủ yếu sản xuất chất giặt rửa tổng hợp.

- Nguyên nhân tạo nên đặc tính giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.

Kĩ năng

- Sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống.

- Tính khối lượng xà phòng sản xuất được theo hiệu suất phản ứng.

II - CACBOHIĐRAT

1. Glucozơ

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm, phân loại cacbohiđrat.

- Công thức cấu tạo dạng mạch hở, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan) và ứng dụng của glucozơ.

Hiểu được :

Tính chất hoá học của glucozơ : Tính chất của ancol đa chức, anđehit đơn chức ; Phản ứng lên men rượu.

Page 51: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

405

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ và fructozơ.

- Dự đoán được tính chất hoá học của glucozơ và fructozơ.

- Viết được các phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học của glucozơ.

- Phân biệt dung dịch glucozơ với glixerol bằng phương pháp hoá học.

- Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng.

2. Saccarozơ.

Tinh bột và xenlulozơ

Kiến thức

Biết được :

- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi, vị, độ tan), tính chất hoá học của saccarozơ (thuỷ phân trong môi trường axit), quy trình sản xuất đường saccarozơ.

- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, độ tan).

- Tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ : Tính chất chung (thuỷ phân), tính chất

riêng (phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của xenlulozơ với axit HNO3).

- Ứng dụng của saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

Kĩ năng

- Quan sát mẫu vật, mô hình phân tử, làm thí nghiệm để rút ra nhận xét.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học.

- Phân biệt các dung dịch : Saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp hoá học.

- Tính khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thuỷ phân các chất theo hiệu suất phản ứng.

Page 52: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

406

III - AMIN. AMINO AXIT. PROTEIN

1. Amin

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).

- Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi, độ tan) của amin.

Hiểu được : Tính chất hoá học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với brom trong nước.

Kĩ năng

- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo công thức cấu tạo.

- Quan sát mô hình, thí nghiệm và rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất.

- Dự đoán được tính chất hoá học của amin và anilin.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất của amin. Phân biệt anilin và phenol bằng phương pháp hoá học.

- Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho.

Chỉ xét amin có 4C trong phân tử.

2. Amino axit

Kiến thức

Biết được : Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của amino axit.

Hiểu được : Tính chất hoá học của amino axit (tính lưỡng tính ; phản ứng este hoá ; phản ứng trùng ngưng của và -amino axit).

Kĩ năng

- Dự đoán được tính lưỡng tính của amino axit, kiểm tra dự đoán và kết luận.

- Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất của amino axit.

- Phân biệt dung dịch amino axit với dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hoá học.

Page 53: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

407

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

3. Peptit và

protein

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của peptit (phản ứng thuỷ phân)

- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ ; phản ứng thuỷ phân,

phản ứng màu của protein với Cu(OH)2). Vai trò của protein đối với sự sống.

- Khái niệm enzim và axit nucleic.

Kĩ năng

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của peptit và protein.

- Phân biệt dung dịch protein với chất lỏng khác.

IV - POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

1. Đại cương về polime

Kiến thức

Biết được :

Polime : Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, cơ tính), tính chất hoá học (cắt mạch, giữ nguyên mạch, tăng mạch), ứng dụng, một số phương pháp tổng hợp polime (trùng hợp, trùng ngưng).

Kĩ năng

- Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại.

- Viết được các phương trình hoá học tổng hợp một số polime thông dụng.

- Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo.

Có nội dung đọc thêm về phương pháp trùng cộng hợp.

Page 54: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

408

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

2.Vật liệu polime

Kiến thức

Biết được :

Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của : Chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán tổng hợp.

Kĩ năng

- Viết các phương trình hoá học cụ thể điều chế một số chất dẻo, tơ, cao su, keo dán thông dụng.

- Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.

V - ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

1. Vị trí và cấu tạo của kim loại

Kiến thức

Biết được :

Vị trí, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng, một số kiểu mạng tinh thể kim loại phổ biến, liên kết kim loại.

Kĩ năng

- So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị.

- Quan sát mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại, rút ra được nhận xét.

2. Tính chất của kim loại.

Dãy điện hoá của kim loại

Kiến thức

Hiểu được :

- Tính chất vật lí chung : Có ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

- Tính chất hoá học chung là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit, ion kim loại trong dung dịch muối).

- Quy luật sắp xếp trong dãy điện hoá các kim loại (các nguyên tử được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.

Do trong tinh thể kim loại có các e hoá trị chuyển động tương đối tự do.

Page 55: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

409

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Dự đoán được chiều phản ứng oxi hoá - khử dựa vào dãy điện hoá.

- Viết được các phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử, chứng minh tính chất của kim loại.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng kim loại trong hỗn hợp.

3. Hợp kim

Kiến thức

Biết được : Khái niệm hợp kim, tính chất (dẫn nhiệt, dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy...), ứng dụng của một số hợp kim (thép không gỉ, đuyra).

Kĩ năng

- Sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng bằng hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.

- Xác định thành phần phần trăm về khối lượng kim loại trong hợp kim.

4. Sự ăn mòn kim loại

Kiến thức

Hiểu được :

- Các khái niệm : Ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá.

- Điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại.

Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.

Kĩ năng

- Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực tế.

- Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.

Kim loại bị oxi hoá do tác dụng của các chất trong môi trường :

M Mn+ + ne

5. Điều chế kim loại

Kiến thức

Hiểu được :

Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn).

Page 56: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

410

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.

- Viết các phương trình hoá học điều chế kim loại cụ thể.

- Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại.

VI - KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

1. Kim loại kiềm và hợp chất

Kiến thức

Biết được :

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.

- Một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm và một số hợp chất như NaOH,

NaHCO3, Na2CO3, KNO3.

Hiểu được :

- Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).

- Tính chất hoá học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).

- Trạng thái tự nhiên của NaCl.

- Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).

- Tính chất hoá học của một số hợp chất : NaOH (kiềm mạnh) ; NaHCO3 (lưỡng tính,

phân huỷ bởi nhiệt) ; Na2CO3 (muối của axit yếu) ; KNO3 (tính oxi hoá mạnh khi đun nóng).

Page 57: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

411

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất kim loại kiềm.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng.

2. Kim loại kiềm thổ và hợp chất

Kiến thức

Biết được :

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ.

- Tính chất hoá học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O.

- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng ; Cách làm mềm nước cứng.

- Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch.

Hiểu được : Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, axit).

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học chung

của kim loại kiềm thổ, tính chất của Ca(OH)2.

- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ tính chất hoá học.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng.

Page 58: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

412

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

3. Nhôm

Kiến thức Biết được : Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm. Hiểu được : - Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh : Phản ứng với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại. - Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy. Kĩ năng - Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hoá học và nhận biết ion nhôm. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của nhôm. - Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.

4. Hợp chất của nhôm

Kiến thức Biết được :

- Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất : Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm.

- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3 : Vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với bazơ mạnh. - Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch. Kĩ năng Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của nhôm, nhận biết ion nhôm - Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm. - Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm. - Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng.

Page 59: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

413

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

VII - SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

1. Sắt Kiến thức Biết được : - Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của sắt. - Tính chất hoá học của sắt : tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối).

- Sắt trong tự nhiên (các oxit sắt, FeCO3, FeS2). Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của sắt. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính khử của sắt. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng. Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm.

2. Hợp chất của sắt

Kiến thức Biết được : Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt. Hiểu được :

Tính khử của hợp chất sắt(II) : FeO, Fe(OH)2, muối sắt(II).

Tính oxi hoá của hợp chất sắt(III) : Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt(III). Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt. - Viết các phương trình hoá học phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học. - Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+ trong dung dịch. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng. - Xác định công thức hoá học của oxit sắt theo số liệu thực nghiệm.

Page 60: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

414

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

3. Hợp kim của sắt

Kiến thức Biết được : - Khái niệm và phân loại gang, sản xuất gang (nguyên tắc, nguyên liệu, cấu tạo và chuyển vận của lò cao, biện pháp kĩ thuật). - Khái niệm và phân loại thép, sản xuất thép (nguyên tắc chung ; phương pháp Mác-tanh, Bet-xơ-me, lò điện : ưu điểm và hạn chế). - Ứng dụng của gang, thép. Kĩ năng - Quan sát mô hình, hình vẽ, sơ đồ... rút ra được nhận xét về nguyên tắc và quá trình sản xuất gang, thép. - Viết phương trình hoá học của các phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong lò luyện gang, luyện thép. - Phân biệt được một số đồ dùng bằng gang, thép. - Sử dụng và bảo quản hợp lí được một số hợp kim của sắt. - Tính khối lượng quặng sắt cần thiết để sản xuất một lượng gang xác định theo hiệu suất.

4. Crom và hợp chất của crom

Kiến thức Biết được : - Vị trí, cấu hình electron hoá trị, tính chất vật lí (độ cứng, màu, khối lượng riêng) của crom, các số oxi hoá trong hợp chất ; tính chất hoá học của crom là tính khử (phản ứng với oxi, clo, lưu huỳnh, dung dịch axit).

- Tính chất của hợp chất crom(III) : Cr2O3, Cr(OH)3 (tính tan, tính oxi hoá và tính khử, tính lưỡng tính) ; Tính chất của hợp chất crom(VI) : K2CrO4, K2Cr2O7 (tính tan, màu sắc, tính oxi hoá). Kĩ năng - Dự đoán và kết luận được về tính chất của crom và một số hợp chất. - Viết các phương trình hoá học thể hiện tính chất của crom và hợp chất crom. - Tính thể tích hoặc nồng độ dung dịch K2Cr2O7 tham gia phản ứng.

Page 61: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

415

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

5. Đồng và hợp chất của đồng

Kiến thức

Biết được :

- Vị trí, cấu hình electron hoá trị, tính chất vật lí, ứng dụng của đồng.

- Đồng là kim loại có tính khử yếu (tác dụng với phi kim, axit có tính oxi hoá mạnh).

- Tính chất của CuO, Cu(OH)2 (tính bazơ, tính tan), CuSO4.5H2O (màu sắc, tính tan, phản ứng nhiệt phân). Ứng dụng của đồng và hợp chất.

Kĩ năng

- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất của đồng và hợp chất của đồng.

- Sử dụng và bảo quản đồng hợp lí dựa vào các tính chất của nó.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng đồng hoặc hợp chất đồng trong hỗn hợp.

6. Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc

Kiến thức

Biết được :

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron hoá trị của niken, kẽm, chì và thiếc.

- Tính chất vật lí (màu sắc, khối lượng riêng).

- Tính chất hoá học (tính khử : tác dụng với phi kim, dung dịch axit), ứng dụng quan trọng của chúng.

Kĩ năng

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất của mỗi kim loại cụ thể.

- Sử dụng và bảo quản hợp lí đồ dùng làm bằng các kim loại niken, kẽm, thiếc và chì.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng kim loại trong hỗn hợp phản ứng.

Page 62: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

416

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

VIII - PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ

1. Phân biệt một số ion trong dung dịch

Kiến thức

Biết được :

- Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số cation và anion trong dung dịch.

- Cách tiến hành nhận biết các ion riêng biệt trong dung dịch.

Kĩ năng

Giải lí thuyết một số bài tập thực nghiệm phân biệt một số ion cho trước trong một số lọ không dán nhãn.

Chỉ sử dụng các phản ứng đã học trong chương trình hoá học phổ thông.

2. Phân biệt một số chất khí

Kiến thức

Biết được :

- Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số chất khí.

- Cách tiến hành nhận biết một số chất khí riêng biệt.

Kĩ năng

Giải lí thuyết một số bài tập thực nghiệm phân biệt một số chất khí cho trước (trong các lọ không dán nhãn).

Chỉ sử dụng các phản ứng đã học trong chương trình hoá học phổ thông.

Page 63: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

417

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

IX - HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

1. Hoá học

và vấn đề phát triển

kinh tế

Kiến thức

Biết được :

Vai trò của hoá học đối với sự phát triển kinh tế.

Kĩ năng

- Tìm thông tin và trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông

tin và rút ra nhận xét về các vấn đề trên.

- Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, vật

liệu, chất phế thải,…

- Tính khối lượng chất, vật liệu, năng lượng sản xuất được bằng con đường hoá học.

2. Hoá học và vấn đề

xã hội

Kiến thức

Biết được :

Hoá học đã góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề về lương thực, thực phẩm, tơ sợi, thuốc chữa bệnh, thuốc cai nghiện ma tuý.

Kĩ năng

- Tìm thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong bài học, xử lí thông

tin, rút ra kết luận về các vấn đề trên.

- Giải quyết một số tình huống trong thực tiễn về thuốc chữa bệnh, lương thực,

thực phẩm.

Page 64: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

418

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

3. Hoá học và vấn đề môi trường

Kiến thức Biết được :

- Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước.

- Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học.

- Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học.

Kĩ năng - Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường.

- Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn.

- Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất.

X - THỰC HÀNH HOÁ HỌC

1. Điều chế, tính chất hoá học của este và gluxit

Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

Điều chế etyl axetat.

Phản ứng xà phòng hoá chất béo.

Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2.

Phản ứng của hồ tinh bột với iot. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hoá học, rút ra nhận xét. - Viết tường trình thí nghiệm.

Page 65: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

419

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

2. Tính chất của protein và vật liệu polime

Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : Phản ứng đông tụ của protein : đun nóng lòng trắng trứng hoặc tác dụng của axit, kiềm với lòng trắng trứng. Phản ứng màu : Lòng trắng trứng với HNO3. Thử phản ứng của polietilen (PE), poli(vinyl clorua) (PVC), tơ sợi với axit, kiềm, nhiệt độ. Phân biệt tơ tằm và tơ tổng hợp. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét. - Viết tường trình thí nghiệm.

3. Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại

Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : So sánh mức độ phản ứng của Al, Fe và Cu với ion H+ trong dung dịch HCl. Fe phản ứng với Cu2+ trong dung dịch CuSO4. Zn phản ứng với :

a) dung dịch H2SO4 ; b) dung dịch H2SO4 có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

Dùng dung dịch KI kìm hãm phản ứng của đinh sắt với dung dịch H2SO4. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét. - Viết tường trình thí nghiệm.

Page 66: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

420

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

4. Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất quan trọng của chúng

Kiến thức

Biết được :

Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước.

Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.

Phản ứng của nhôm hiđroxit với dung dịch NaOH và với dung dịch H2SO4 loãng.

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.

- Viết tường trình thí nghiệm.

5. Tính chất hoá học của sắt, đồng.

Tính chất của một số hợp chất sắt, crom

Kiến thức

Biết được :

Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể :

Điều chế FeCl2, Fe(OH)2 và FeCl3, Fe(OH)3 từ sắt và các hoá chất cần thiết.

Thử tính oxi hoá của K2Cr2O7.

Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.

- Viết tường trình thí nghiệm.

Page 67: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

421

IV GIẢI THÍCH HƯỚNG DẪN

1. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình

Chương trình chuẩn môn Hoá học cấp Trung học phổ thông được xây dựng và phát triển trên cơ sở các quan điểm sau đây :

a) Đảm bảo thực hiện mục tiêu của bộ môn Hoá học ở trường Trung học phổ thông

Mục tiêu của bộ môn Hoá học phải được quán triệt và cụ thể hoá trong chương trình chuẩn của các lớp ở cấp Trung học phổ thông.

b) Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, tối thiểu và thực tiễn trên cơ sở hệ thống tri thức của khoa học hoá học tương đối hiện đại

Hệ thống tri thức hoá học cơ bản, tối thiểu, bảo đảm :

Kiến thức, kĩ năng hoá học phổ thông, cơ bản.

Tính chính xác của khoa học hoá học ở cấp Trung học phổ thông.

Sự cập nhật một cách cơ bản với những thông tin của khoa học hoá học hiện đại về nội dung và phương pháp.

Nội dung hoá học gắn với thực tiễn đời sống, sản xuất.

Nội dung hoá học được cấu trúc có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp.

c) Đảm bảo tính đặc thù của bộ môn Hoá học

Nội dung thực hành và thí nghiệm hoá học được coi trọng, là cơ sở để xây dựng kiến thức và rèn kĩ năng hoá học.

Tính chất hoá học cơ bản của các chất được chú ý xây dựng trên cơ sở lí thuyết hoá học cơ bản được kiểm nghiệm qua thực nghiệm hoá học và thực tiễn đời sống.

d) Đảm bảo định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học theo hướng dạy và học tích cực

Hệ thống nội dung cơ bản, tối thiểu về hoá học được tổ chức sắp xếp, sao cho : Giáo viên thiết kế, tổ chức để học sinh tích cực hoạt động xây dựng kiến thức và hình thành kĩ năng mới, vận dụng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn được mô phỏng trong các bài tập hoá học.

Chú ý khuyến khích giáo viên sử dụng thiết bị dạy học, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để góp phần đổi mới phương pháp dạy học Hoá học.

Page 68: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

422

e) Đảm bảo định hướng về đổi mới đánh giá kết quả học tập hoá học của học sinh

Hệ thống câu hỏi và bài tập hoá học ở trường Trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đa dạng, kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận, lí thuyết và thực nghiệm hoá học. Hệ thống bài tập hoá học này nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng hoá học của học sinh ở ba mức độ biết, hiểu và vận dụng, phù hợp với nội dung và phương pháp của chương trình chuẩn môn Hoá học Trung học phổ thông.

g) Đảm bảo kế thừa những thành tựu của chương trình Hoá học trong nước và thế giới

Chương trình chuẩn môn Hoá học Trung học phổ thông bảo đảm tiếp cận nhất định với chương trình Hoá học cơ bản (bình thường) ở một số nước tiên tiến và khu vực về mặt nội dung, phương pháp, mức độ kiến thức, kĩ năng hoá học phổ thông. Chương trình bảo đảm kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình Hoá học Trung học phổ thông hiện hành và Trung học phổ thông thí điểm, khắc phục một số hạn chế của các chương trình Hoá học Trung học phổ thông trước đây của Việt Nam.

h) Đảm bảo tính phân hoá trong chương trình Hoá học phổ thông

Chương trình chuẩn môn Hoá học Trung học phổ thông nhằm đáp ứng nguyện vọng và phù hợp với năng lực của mọi học sinh. Ngoài nội dung hoá học phổ thông cơ bản từ lớp 10 đến lớp 12 còn có nội dung tự chọn về Hoá học dành cho học sinh có nhu cầu luyện tập thêm hoặc nâng cao kiến thức, kĩ năng hoá học. Nội dung này góp phần giúp học sinh có thể tự học có hướng dẫn để tiếp tục học lên cao đẳng, đại học hoặc bước vào cuộc sống lao động.

2. Về phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học Hoá học theo chương trình chuẩn nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hoá học là môn khoa học nghiên cứu sự biến đổi của các chất trên cơ sở lí thuyết hoá học và thực nghiệm hoá học. Phương pháp dạy học Hoá học Trung học phổ thông chuẩn cần phải coi trọng thực hành thí nghiệm và phát triển tư duy hoá học.

Trong dạy học Hoá học cần chú ý :

Sử dụng thiết bị, thí nghiệm hoá học theo định hướng là nguồn để học sinh nghiên cứu, khai thác tìm tòi kiến thức hoá học. Hạn chế sử dụng chúng để minh hoạ hình ảnh mà không có tác dụng khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng.

Mặt khác cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các bài thực hành thí nghiệm đã được quy định trong chương trình và những thí nghiệm trong bài học của sách giáo khoa.

Sử dụng câu hỏi và bài tập hoá học không chỉ nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng mà còn là nguồn tri thức để học sinh tích cực, chủ động nhận thức kiến thức, hình thành kĩ năng.

Page 69: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

423

Nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học Hoá học theo hướng giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động. Thông qua các tình huống có vấn đề trong học tập hoặc vấn đề thực tiễn giúp học sinh phát triển tư duy hoá học và năng lực giải quyết vấn đề.

Sử dụng sách giáo khoa Hoá học như là nguồn tư liệu để học sinh tự đọc, tự nghiên cứu, tích cực nhận thức, thu thập thông tin và xử lí thông tin có hiệu quả.

Tổ chức cho học sinh tự học kết hợp với hợp tác theo nhóm nhỏ trong học tập hoá học theo hướng giúp học sinh có khả năng tự học, khả năng hợp tác cùng học để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong học tập và thực tiễn.

Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học Hoá học, đặc biệt ở những địa phương có điều kiện thực hiện.

3. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần căn cứ vào mục tiêu môn Hoá học, chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt được theo chương trình chuẩn Trung học phổ thông nhằm đảm bảo khách quan, công bằng và hướng quá trình dạy học Hoá học ngày càng tích cực hơn.

Kết hợp các hình thức đánh giá :

+ Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan theo hướng tăng cường sử dụng trắc nghiệm khách quan trong bài kiểm tra hoá học.

+ Kết hợp đánh giá của giáo viên với đánh giá của học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá kết quả học tập lẫn nhau và tự đánh giá bản thân.

Nội dung đánh giá cần đảm bảo :

+ Đánh giá kiến thức của học sinh về lí thuyết và sự biến đổi các chất.

+ Đánh giá kĩ năng học tập hoá học, chú ý kĩ năng thực hành, thí nghiệm, kĩ năng khai thác kênh hình, xử lí số liệu và phân tích biểu bảng trong học tập hoá học.

+ Đánh giá mức độ biết, hiểu, vận dụng kiến thức kĩ năng hoá học với một tỉ lệ thích hợp theo hướng tăng cường khả năng vận dụng những điều đã học trong học tập và cuộc sống.

+ Đánh giá khả năng giải quyết vấn đề trong học tập hoá học và một số vấn đề của thực tiễn cuộc sống có liên quan đến hoá học.

4. Về việc vận dụng chương trình theo vùng miền và các đối tượng học sinh

Page 70: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

424

Việc dạy học Hoá học ở các vùng miền được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đảm bảo để mọi học sinh đều đạt được chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình chuẩn Trung học phổ thông. Đối với những học sinh ham hiểu biết và có khả năng về hoá học được khuyến khích học nâng cao hơn và được tạo điều kiện để phát triển năng lực.

B - CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

I - MỤC TIÊU

Ngoài mục tiêu chung đã được xác định trong chương trình chuẩn, chương trình nâng cao Trung học phổ thông môn Hoá học còn giúp học sinh đạt được :

1. Hệ thống kiến thức hoá học phổ thông tương đối hoàn thiện, hiện đại từ đơn giản đến phức tạp, gồm :

Kiến thức cơ sở hoá học chung ;

Hoá học vô cơ ;

- Hoá học hữu cơ.

2. Hệ thống kĩ năng hoá học phổ thông tương đối thành thạo, thói quen làm việc khoa học gồm :

- Kĩ năng học tập hoá học ;

- Kĩ năng thực hành, thí nghiệm hoá học ;

- Kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học để giải quyết một số vấn đề trong học tập và thực tiễn đời sống.

Trên cơ sở đó giúp học sinh phát triển tư duy hoá học và năng lực sáng tạo để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về hoá học và khoa học tự nhiên.

Page 71: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

425

II - NỘI DUNG

1. Kế hoạch dạy học

Lớp Số tiết/tuần Số tuần Tổng số tiết/năm

10 2,5 35 87,5

11 2,5 35 87,5

12 2,5 35 87,5

Cộng (toàn cấp) 105 262,5

2. Nội dung dạy học từng lớp LỚP 10

NỘI DUNG

KIẾN THỨC CƠ SỞ HOÁ HỌC CHUNG

1. Nguyên tử

1.1. Thành phần nguyên tử.

1.2. Điện tích và số khối hạt nhân.

1.3. Đồng vị. Nguyên tử khối. Nguyên tử khối trung bình.

1.4. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Obitan nguyên tử.

1.5. Lớp và phân lớp electron.

1.6. Năng lượng của các electron trong nguyên tử. Cấu hình electron nguyên tử.

Page 72: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

426

NỘI DUNG

2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn

2.1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

2.2. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hoá học.

2.3. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hoá học. Định luật tuần hoàn.

2.4. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

3. Liên kết hoá học

3.1. Khái niệm về liên kết hoá học. Liên kết ion. Tinh thể ion.

3.2. Liên kết cộng hoá trị. Tinh thể nguyên tử. Tinh thể phân tử.

3.3. Sự lai hoá các obitan nguyên tử và hình dạng của phân tử.

3.4. Sự xen phủ obitan tạo thành liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba.

3.5. Độ âm điện và liên kết hoá học.

3.6. Hoá trị và số oxi hoá của các nguyên tố trong phân tử.

3.7. Liên kết kim loại.

4. Phản ứng hoá học

4.1. Phản ứng oxi hoá - khử.

4.2. Phân loại phản ứng hoá học. Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt.

5. Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học

5.1. Tốc độ phản ứng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng.

5.2. Cân bằng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng. Hằng số cân bằng Kc.

Page 73: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

427

NỘI DUNG

HOÁ HỌC VÔ CƠ 6. Nhóm halogen

6.1. Khái quát về nhóm halogen.

6.2. Clo.

6.3. Hiđroclorua - axit clohiđric.

6.4. Hợp chất có oxi của clo.

6.5. Flo.

6.6. Brom.

6.7. Iot.

7. Nhóm oxi

7.1. Khái quát về nhóm oxi.

7.2. Oxi.

7.3. Ozon - Hiđro peoxit.

7.4. Lưu huỳnh.

7.5. Hiđro sunfua và axit sunfuhiđric.

7.6. Lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit và axit sunfuric.

THỰC HÀNH HOÁ HỌC 7 bài

1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn.

2. Phản ứng oxi hoá - khử.

3, 4. Tính chất hoá học của halogen và các hợp chất halogen.

Nhận biết ion Cl-, Br-, I-.

5, 6. Tính chất của lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh.

7. Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học.

Page 74: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

428

NỘI DUNG

ÔN, LUYỆN TẬP

Ôn tập đầu năm, học kì I, cuối năm.

Ôn luyện tập và chữa bài tập.

1. Bài luyện tập 1, 2, 3 : Thành phần nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hoá học. Cấu tạo vỏ nguyên tử. Cấu hình electron nguyên tử.

2. Bài luyện tập 4, 5 : Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn.

3. Bài luyện tập 6, 7, 8 : Liên kết hoá học.

4. Bài luyện tập 9, 10 : Phản ứng oxi hoá - khử.

5. Bài luyện tập 11, 12 : Nhóm halogen.

6. Bài luyện tập 13, 14 : Nhóm oxi.

7. Bài luyện tập 15, 16 : Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học.

KIỂM TRA Kiểm tra 1 tiết : 4 bài.

Kiểm tra học kì I và cuối năm : 2 bài.

LỚP 11

NỘI DUNG

KIẾN THỨC CƠ SỞ HOÁ HỌC CHUNG

1. Sự điện li

1.1. Sự điện li.

1.2. Phân loại các chất điện li. Độ điện li. Hằng số điện li.

1.3. Axit - Bazơ - Muối. Thuyết axit - bazơ của Are-ni-ut và Bron-stet.

1.4. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit - bazơ.

1.5. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Bản chất của phản ứng trong dung dịch chất điện li.

Page 75: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

429

NỘI DUNG

HOÁ HỌC VÔ CƠ

2. Nhóm nitơ

2.1. Khái quát về nhóm nitơ.

2.2. Nitơ.

2.3. Amoniac và muối amoni.

2.4. Axit nitric và muối nitrat.

2.5. Photpho.

2.6. Axit photphoric và muối photphat.

2.7. Phân bón hoá học.

3. Nhóm cacbon

3.1. Khái quát về nhóm cacbon.

3.2. Cacbon.

3.3. Hợp chất của cacbon.

3.4. Silic và hợp chất của silic.

3.5. Công nghiệp silicat.

HOÁ HỌC HỮU CƠ

4. Đại cương về hoá học hữu cơ

4.1. Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ.

4.2. Phân loại và danh pháp hợp chất hữu cơ.

4.3. Phân tích nguyên tố.

4.4. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ.

4.5. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. Khái niệm về cấu tạo, cấu hình, cấu dạng, đồng phân.

4.6. Phản ứng hữu cơ.

Page 76: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

430

NỘI DUNG

5. Hiđrocacbon no

Mở đầu về hiđrocacbon no.

5.1. Ankan.

5.2. Xicloankan.

6. Hiđrocacbon không no

Mở đầu về hiđrocacbon không no.

6.1. Anken.

6.2. Ankađien.

6.3. Khái niệm về tecpen.

6.4. Ankin.

7. Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

Mở đầu về hiđrocacbon thơm (Aren).

7.1. Benzen và ankyl benzen.

7.2. Stiren và naphtalen.

7.3. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên.

8. Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol

8.1. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon.

8.2. Ancol.

8.3. Phenol.

9. Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic

9.1. Anđehit - Xeton.

9.2. Axit cacboxylic.

Page 77: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

431

NỘI DUNG

THỰC HÀNH HOÁ HỌC

1. Tính chất axit - bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

2. Tính chất của các hợp chất nitơ, photpho.

3. Phân tích định tính. Điều chế và thử tính chất của metan.

4. Điều chế và thử tính chất của etilen, axetilen.

5. Tính chất hoá học của benzen và một số hiđrocacbon thơm khác.

6. Phản ứng đặc trưng của etanol, glixerol, phenol.

7. Phản ứng đặc trưng của fomanđehit, axit axetic.

ÔN, LUYỆN TẬP Ôn tập đầu năm, học kì I, cuối năm.

Ôn, luyện tập và chữa bài tập.

1. Bài luyện tập 1, 2 : Sự điện li.

2. Bài luyện tập 3, 4 : Nitơ - Photpho.

3. Bài luyện tập 5 : Cacbon - Silic.

4. Bài luyện tập 6, 7 : Đại cương Hoá học hữu cơ.

5. Bài luyện tập 8 : Hiđrocacbon no.

6. Bài luyện tập 9 : Hiđrocacbon không no.

7. Bài luyện tập 10 : Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên.

8. Bài luyện tập 11, 12 : Dẫn xuất Halogen - Ancol - Phenol.

9. Bài luyện tập 13, 14 : Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic.

KIỂM TRA Kiểm tra 1 tiết : 4 bài.

Kiểm tra học kì I và cuối năm : 2 bài.

Page 78: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

432

LỚP 12

NỘI DUNG

HOÁ HỌC HỮU CƠ

1. Este - Lipit 1.1. Este. 1.2. Mối liên hệ giữa hiđrocacbon và một số dẫn xuất chứa oxi của hiđrocacbon. 1.3. Lipit. 1.4. Chất giặt rửa. 2. Cacbohiđrat 2.1. Glucozơ. 2.2. Saccarozơ. 2.3. Tinh bột. 2.4. Xenlulozơ. 3. Amin, amino axit và protein 3.1. Amin. 3.2. Amino axit. 3.3. Peptit và protein. 4. Polime và vật liệu polime 4.1. Đại cương về polime. 4.2. Các vật liệu polime.

HOÁ HỌC

VÔ CƠ

5. Đại cương về kim loại 5.1. Kim loại và hợp kim. 5.2. Dãy điện hoá của kim loại. Sự điện phân. 5.3. Sự ăn mòn kim loại. 5.4. Điều chế kim loại.

6. Kim loại kiềm. Kim loại kiềm thổ. Nhôm

Page 79: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

433

NỘI DUNG

6.1. Kim loại kiềm. 6.2. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.

6.3. Kim loại kiềm thổ. 6.4. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ. Nước cứng.

6.5. Nhôm.

6.6. Một số hợp chất quan trọng của nhôm.

7. Crom - sắt - đồng 7.1. Crom. 7.2. Một số hợp chất của crom.

7.3. Sắt.

7.4. Một số hợp chất của sắt. 7.5. Hợp kim của sắt : Gang, thép.

7.6. Đồng và một số hợp chất của đồng. 7.7. Sơ lược về bạc, vàng, niken, kẽm, chì, thiếc.

8. Phân biệt một số chất vô cơ. Chuẩn độ dung dịch 8.1. Phân biệt một số ion trong dung dịch. 8.2. Phân biệt một số chất khí.

8.3. Chuẩn độ dung dịch.

9. Hoá học và vấn đề kinh tế xã hội môi trường 9.1. Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế.

9.2. Hoá học và vấn đề xã hội. 9.3. Hoá học và vấn đề môi trường.

Page 80: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

434

NỘI DUNG

THỰC HÀNH HOÁ HỌC

9 bài

1. Một số tính chất của cacbohiđrat.

2. Một số tính chất của amino axit, protit. Phân biệt tơ sợi, cao su, keo dán tổng hợp.

3. Dãy điện hoá của kim loại. Điều chế kim loại.

4. Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại.

5, 6. Tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và hợp chất.

7. Tính chất hoá học của sắt, crom, đồng và hợp chất của chúng.

8. Nhận biết một số ion vô cơ.

9. Chuẩn độ dung dịch.

ÔN, LUYỆN TẬP Ôn tập đầu năm, học kì I, cuối năm.

Ôn, luyện tập, chữa bài tập.

1. Bài luyện tập 1 : Este - Lipit.

2. Bài luyện tập 2 : Cacbohiđrat.

3. Bài luyện tập 3, 4 : Amin - Amino axit - Protein.

4. Bài luyện tập 5 : Polime và vật liệu polime.

5. Bài luyện tập 6, 7 : Đại cương kim loại.

6. Bài luyện tập 8, 9 : Kim loại kiềm - Kiềm thổ - Nhôm.

7. Bài luyện tập 10, 11 : Sắt, hợp chất của sắt. Một số kim loại quan trọng.

8. Bài luyện tập 12 : Phân biệt một số chất vô cơ - Chuẩn độ dung dịch.

KIỂM TRA Kiểm tra 1 tiết : 4 bài.

Kiểm tra học kì I và cuối năm : 2 bài.

Page 81: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

435

III CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG LỚP 10

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

I - NGUYÊN TỬ

1. Thành phần nguyên tử

Kiến thức

Hiểu được :

- Nguyên tử gồm hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử mang điện tích dương và vỏ nguyên tử gồm các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.

- Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, khối lượng các electron là không đáng kể.

Biết được : Đơn vị khối lượng, kích thước của nguyên tử ; Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.

Kĩ năng

- Quan sát mô hình thí nghiệm, rút ra nhận xét.

- So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.

- So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.

- Tính được khối lượng và kích thước của nguyên tử.

- Kích thước của nguyên tử được đo bằng nm (A0).

- Khối lượng của nguyên tử được đo bằng đơn vị u (hay đvC).

2. Điện tích và số khối của hạt nhân

Kiến thức

Hiểu được :

- Sự liên quan giữa số điện tích hạt nhân, số p và số e, giữa số khối, số đơn vị điện tích hạt nhân và số nơtron.

- Khái niệm nguyên tố hoá học.

+ Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử.

Page 82: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

436

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

+ Kí hiệu nguyên tử AZX. X là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) bằng

tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

Kĩ năng

Xác định được số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử và ngược lại.

3. Đồng vị. Nguyên tử khối trung bình

Kiến thức

Biết được : Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.

Kĩ năng

Giải được bài tập : Tính được nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị, tính tỉ lệ phần trăm khối lượng của mỗi đồng vị, một số bài tập khác có nội dung liên quan.

4. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Lớp và phân lớp electron

Kiến thức

Biết được :

- Mô hình nguyên tử của Bo, Rơ-dơ-pho.

- Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử.

- Obitan nguyên tử, hình dạng các obitan nguyên tử s, px, py, pz.

- Khái niệm lớp, phân lớp electron và số obitan trong mỗi lớp và mỗi phân lớp.

Kĩ năng

Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số obitan trong mỗi lớp, mỗi phân lớp.

Page 83: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

437

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

5. Năng lượng của các electron trong nguyên tử. Cấu hình electron nguyên tử

Kiến thức

Hiểu được :

- Mức năng lượng obitan trong nguyên tử và trật tự sắp xếp.

- Các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử : Nguyên lí vững bền, nguyên lí Pau-li, quy tắc Hun.

- Cấu hình electron và cách viết cấu hình electron trong nguyên tử.

- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.

- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.

Kĩ năng

- Viết được cấu hình electron dạng ô lượng tử của một số nguyên tố hoá học.

- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất cơ bản của nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm.

Thêm cấu hình electron dưới dạng ô lượng tử.

II - BẢNG TUẦN HOÀN VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Kiến thức

Hiểu được :

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Cấu tạo của bảng tuần hoàn : Ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B), các nguyên tố họ Lantan, họ Actini.

Kĩ năng

Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron nguyên tử và ngược lại.

Ô nguyên tố gồm : Kí hiệu, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử, nguyên tử khối trung bình, cấu hình electron nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoá.

Page 84: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

438

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

2. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học

Kiến thức

Hiểu được :

- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì.

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất các nguyên tố.

Biết được : Đặc điểm cấu hình electron hoá trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm B.

Kĩ năng

- Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng.

- Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p, d.

3. Sự biến đổi tuần hoàn một số tính chất các nguyên tố hoá học

Kiến thức

Biết khái niệm và quy luật biến đổi tuần hoàn của bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá, độ âm điện trong một chu kì, trong nhóm A.

Kĩ năng

Dựa vào quy luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản của nguyên tố trong chu kì (nhóm A) cụ thể, thí dụ sự biến thiên về : Độ âm điện, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá thứ nhất.

Có nội dung đọc thêm về ái lực electron.

Chỉ xét năng lượng ion hoá thứ nhất.

4. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại,

Kiến thức

- Hiểu được khái niệm và quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong một chu kì, trong nhóm A.

Page 85: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

439

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

tính phi kim của nguyên tố hoá học. Định luật tuần hoàn

- Hiểu được sự biến đổi hoá trị của các nguyên tố với hiđro và hoá trị cao nhất với oxi của các nguyên tố trong một chu kì.

- Biết sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì, trong một nhóm A.

- Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn.

Kĩ năng

- Dựa vào quy luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong chu kì (nhóm A) cụ thể, thí dụ sự biến thiên về :

+ Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi và hoá trị với hiđro.

+ Tính kim loại, tính phi kim.

- Viết được công thức hoá học và chỉ ra tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng.

5. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Kiến thức

Hiểu được :

- Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử, với tính chất cơ bản của nguyên tố, với thành phần và tính chất của đơn chất và hợp chất.

- Mối quan hệ giữa tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

Kĩ năng

Từ vị trí (ô nguyên tố) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, suy ra :

- Cấu hình electron nguyên tử.

- Tính chất hoá học cơ bản của đơn chất và hợp chất nguyên tố đó.

- So sánh tính kim loại, tính phi kim của nguyên tố đó với các nguyên tố lân cận.

Page 86: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

440

III - LIÊN KẾT HOÁ HỌC

1. Khái niệm liên kết hoá học. Liên kết ion

Kiến thức

Hiểu được :

- Khái niệm liên kết hoá học, quy tắc bát tử.

- Sự tạo thành ion âm (anion), ion dương (cation), ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử, sự tạo thành liên kết ion.

- Định nghĩa liên kết ion.

Biết được khái niệm tinh thể ion, mạng tinh thể ion, tính chất chung của hợp chất ion.

Kĩ năng

- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.

- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.

2. Liên kết cộng hoá trị. Sự lai hoá obitan nguyên tử và hình dạng của phân tử. Sự xen phủ các obitan. Độ âm điện và liên kết hoá học

Kiến thức

Hiểu được :

Sự hình thành liên kết cộng hoá trị :

- Sự xen phủ các obitan nguyên tử trong sự tạo thành phân tử đơn chất (H2, Cl2), tạo

thành phân tử hợp chất (HCl, H2S).

- Sự xen phủ trục, sự xen phủ bên các obitan nguyên tử, liên kết và liên kết .

- Định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cho nhận.

- Sự lai hoá obitan nguyên tử sp, sp2, sp3.

Biết được hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và các kiểu liên kết tương ứng : Cộng hoá trị không cực, cộng hoá trị có cực, liên kết ion.

Kĩ năng

Page 87: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

441

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể. - Vẽ sơ đồ hình thành liên kết và liên kết , lai hoá sp, sp2, sp3. - Dự đoán được kiểu liên kết hoá học trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng.

3. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử

Kiến thức Biết được : - Khái niệm tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử. - Tính chất chung của hợp chất có cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử. Kĩ năng Dựa vào cấu tạo mạng tinh thể, dự đoán tính chất vật lí của chất.

4. Hoá trị và số oxi hoá

Kiến thức Biết được : - Khái niệm điện hoá trị và cách xác định điện hoá trị trong hợp chất ion. - Khái niệm cộng hoá trị và cách xác định cộng hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị. - Khái niệm số oxi hoá, cách xác định số oxi hoá. Kĩ năng Xác định được điện hoá trị, cộng hoá trị, số oxi hoá của nguyên tố trong phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.

5. Liên kết kim loại

Kiến thức Biết được : - Khái niệm liên kết kim loại. - Một số kiểu cấu trúc mạng tinh thể kim loại và tính chất của tinh thể kim loại. Lấy thí dụ cụ thể. Kĩ năng Tra bảng để xác định kiểu mạng tinh thể kim loại của một số kim loại cụ thể.

Page 88: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

442

IV - PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

1. Phản ứng oxi hoá - khử

Kiến thức Hiểu được :

- Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố.

- Chất oxi hoá là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. Sự oxi hoá là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron.

Biết được :

- Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử.

- Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.

Kĩ năng - Phân biệt được chất oxi hoá và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể.

- Lập được phương trình phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá.

Biết cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá - khử theo phương pháp thăng bằng electron.

2. Phân loại phản ứng hoá học

Kiến thức

Hiểu được :

- Các phản ứng hoá học được chia thành hai loại : Phản ứng oxi hoá - khử và không phải là phản ứng oxi hoá - khử.

- Khái niệm phản ứng toả nhiệt và phản ứng thu nhiệt. Ý nghĩa của phương trình nhiệt hoá học.

Kĩ năng

- Xác định được một phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

- Xác định được một phản ứng thuộc loại phản ứng toả nhiệt hay phản ứng thu nhiệt

Page 89: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

443

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

dựa vào phương trình nhiệt hoá học.

- Biết biểu diễn phương trình nhiệt hoá học cụ thể.

- Giải được bài tập hoá học có nội dung liên quan.

V - NHÓM HALOGEN

1. Khái quát về nhóm halogen

Kiến thức

Hiểu được :

- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.

- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá thứ nhất và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.

- Cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của những nguyên tố trong nhóm halogen. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.

- Sự biến đổi tính chất oxi hoá của các đơn chất trong nhóm halogen.

Kĩ năng

- Viết được cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của các nguyên tử F, Cl, Br, I ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.

- Dự đoán được tính chất hoá học cơ bản của đơn chất halogen là tính oxi hoá mạnh dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và một số tính chất khác.

- Viết được các phương trình hoá học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.

- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm thể tích hoặc khối lượng của halogen hoặc hợp chất của chúng trong hỗn hợp ; Bài tập khác có nội dung liên quan.

Page 90: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

444

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

2. Clo Kiến thức

Biết được : Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

Hiểu được : Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính oxi hoá mạnh (tác dụng với : kim loại, hiđro, muối của các halogen khác, hợp chất có tính khử) ; Clo còn có tính khử.

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học cơ bản của clo.

- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất, điều chế clo.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng nguyên liệu cần thiết để điều chế thể tích khí clo ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng ; Bài tập khác có nội dung liên quan.

3. Hiđro clorua - Axit clohiđric

Kiến thức

Biết được :

- Tính chất vật lí của hiđro clorua ; Hiđro clorua tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric.

- Phương pháp điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Tính chất vật lí, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua.

Hiểu được :

- Cấu tạo của phân tử HCl.

- Dung dịch HCl là một axit mạnh, HCl có tính khử.

Page 91: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

445

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được về tính chất của axit HCl.

- Viết được các phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học của axit HCl.

- Phân biệt được dung dịch HCl và muối clorua với dung dịch axit và muối khác.

- Giải được một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan đến tính chất, ứng dụng và điều chế HCl.

4. Hợp chất có oxi của clo

Kiến thức

Biết được :

- Các oxit và các axit có oxi của clo, sự biến đổi tính bền, tính axit và khả năng oxi hoá của các axit có oxi của clo.

- Thành phần hoá học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất một số muối có oxi của clo.

Hiểu được : Tính oxi hoá mạnh của một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven, clorua vôi, muối clorat).

Kĩ năng

- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế nước Gia-ven, clorua vôi, muối clorat.

- Sử dụng có hiệu quả, an toàn nước Gia-ven, clorua vôi trong thực tế.

- Giải được một số bài tập hoá học có nội dung liên quan đến tính chất, ứng dụng và điều chế.

5. Flo, brom, iot Kiến thức Biết được : - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của flo, brom, iot. - Thành phần phân tử, tên gọi, tính chất cơ bản, một số ứng dụng, điều chế một số hợp chất của flo, brom, iot.

Page 92: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

446

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Hiểu được : Tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá mạnh và giảm

dần từ F2 đến Cl2, Br2, I2. Nguyên nhân tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot.

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất hoá học.

- Viết được các phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học của flo, brom, iot và tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot.

- Giải được một số bài tập có nội dung liên quan đến tính chất, ứng dụng.

VI - NHÓM OXI

1. Khái quát về nhóm oxi

Kiến thức

Hiểu được :

- Vị trí nhóm oxi trong bảng tuần hoàn.

- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm oxi tương tự nhau ; Các nguyên tố trong nhóm (trừ oxi) có nhiều số oxi hoá khác nhau.

- Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố nhóm oxi là tính oxi hoá, sự khác nhau giữa oxi và các nguyên tố trong nhóm ; Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất trong nhóm oxi.

Biết được : Tính chất của hợp chất với hiđro, oxi và hiđroxit.

Page 93: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

447

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Viết được cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của nguyên tử O, S, Se, Te ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.

- Dự đoán được tính chất hoá học cơ bản của nhóm oxi là tính oxi hoá dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử.

- Viết được các phương trình hoá học chứng minh tính chất oxi hoá của các nguyên tố nhóm oxi, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.

- Giải được một số bài tập hoá học có nội dung liên quan đến tính chất đơn chất và hợp chất nhóm oxi - lưu huỳnh.

2. Oxi

Kiến thức

Biết được :

- Tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, sự tạo ra oxi trong tự nhiên.

Hiểu được :

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của oxi, cấu tạo phân tử oxi.

- Tính chất hoá học : Oxi có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi.

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của oxi.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế,...

- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất và điều chế.

- Giải được một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.

Page 94: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

448

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

3. Ozon và hiđro peoxit

Kiến thức

Biết được :

- Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon.

- Tính chất vật lí của ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon.

- Tính chất vật lí và ứng dụng của hiđro peoxit.

Hiểu được :

- Cấu tạo phân tử, tính chất oxi hoá rất mạnh của ozon.

- Cấu tạo phân tử, tính chất oxi hoá và tính khử của hiđro peoxit.

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của ozon, hiđro peoxit.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất.

- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất của ozon và hiđro peoxit.

- Giải được một số bài tập : Tính thể tích khí ozon tạo thành, khối lượng hiđro peoxit tham gia phản ứng, bài tập khác có nội dung liên quan.

4. Lưu huỳnh

Kiến thức

Biết được : Hai dạng thù hình phổ biến, ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo và tính chất vật lí của lưu huỳnh, ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh.

Hiểu được :

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích ; Các số oxi hoá của lưu huỳnh.

- Tính chất hoá học : Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại, hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh).

Page 95: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

449

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh.

- Tiến hành thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của lưu huỳnh.

- Viết phương trình hoá học chứng minh tính oxi hoá và tính khử của lưu huỳnh.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng và sản phẩm tương ứng, một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.

3. Hiđro sunfua. Axit sunfuhiđric

Kiến thức

Biết được :

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và điều chế của hiđro sunfua H2S.

- Tính axit yếu của axit sunfuhiđric.

- Tính chất của các muối sunfua.

Hiểu được : Cấu tạo phân tử, tính chất khử mạnh của hiđro sunfua H2S.

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S.

- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất của H2S.

- Phân biệt khí H2S với khí khác đã biết như khí oxi, hiđro, clo.

- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm thể tích hoặc khối lượng khí H2S trong hỗn hợp phản ứng hoặc sản phẩm và bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.

4. Lưu huỳnh đioxit. Lưu huỳnh trioxit. Axit sunfuric

Kiến thức

Biết được :

- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2.

Page 96: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

450

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế lưu huỳnh trioxit, axit sunfuric.

- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.

Hiểu được :

- Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử).

- H2SO4 có tính axit mạnh (tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu,...).

- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết các kim loại, nhiều phi kim và hợp chất).

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế SO2, H2SO4.

- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất và điều chế.

- Phân biệt muối sunfat, axit sunfuric với các axit và muối khác (CH3COOH, H2S,...)

- Giải được bài tập : Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc

tạo thành trong phản ứng ; Khối lượng H2SO4 điều chế được theo hiệu suất phản ứng ; Bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.

VII - TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC

1. Tốc độ phản ứng hoá học

Kiến thức Biết được : Định nghĩa tốc độ phản ứng, tốc độ trung bình, biểu thức tính tốc độ trung bình.

Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng : Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt chất rắn và chất xúc tác.

Page 97: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

451

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét.

- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.

2. Cân bằng hoá học

Kiến thức

Hiểu được :

- Định nghĩa phản ứng thuận nghịch và nêu thí dụ.

- Định nghĩa về cân bằng hoá học và đại lượng đặc trưng là hằng số cân bằng (biểu thức và ý nghĩa) trong hệ đồng thể và hệ dị thể.

- Định nghĩa về sự chuyển dịch cân bằng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng.

- Nội dung nguyên lí Lơ sa-tơ-li-ê và vận dụng trong mỗi trường hợp cụ thể.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm rút ra nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân bằng hoá học.

- Dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hoá học trong những điều kiện cụ thể.

- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học, đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể.

Giải được bài tập : Tính hằng số cân bằng K ở nhiệt độ nhất định của phản ứng thuận nghịch biết nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng và ngược lại ; Bài tập khác có nội dung liên quan.

Page 98: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

452

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

VIII - THỰC HÀNH HOÁ HỌC

1. Một số thao tác trong phòng thí nghiệm.

Sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong chu kì và nhóm

Kiến thức

Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :

Rèn một số thao tác thực hành thí nghiệm : Lấy hoá chất, trộn hoá chất, đun nóng hoá chất, sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm thông thường.

Sự biến đổi tính chất trong nhóm : Phản ứng giữa kim loại Na và K với nước.

Sự biến đổi tính chất trong chu kì : Phản ứng của Na và Mg với nước.

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

2. Phản ứng oxi hoá - khử

Kiến thức

Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :

Phản ứng giữa một số kim loại Fe, Cu và H2SO4 loãng hoặc đặc, nóng.

Phản ứng giữa kim loại Mg và dung dịch muối CuSO4.

Phản ứng oxi hoá - khử giữa kim loại và oxit (Mg và CO2).

Phản ứng oxi hoá - khử trong môi trường axit : Cu với KNO3 trong môi trường H2SO4.

Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

Page 99: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

453

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

3. Tính chất của các halogen

Kiến thức Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :

Điều chế clo, tính tẩy màu của clo ẩm.

So sánh tính oxi hoá của clo với brom, iot.

Tác dụng của iot với hồ tinh bột.

Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

4. Tính chất của các hợp chất halogen

Kiến thức Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :

Tính axit của axit HCl.

Tính tẩy màu của nước Gia-ven.

Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch : NaCl, NaBr, NaI.

Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm.

5. Tính chất của oxi và lưu huỳnh

Kiến thức

Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :

Tính oxi hoá của oxi, lưu huỳnh : Tác dụng của hiđro với CuO, lưu huỳnh với sắt.

Tính khử của lưu huỳnh : Tác dụng với oxi.

Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ.

Page 100: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

454

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm.

6. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

Kiến thức

Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :

Tính khử của hiđro sunfua.

Tính khử và tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit.

Tính oxi hoá và tính háo nước của axit sunfuric đặc.

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

7. Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học

Kiến thức

Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :

Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

Ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hoá học.

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

Page 101: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

455

LỚP 11

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

I - SỰ ĐIỆN LI

1. Sự điện li

Kiến thức

Biết được khái niệm về sự điện li, chất điện li.

Hiểu được nguyên nhân tính dẫn điện của dung dịch chất điện li và cơ chế của quá trình điện li.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li.

2. Phân loại chất điện li

Kiến thức

Hiểu được :

- Khái niệm về độ điện li, hằng số điện li.

- Chất điện li mạnh, chất điện li yếu và cân bằng điện li, ảnh hưởng của sự pha loãng đến

độ điện li.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm để phân biệt được chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

- Giải được một số bài tập có nội dung liên quan.

Page 102: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

456

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

3. Axit, bazơ

và muối

Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa : Axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.

- Axit nhiều nấc, bazơ nhiều nấc.

- Định nghĩa : Axit, bazơ theo thuyết Bron-stêt, hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ

Kĩ năng

- Phân tích một số thí dụ axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa, lấy thí dụ minh hoạ.

- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính.

- Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.

- Viết biểu thức hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ cho một số trường hợp

cụ thể.

- Giải được bài tập : Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh và chất điện

li yếu ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.

4. Sự địện li

của nước.

pH. Chất

chỉ thị

axit-bazơ

Kiến thức

Hiểu được :

- Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.

- Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.

Biết được : Chất chỉ thị axit - bazơ : Quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng.

Page 103: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

457

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.

- Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị axit - bazơ,

giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.

5. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Kiến thức

Hiểu được :

- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện : + Tạo thành chất kết tủa.

+ Tạo thành chất điện li yếu.

+ Tạo thành chất khí.

- Khái niệm sự thuỷ phân của muối, phản ứng thuỷ phân của muối.

Kĩ năng

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hoá học xảy ra.

- Dự đoán được kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng chất kết tủa hoặc thể tích chất khí trong phản ứng ; Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.

Page 104: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

458

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

II - NHÓM NITƠ

1. Khái quát về nhóm nitơ

Kiến thức

Hiểu được :

- Vị trí của nhóm nitơ trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

- Sự biến đổi tính chất của các đơn chất (tính oxi hoá - khử, tính phi kim).

Biết được sự biến đổi tính chất các hợp chất với hiđro, hợp chất oxit và hiđroxit.

Kĩ năng

- Viết cấu hình electron dạng ô lượng tử của nguyên tử ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.

- Dự đoán, kiểm tra dự đoán và kết luận về sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất trong nhóm.

- Viết các phương trình hoá học minh họa quy luật biến đổi tính chất của đơn chất và hợp chất.

2. Nitơ

Kiến thức

Hiểu được :

- Vị trí của nitơ trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron dạng ô lượng tử của nguyên tử nitơ.

- Cấu tạo phân tử, trạng thái tự nhiên của nitơ.

- Nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.

- Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ : Tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi).

Biết được : Tính chất vật lí, ứng dụng chính, điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

Page 105: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

459

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.

- Giải được bài tập : Tính thể tích khí nitơ ở điều kiện tiêu chuẩn tham gia trong phản ứng hoá học ; Tính phần trăm thể tích nitơ trong hỗn hợp khí và một số bài tập khác có nội dung liên quan.

3. Amoniac

Kiến thức

Biết được : Tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

Hiểu được : Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của amoniac : Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo, với một số oxit kim loại), khả năng tạo phức.

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac.

- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh, rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hoá học

của NH3.

- Viết được các phương trình hoá học dạng phân tử hoặc ion rút gọn.

- Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học.

- Giải được bài tập : Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở điều kiện tiêu chuẩn theo hiệu suất phản ứng ; Một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.

Page 106: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

460

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

4. Muối amoni Kiến thức

Biết được :

- Tính chất vật lí.

- Tính chất hoá học : Phản ứng trao đổi ion, phản ứng nhiệt phân (muối amoni tạo bởi axit không có tính oxi hoá, muối amoni tạo bởi axit có tính oxi hoá).

Ứng dụng của muối amoni.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.

- Viết được các phương trình hoá học dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học.

- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hoá học.

- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp phản ứng và một số bài tập khác có nội dung liên quan.

5. Axit nitric

Kiến thức

Biết được :

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac).

Hỗn hợp gồm 1 thể tích HNO3 đặc và 3 thể tích HCl đặc (cường thuỷ) có tính oxi hoá rất mạnh.

Hiểu được :

- HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.

- HNO3 là axit có tính oxi hoá mạnh (tuỳ thuộc vào nồng độ của axit và bản chất của chất khử) : Oxi hoá hầu hết các kim loại (trừ vàng và platin), một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

Page 107: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

461

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận.

- Tiến hành hoặc quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất của HNO3.

- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học của

HNO3 đặc và loãng.

- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng

với HNO3 ; Khối lượng dung dịch HNO3 có nồng độ xác định điều chế được theo hiệu suất phản ứng và bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.

6. Muối nitrat Kiến thức

Biết được :

- Tính chất vật lí.

- Tính chất hoá học : Là chất oxi hoá ở nhiệt độ cao do bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxi và sản phẩm khác nhau (tuỳ thuộc là muối nitrat của kim loại hoạt động, hoạt động trung

bình, hoạt động kém) ; Phản ứng đặc trưng của ion 3NO với Cu trong môi trường axit.

- Cách nhận biết ion 3NO .

- Chu trình của nitơ trong tự nhiên.

Kĩ năng - Tiến hành hoặc quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối nitrat.

- Viết được các phương trình hoá học dạng phân tử và ion rút gọn minh hoạ cho tính chất hoá học.

- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp ; Nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng ; Một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.

Page 108: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

462

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

7. Photpho

Kiến thức

Biết được : Các dạng thù hình, tính chất vật lí, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và phương pháp điều chế photpho trong công nghiệp.

Hiểu được :

- Vị trí của photpho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử.

- Tính chất hoá học : Photpho vừa có tính oxi hoá (tác dụng với một số kim loại K, Na,

Ca,...) vừa có tính khử (khử O2, Cl2, một số hợp chất).

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất của photpho.

- Viết được phương trình hoá học minh hoạ.

- Sử dụng được photpho một cách hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và trong thực tế.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng sản phẩm tạo thành qua nhiều phản ứng, bài tập khác có nội dung liên quan.

8. Axit photphoric và muối photphat

Kiến thức

Biết được :

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (phương pháp chiết, phương pháp nhiệt).

- H3PO4 không có tính oxi hoá, bị tác dụng bởi nhiệt, là axit trung bình ba lần axit.

- Tính chất của muối photphat (tính tan, phản ứng thuỷ phân), cách nhận biết ion photphat.

Page 109: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

463

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất của axit

H3PO4 và muối photphat.

- Nhận biết được axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hoá học.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, thành phần phần trăm khối lượng muối photphat trong hỗn hợp phản ứng ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.

9. Phân bón hoá học

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm phân bón hoá học và phân loại.

- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali và một số loại phân bón khác (phức hợp và vi lượng).

Kĩ năng

- Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hoá học.

- Biết cách sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố nhất định cho cây trồng ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.

III - NHÓM CACBON

1. Khái quát về nhóm cacbon

Kiến thức

Hiểu được :

- Vị trí của nhóm cacbon trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của nguyên tử các nguyên tố.

Page 110: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

464

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Tính chất chung của các nguyên tố nhóm cacbon, sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim, tính oxi hoá.

Biết được sự biến đổi tính chất của oxit, hợp chất với hiđro, khả năng tạo liên kết cộng hoá trị và tạo mạch đồng nhất.

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất chung và sự biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong nhóm.

- Viết cấu hình electron nguyên tử dạng ô lượng tử ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho sự biến đổi tính chất của đơn chất, tính chất của hợp chất trong nhóm.

- Giải được một số bài tập có nội dung liên quan.

2. Cacbon Kiến thức

Biết được : Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình

electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí, ứng dụng.

Hiểu được : Cacbon có tính oxi hoá yếu (oxi hoá hiđro và canxi), tính khử (khử oxi, oxit

kim loại). Trong một số hợp chất vô cơ, cacbon thường có số oxi hoá +2 hoặc +4.

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất hoá học của cacbon, kiểm tra và kết luận.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của cacbon.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng cacbon tham gia phản ứng với hỗn hợp chất khử hoặc phần trăm khối lượng các chất trong sản phẩm ; Một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.

Page 111: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

465

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

3. Hợp chất của cacbon

Kiến thức

Hiểu được :

- CO có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, oxit kim loại).

- CO2 là một oxit axit, có tính oxi hoá yếu (tác dụng với Mg, C).

- H2CO3 là axit yếu, hai nấc, không bền dựa vào hằng số cân bằng Kc.

Biết được :

- Tính chất vật lí của CO, CO2 và muối cacbonat.

- Tính chất hoá học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit, với dung dịch kiềm).

- Điều chế khí CO2, CO trong công nghiệp (tạo khí lò ga, khí than ướt) và trong phòng

thí nghiệm.

- Thành phần hoá học, ứng dụng của một số muối cacbonat quan trọng.

Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo của CO, CO2.

- Suy đoán tính chất hợp chất từ cấu tạo phân tử (số oxi hoá của C), kiểm tra và kết luận.

- Thực hiện một số thí nghiệm, quan sát hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của CO, CO2, muối cacbonat.

- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm về khối lượng của muối cacbonat trong hỗn hợp ; Tính thành phần phần trăm khối lượng oxit kim loại trong hỗn hợp phản ứng

với CO ; Tính thành phần phần trăm thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp phản ứng ; Một số

bài tập tổng hợp khác có nội dung liên quan.

Page 112: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

466

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

4. Silic và hợp chất của silic

Kiến thức

Hiểu được :

- Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử dạng ô lượng tử.

- Tính chất hoá học : Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, flo, cacbon, dung dịch NaOH, magie).

Biết được :

- Tính chất vật lí, trạng thái thiên nhiên, ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic

(Mg + SiO2).

- SiO2 : Tính chất vật lí, tính chất hoá học của SiO2 (tác dụng với kiềm đặc, nóng, với

dung dịch HF).

- H2SiO3 : Tính chất vật lí, tính chất hoá học (là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong

kiềm nóng).

Kĩ năng

- Viết được các phương trình hoá học thể hiện tính chất của silic và các hợp chất của nó.

- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng SiO2 trong hỗn hợp phản ứng,

một số bài tập khác có nội dung liên quan.

Page 113: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

467

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

5. Công nghiệp silicat

Kiến thức

Biết được :

- Công nghiệp silicat bao gồm các ngành sản xuất đồ gốm, thuỷ tinh, xi măng.

- Thành phần hoá học, tính chất và ứng dụng của một số loại thuỷ tinh (thuỷ tinh kali, pha lê, thạch anh, thuỷ tinh màu).

- Đồ gốm : Phân loại, thành phần hoá học, cách sản xuất, tính chất của gạch, ngói, gạch chịu lửa, sành, sứ và men.

- Thành phần hoá học và phương pháp sản xuất xi măng, quá trình đông cứng xi măng.

Kĩ năng

- Bảo quản, sử dụng một cách hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.

- Giải được bài tập : Biểu diễn thành phần chính của thuỷ tinh, xi măng dưới dạng các oxit theo thành phần phần trăm khối lượng của các oxit, bài tập khác có nội dung liên quan.

IV - ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỌC HỮU CƠ

1. Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ. Phân loại và danh pháp. Phân tích nguyên tố

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.

- Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ (chưng cất, chiết, kết tinh).

- Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất), nhóm chức.

- Danh pháp hợp chất hữu cơ : Tên thông thường, tên hệ thống (tên gốc - chức, tên thay thế).

Có nội dung đọc thêm về phương pháp sắc kí.

Page 114: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

468

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

và công thức phân tử

- Phương pháp phân tích nguyên tố : Phân tích định tính (xác định các nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ, halogen), phân tích định lượng (định lượng các nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ và nguyên tố khác).

- Khái niệm, cách thiết lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử.

Kĩ năng

- Phân biệt được hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần phân tử.

- Gọi tên một hợp chất cụ thể theo danh pháp gốc - chức và danh pháp thay thế.

- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng của C, H, O, N căn cứ vào các số liệu phân tích định lượng ; Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi ; Xác định được công thức đơn giản nhất và công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm, một số bài tập khác có nội dung liên quan.

2. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

Kiến thức Biết được :

- Nội dung thuyết cấu tạo hoá học, chất đồng đẳng, chất đồng phân. - Các loại liên kết trong hợp chất hữu cơ, các loại công thức cấu tạo.

- Đồng phân cấu tạo : Khái niệm, phân loại. - Cách biểu diễn phân tử hữu cơ trong không gian : Công thức phối cảnh, mô hình phân tử.

- Đồng phân lập thể : Khái niệm, mối quan hệ giữa đồng phân lập thể và đồng phân cấu tạo ; Khái niệm cấu tạo hoá học và cấu hình, cấu dạng.

Kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể.

- Biểu diễn được đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể của một số chất hữu cơ. - Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân (dựa vào công thức cấu tạo cụ thể).

Page 115: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

469

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

3. Phản ứng hữu cơ

Kiến thức

Biết được :

- Phân loại phản ứng hữu cơ cơ bản : Thế, cộng, tách dựa vào sự biến đổi hợp chất hữu cơ tham gia phản ứng.

- Các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị : Phân cắt đồng li, phân cắt dị li, tạo thành gốc cacbo tự do và cacbocation.

Kĩ năng

- Nhận biết được loại phản ứng theo các phương trình hoá học cụ thể.

- Nhận biết được các kiểu phân cắt dị li, đồng li, tạo ra cacbo tự do hoặc cacbocation trong trường hợp cụ thể.

V - HIĐROCACBON NO

1. Ankan Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa hiđrocacbon no, ankan và xicloankan.

- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí chung.

- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. Ứng dụng của ankan.

Hiểu được :

- Đặc điểm cấu trúc phân tử (sự hình thành liên kết, cấu trúc không gian của ankan).

- Tính chất hoá học của ankan : Tương đối trơ ở nhiệt độ thường nhưng dưới tác dụng của ánh sáng, xúc tác và nhiệt, ankan có tham gia :

+ Phản ứng thế (cơ chế phản ứng halogen hoá ankan).

Page 116: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

470

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

+ Phản ứng tách hiđro, crăckinh. + Phản ứng oxi hoá (cháy, oxi hoá không hoàn toàn tạo thành dẫn xuất chứa oxi).

Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan. - Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh. - Viết các phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học của ankan. - Giải được bài tập : Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của một số ankan ; Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp và tính nhiệt lượng của phản ứng cháy ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.

2. Xicloankan Kiến thức Biết được : - Đồng phân, danh pháp của một số monoxicloankan, tính chất vật lí. - Điều chế và ứng dụng của xicloankan. Hiểu được : - Cấu trúc phân tử của xiclopropan, xiclobutan. - Tính chất hoá học.

+ Phản ứng cộng mở vòng của xiclopropan (với : H2, Br2, HBr) và xiclobutan với H2. + Phản ứng thế và phản ứng oxi hoá.

Kĩ năng - Quan sát mô hình phân tử,... rút ra được nhận xét về cấu tạo của xicloankan. - Từ cấu tạo phân tử, suy đoán được tính chất hoá học cơ bản của xicloankan. - Viết được phương trình hoá học dạng công thức cấu tạo biểu diễn tính chất hoá học của xicloankan. - Giải được một số bài tập có nội dung liên quan.

Chỉ chú ý xicloankan phân tử có 3, 4 và 6 nguyên tử cacbon.

Page 117: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

471

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

VI - HIĐROCACBON KHÔNG NO

1. Anken Kiến thức Biết được : - Khái niệm hiđrocacbon không no, anken, ankađien, ankin. - Dãy đồng đẳng và cách gọi tên theo danh pháp thông thường và danh pháp hệ thống/ thay thế của anken. - Tính chất vật lí chung của anken. - Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và sản xuất trong công nghiệp. Ứng dụng của anken. Hiểu được : - Cấu trúc electron, cấu trúc không gian và đồng phân của anken. - Tính chất hoá học của anken :

+ Phản ứng cộng hiđro, cộng halogen (clo, brom trong dung dịch), cộng HX (HBr và nước) theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp, sơ lược cơ chế cộng. + Phản ứng trùng hợp. + Phản ứng oxi hoá (cháy và làm mất màu thuốc tím).

Kĩ năng - Tiến hành và quan sát một số thí nghiệm, mô hình, rút ra nhận xét về đặc điểm về cấu tạo và tính chất. - Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử). - Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng oxi hoá, phản ứng trùng hợp cụ thể. - Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể. - Giải được bài tập : Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken, tính thành phần phần trăm thể tích trong hỗn hợp khí có anken cụ thể ; Bài tập khác có nội dụng liên quan.

Page 118: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

472

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

2. Ankađien

Kiến thức

Biết được :

- Công thức chung, phân loại ankađien.

- Phương pháp sản xuất buta–1,3-đien từ butan và isopren từ isopentan trong công nghiệp.

Hiểu được :

- Đặc điểm cấu trúc của liên kết đôi liên hợp.

- Tính chất hoá học của buta-1,3-đien và isopren : Phản ứng cộng hiđro, cộng halogen và hiđro halogenua, phản ứng trùng hợp.

Kĩ năng

- Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo phân tử và tính chất.

- Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien cụ thể.

- Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.

- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của buta-1,3-đien và isopren.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng sản phẩm tạo thành của phản ứng trùng hợp qua nhiều phản ứng ; Bài tập khác có nội dung liên quan.

3. Khái niệm về tecpen

Kiến thức

Biết được :

- Sơ lược về tecpen, thành phần và đặc điểm cấu tạo của một vài dẫn xuất chứa oxi của tecpen.

- Nguồn tecpen thiên nhiên và sơ lược về phương pháp khai thác.

- Ứng dụng của tecpen trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.

Kĩ năng

Page 119: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

473

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Quan sát được mô hình phân tử của một số tecpen cụ thể, rút ra nhận xét về thành phần cấu tạo.

- Giải được bài tập có nội dung liên quan.

4. Ankin

Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu trúc phân tử, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của ankin.

- Phương pháp điều chế và ứng dụng axetilen trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.

Hiểu được :

- Tính chất hoá học tương tự anken : Phản ứng cộng H2, Br2, HX, phản ứng oxi hoá.

- Tính chất hoá học khác anken : Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank -1- in ;

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu trúc và tính chất.

- Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể.

- Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.

- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen.

- Biết cách phân biệt ank-1- in với anken, ank-1- in với ankađien bằng phương pháp hoá học.

- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm thể tích khí trong hỗn hợp chất phản ứng ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.

Page 120: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

474

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

VII - HIĐROCACBON THƠM. NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN

1. Benzen và ankyl benzen

Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa, cấu trúc phân tử, đồng đẳng, đồng phân và danh pháp.

- Tính chất vật lí.

Hiểu được :

- Mối liên quan giữa cấu trúc phân tử và tính chất hoá học.

- Tính chất hoá học : Phản ứng thế của benzen và toluen : Halogen hoá, nitro hoá (điều

kiện phản ứng, quy tắc thế ; Sơ lược cơ chế thế) ; Phản ứng cộng Cl2, H2 vào vòng

benzen ; Phản ứng oxi hoá hoàn toàn, oxi hoá nhóm ankyl.

Kĩ năng

- Viết được cấu trúc phân tử của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng.

- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, toluen ;

Vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng.

- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc thành

phần phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp ; Một số bài tập khác có nội dung

liên quan.

Page 121: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

475

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

2. Stiren và naphtalen

Kiến thức

Biết được : Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của stiren và naphtalen.

Hiểu được :

- Tính chất hoá học của stiren : Trùng hợp, đồng trùng hợp, phản ứng oxi hoá, cộng (vào nhánh hoặc vòng benzen).

- Tính chất hoá học của naphtalen : Phản ứng thế brom và nitro hoá ; Cộng hiđro ; Oxi hoá bằng oxi không khí (có xúc tác V2O5).

Kĩ năng

- Viết công thức cấu tạo, từ đó dự đoán được tính chất hoá học của stiren và naphtalen.

- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của stiren và naphtalen.

- Phân biệt một số hiđrocacbon thơm bằng phương pháp hoá học.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng trùng hợp và bài tập khác có nội dung liên quan.

3. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

Kiến thức Biết được :

- Thành phần hoá học, tính chất, cách chưng cất và chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hoá học ; Ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ.

- Thành phần hoá học, tính chất, cách chế biến và ứng dụng của khí mỏ dầu và khí thiên nhiên.

- Cách chế biến, ứng dụng của các sản phẩm từ than mỏ.

Kĩ năng

- Đọc, tóm tắt thông tin trong bài học và trả lời câu hỏi, rút ra nhận xét.

- Tìm được thông tin tư liệu về dầu mỏ và than ở Việt Nam.

- Tìm hiểu được ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên, than mỏ trong đời sống.

Page 122: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

476

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

VIII - DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL

1. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen, đồng phân và danh pháp.

- Tính chất vật lí và hoạt tính sinh học, ứng dụng.

Hiểu được : Tính chất hoá học cơ bản : Phản ứng thế nguyên tử halogen (trong phân tử

ankyl halogenua, anlyl halogenua, phenyl halogenua) bằng nhóm OH ; Sơ lược cơ chế phản ứng thế ; Phản ứng tách hiđro halogenua theo quy tắc Zai-xép, phản ứng với magie.

Kĩ năng

- Gọi tên các dẫn xuất halogen theo 2 cách.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học và một số ứng dụng chính.

- Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân tương ứng theo công thức phân tử.

- Phân biệt một số chất dẫn xuất halogen cụ thể.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng nguyên liệu để sản xuất một khối lượng xác định dẫn xuất halogen, bài tập khác có nội dung liên quan.

2. Ancol

Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa, phân loại, đồng phân và danh pháp của ancol.

- Tính chất vật lí và khái niệm liên kết hiđro ; Phương pháp điều chế, ứng dụng của etanol và của metanol.

Hiểu được : Tính chất hoá học : Phản ứng thế H của nhóm - OH (phản ứng chung của R - OH,

Chỉ viết phương trình hoá học với ancol no, đơn chức, mạch hở.

Page 123: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

477

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

phản ứng riêng của glixerol) ; Phản ứng thế nhóm - OH ancol ; Phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete ; Phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy.

Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo các loại đồng phân ancol cụ thể.

- Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (phân tử có từ 1C - 5C).

- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol. - Giải được bài tập : Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học, xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol, một số bài tập có nội dung liên quan.

3. Phenol

Kiến thức

Biết được : Định nghĩa, phân loại phenol, tính chất vật lí.

Hiểu được :

- Tính chất hoá học : Phản ứng thế H ở nhóm - OH (tính axit : tác dụng với natri, natri hiđroxit), phản ứng thế ở vòng thơm (tác dụng với nước brom), ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol.

- Một số phương pháp điều chế hiện nay, ứng dụng của phenol.

- Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.

Kĩ năng

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol.

- Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng, một số bài tập khác có nội dung liên quan.

Chỉ giới hạn tính chất của

C6H5OH.

IX - ANĐEHIT - XETON - AXIT CACBOXYLIC

Page 124: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

478

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

1. Anđehit và xeton

Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa anđehit và xeton, đặc điểm cấu trúc phân tử, phân loại, danh pháp.

- Tính chất vật lí.

- Phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen.

- Một số ứng dụng chính của fomanđehit, axetanđehit, axeton.

Hiểu được :

- Tính chất hoá học của anđehit : Phản ứng cộng (cộng hiđro, nước, hiđro xianua) ; Phản ứng oxi hoá (tác dụng với nước brom, dung dịch thuốc tím, dung dịch bạc nitrat trong amoniac) ; Phản ứng ở gốc hiđrocacbon.

- Xeton có phản ứng cộng với hiđro và phản ứng ở gốc hiđrocacbon.

Kĩ năng

- Dự đoán được tính chất hoá học đặc trưng của anđehit và xeton, kiểm tra dự đoán và kết luận.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.

- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit, axeton.

- Giải được bài tập : Phân biệt được anđehit và xeton bằng phương pháp hoá học, tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit tham gia phản ứng ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.

Chủ yếu là anđehit fomic và anđehit axetic.

Chỉ xét chất tiêu biểu axeton.

2. Axit cacboxylic

Kiến thức

Biết được :

Page 125: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

479

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Định nghĩa, phân loại, danh pháp.

- Phương pháp điều chế axit cacboxylic trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Ứng dụng của axit axetic và axit khác.

Hiểu được :

- Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí và liên kết hiđro.

- Tính chất hoá học :

+ Tính axit và ảnh hưởng của nhóm thế (phân li thuận nghịch trong dung dịch, xét hằng

số Ka, ảnh hưởng của gốc hiđrocacbon, của nhóm thế có độ âm điện lớn).

+ Tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh.

+ Phản ứng tạo thành dẫn xuất axit (tác dụng với ancol tạo thành este, tách nước liên phân tử).

+ Phản ứng ở gốc hiđrocacbon (no, không no, thơm).

Kĩ năng

- Tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.

- Phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc nhóm cacboxyl với liên kết hiđro và tính chất hoá học của axit, tính chất hoá học của axit cacboxylic có gốc no, không no, thơm.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.

- Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch của axit tham gia phản ứng, một số bài tập khác có nội dung liên quan.

X - THỰC HÀNH HOÁ HỌC

1. Tính axit, Kiến thức

Page 126: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

480

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

bazơ và phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Biết được mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể :

- Tác dụng của các dung dịch HCl, CH3COOH, NaOH, NH3 với chất chỉ thị màu. - Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li :

+ Dung dịch Na2CO3 với CaCl2. + Dung dịch HCl và kết tủa tạo thành ở trên.

+ CH3COOH với dung dịch NaOH có phenolphtalein.

+ Dung dịch CuSO4 tác dụng từ từ với dung dịch NH3 dư. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét. - Viết tường trình thí nghiệm.

2. Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho

Kiến thức Biết được mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

Điều chế khí NH3, thử tính chất bazơ yếu của dung dịch.

Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro.

Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao. Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể : Nhận biết amoni sunfat, phân biệt dung dịch kali clorua và supephotphat kép. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng thí nghiệm, viết các phương trình hoá học. - Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường. - Viết tường trình thí nghiệm.

3. Phân tích định tính

Kiến thức

Biết được mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể.

Page 127: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

481

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

C, H. Điều chế và thử tính chất của metan

Phân tích định tính C và H.

Nhận biết halogen trong hợp chất hữu cơ.

Điều chế và thử một vài tính chất của metan :

+ Đốt cháy khí metan ở đầu ống dẫn khí, xác định sản phẩm tạo thành.

+ Dẫn khí metan sục vào dung dịch thuốc tím, sục vào nước brom.

Kĩ năng

Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

Viết tường trình thí nghiệm.

4. Điều chế, thử tính chất của etilen và axetilen

Kiến thức

Biết được mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể.

Điều chế và thử tính chất của etilen : Phản ứng cháy, phản ứng với dung dịch thuốc tím, với nước brom.

Điều chế và thử tính chất của axetilen : Phản ứng cháy, phản ứng với dung dịch brom,

với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Kĩ năng

Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

Viết tường trình thí nghiệm.

Page 128: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

482

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

5. Tính chất của benzen và một số

hiđrocacbon thơm khác

Kiến thức

Biết được mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể :

Phản ứng của benzen, toluen với dung dịch thuốc tím khi nguội và khi đun nóng.

Tính chất thăng hoa của naphtalen.

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

6. Tính chất

của một vài dẫn

xuất halogen,

ancol và phenol

Kiến thức

Biết được mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể :

Thuỷ phân 1,2- đicloetan hoặc một dẫn xuất monoclo.

Glixerol tác dụng với Cu(OH)2.

Phenol tác dụng với nước brom.

Phân biệt ba dung dịch riêng biệt không dán nhãn : Etanol, glixerol và phenol.

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Chọn thuốc thử thích hợp để phân biệt được mỗi dung dịch.

- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

Page 129: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

483

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

7. Tính chất hoá học của anđehit, axit cacboxylic

Kiến thức Biết được mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể :

Phản ứng tráng gương : HCHO tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Phân biệt ba dung dịch riêng biệt không dán nhãn : Axit axetic, anđehit fomic và etanol. Phân biệt ba dung dịch riêng biệt không dán nhãn : Fomalin, axit fomic và glixerol. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Chọn thuốc thử thích hợp để phân biệt được mỗi dung dịch. Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm.

LỚP 12

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

I - ESTE – LIPIT

1. Este

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm về este và một số dẫn xuất của axit cacboxylic (đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức), tính chất vật lí).

- Phương pháp điều chế este của ancol, của phenol, ứng dụng của một số este.

Hiểu được :

- Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử C.

- Tính chất hoá học của este :

Page 130: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

484

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

+ Phản ứng ở nhóm chức : Thuỷ phân (xúc tác axit), phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá), phản ứng khử.

+ Phản ứng ở gốc hiđrocacbon : Thế, cộng, trùng hợp.

Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este.

- Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit,... bằng phương pháp hoá học.

- Giải được bài tập : Xác định khối lượng este tham gia phản ứng xà phòng hoá và sản phẩm, bài tập khác có nội dung liên quan.

2. Lipit

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm, phân loại lipit và trạng thái tự nhiên.

- Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, ứng dụng của chất béo.

Hiểu được : Tính chất hoá học của lipit (Phản ứng thuỷ phân và phản ứng xà phòng hoá, phản ứng hiđro hoá, phản ứng oxi hoá ở gốc axit béo, không no).

Kĩ năng

- Dựa vào công thức cấu tạo, dự đoán được tính chất hoá học của chất béo.

- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của chất béo.

- Biết cách sử dụng, bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng chất béo và một số bài tập khác có nội dung liên quan.

Page 131: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

485

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

3. Chất giặt rửa

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm chất giặt rửa và tính chất giặt rửa.

- Xà phòng : Sản xuất xà phòng, thành phần và cách sử dụng.

- Chất giặt rửa tổng hợp : Sản xuất, thành phần và cách sử dụng.

Kĩ năng

- Sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng xà phòng sản xuất được theo hiệu suất và một số bài tập khác có nội dung liên quan.

II - CACBOHIĐRAT

1. Glucozơ

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm, phân loại cacbohiđrat.

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của glucozơ.

- Cấu trúc phân tử dạng mạch hở, dạng mạch vòng.

Hiểu được : Tính chất hoá học của glucozơ :

+ Tính chất của ancol đa chức.

+ Tính chất của anđehit đơn chức.

+ Phản ứng lên men rượu.

Page 132: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

486

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mạch vòng của glucozơ, fructozơ.

- Dự đoán được tính chất hoá học dựa vào cấu trúc phân tử.

- Viết được các phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học của glucozơ.

- Phân biệt dung dịch glucozơ với glixerol bằng phương pháp hoá học.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng glucozơ tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng và một số bài tập khác có nội dung liên quan.

2. Saccarozơ.

Tinh bột và

xenlulozơ

Kiến thức

Biết được :

- Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí ; Quy trình sản xuất đường kính (saccarozơ) trong công nghiệp.

- Cấu trúc phân tử của mantozơ.

- Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ.

- Sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể sự tạo thành tinh bột trong cây xanh.

Hiểu được :

- Tính chất hoá học của saccarozơ (phản ứng của ancol đa chức, thuỷ phân trong môi trường axit).

- Tính chất hoá học của mantozơ (tính chất của poliol, tính khử tương tự glucozơ, thuỷ phân trong môi trường axit tạo glucozơ).

- Tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ : Tính chất chung (thuỷ phân), tính chất riêng (phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của xenlulozơ với nước Svayde, với

axit HNO3).

Page 133: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

487

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Quan sát mẫu vật thật, mô hình phân tử, làm thí nghiệm rút ra nhận xét.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học.

- Phân biệt các dung dịch : Saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp hoá học.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thuỷ phân và bài tập khác có nội dung liên quan.

III - AMIN - AMINO AXIT - PROTEIN

1. Amin Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm, phân loại, danh pháp (theo danh pháp thay thế và gốc - chức), đồng phân.

- Tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế amin (từ NH3) và anilin (từ nitrobenzen).

Hiểu được : Đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học : Tính chất của nhóm NH2 (tính

bazơ, phản ứng với HNO2, phản ứng thay thế nguyên tử H bằng gốc ankyl), anilin có phản ứng thế ở nhân thơm.

Kĩ năng

- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo công thức cấu tạo.

- Quan sát mô hình, thí nghiệm,... rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.

- Dự đoán được tính chất hoá học của amin và anilin.

- Viết các phương trình hoá học minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol bằng phương pháp hoá học.

- Giải được bài tập : Xác định công thức phân tử, bài tập khác có nội dung liên quan.

Page 134: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

488

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

2. Amino axit

Kiến thức

Biết được : Định nghĩa, cấu trúc phân tử, danh pháp, tính chất vật lí, ứng dụng quan trọng của amino axit.

Hiểu được : Tính chất hoá học của amino axit (tính lưỡng tính, phản ứng este hoá ; Phản

ứng với HNO2 ; Phản ứng trùng ngưng của và - amino axit).

Kĩ năng

- Dự đoán được tính chất hoá học của amino axit, kiểm tra dự đoán và kết luận.

- Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất của amino axit.

- Phân biệt dung dịch amino axit với dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hoá học.

- Giải được bài tập : Xác định công thức phân tử, bài tập khác có nội dung liên quan.

3. Peptit và protein

Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa, cấu tạo phân tử, tính chất của peptit.

- Sơ lược về cấu trúc, tính chất vật lí, tính chất hoá học của protein (phản ứng thuỷ phân,

phản ứng màu của protein với HNO3 và Cu(OH)2, sự đông tụ). Vai trò của protein đối với sự sống.

- Khái niệm enzim và axit nucleic.

Kĩ năng

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của peptit và protein.

- Phân biệt dung dịch protein với chất lỏng khác.

- Giải được bài tập có nội dung liên quan.

Page 135: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

489

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

IV - POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

1. Đại cương

về polime

Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa, phân loại và danh pháp của polime.

- Cấu trúc, tính chất vật lí, tính chất hoá học (cắt mạch, giữ nguyên mạch, tăng mạch) ứng

dụng của polime, một số phương pháp tổng hợp polime (trùng hợp, trùng ngưng).

Kĩ năng

- Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại.

- Viết được các phương trình hoá học tổng hợp một số polime thông dụng.

- Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo.

- Giải được bài tập có nội dung liên quan.

Có nội dung đọc

thêm về phương

pháp trùng cộng

hợp.

2. Vật liệu

polime

Kiến thức

Biết được : Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của : chất dẻo, vật liệu

compozit, tơ tổng hợp và tơ nhân tạo, cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp, keo dán tự

nhiên và keo dán tổng hợp.

Kĩ năng

- Viết các phương trình hoá học cụ thể điều chế một số chất dẻo, tơ, cao su, keo dán thông dụng.

- Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.

- Giải được bài tập có nội dung liên quan.

Page 136: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

490

V - ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

1. Kim loại và hợp kim

Kiến thức

Hiểu được :

- Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn, tính chất vật lí của kim loại.

- Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử (khử phi kim, khử ion H+ trong nước, dung dịch axit, khử ion kim loại kém hoạt động hơn trong dung dịch muối, một số axit có tính oxi hoá mạnh).

Biết được : Khái niệm, tính chất và ứng dụng của hợp kim.

Kĩ năng

- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và cấu tạo của kim loại, dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của kim loại.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại.

- Giải được bài tập : Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm ; Tính thành phần phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp chất phản ứng ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.

2. Dãy điện hoá của kim loại

Kiến thức

Hiểu được :

- Khái niệm cặp oxi hoá - khử, suất điện động chuẩn của pin điện hoá.

- Thế điện cực chuẩn của cặp ion kim loại/ kim loại, dãy thế điện cực chuẩn của kim loại và ý nghĩa của dãy thế điện cực.

Kĩ năng

- Dự đoán được chiều phản ứng oxi hoá - khử dựa vào dãy thế điện cực.

- Giải được bài tập : Tính suất điện động chuẩn của pin điện hoá, bài tập khác có nội dung liên quan.

3. Sự điện Kiến thức

Page 137: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

491

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

phân

Biết được : Khái niệm về sự điện phân.

Hiểu được : Bản chất các phản ứng xảy ra trên các điện cực và ứng dụng của sự điện phân.

Kĩ năng

Viết sơ đồ điện phân, phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực và phương trình hoá học của sự điện phân trong một số trường hợp đơn giản.

4. Sự ăn mòn kim loại

Kiến thức

Hiểu được :

- Các khái niệm : Ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá và điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại.

- Các biện pháp chống ăn mòn kim loại.

Kĩ năng

- Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực tế.

- Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.

5. Điều chế kim loại

Kiến thức

Hiểu được :

- Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại : Phương pháp điện phân, nhiệt luyện, thuỷ luyện.

Biết được : Định luật Farađay và biểu thức tính khối lượng các chất thu được ở các điện cực.

Kĩ năng

Page 138: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

492

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ,... để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.

- Viết các phương trình hoá học điều chế kim loại cụ thể.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng kim loại bám trên các điện cực hoặc các đại lượng có liên quan dựa vào công thức Farađay, bài tập khác có nội dung liên quan.

VI - KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

1. Kim loại kiềm

Kiến thức

Hiểu được :

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, số oxi hoá, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của kim loại kiềm.

- Tính chất hoá học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (tác dụng với nước, axit, phi kim).

- Phương pháp điều chế, ứng dụng của kim loại kiềm.

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính khử rất mạnh của kim loại kiềm.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm, viết sơ đồ điện phân và phương trình hoá học điều chế kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân.

- Giải được bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.

Page 139: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

493

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

2. Một số hợp chất của kim loại kiềm

Kiến thức

Biết được : Một số ứng dụng quan trọng của một số hợp chất như NaOH, NaHCO3,

Na2CO3, KNO3.

Hiểu được : Tính chất hoá học của một số hợp chất : NaOH (kiềm mạnh) ; NaHCO3

(lưỡng tính, phân huỷ bởi nhiệt) ; Na2CO3 (muối của axit yếu) ; KNO3 (có tính oxi hoá mạnh khi đun nóng).

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và rút ra kết luận về tính chất hoá học của một số hợp chất kim loại kiềm.

- Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu tính chất một số hợp chất.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của một số hợp chất.

- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp chất phản ứng, một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.

3. Kim loại kiềm thổ

Kiến thức

Hiểu được :

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí, trạng thái tự

nhiên, năng lượng ion hoá, số oxi hoá, thế điện cực chuẩn của kim loại kiềm thổ.

- Tính chất hoá học : Tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm (tác dụng với oxi, clo, axit).

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hoá học chung của kim loại kiềm thổ.

Page 140: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

494

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Tiến hành một số thí nghiệm nghiên cứu tính chất hoá học.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.

- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp phản ứng ; Xác định tên kim loại và một số bài tập khác có nội dung liên quan.

4. Một số hợp chất của kim loại kiềm thổ

Kiến thức

Hiểu được :

- Tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O

- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng ; Cách làm mềm nước cứng.

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của

Ca(OH)2.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.

- Nhận biết một số ion kim loại kiềm thổ bằng phương pháp hoá học.

- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng, bài tập khác có nội dung liên quan.

5. Nhôm Kiến thức Hiểu được : - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm.

- Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh (Phản ứng của nhôm với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại).

- Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy.

Page 141: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

495

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Kĩ năng

- Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hoá học và nhận biết ion nhôm.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.

- Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm.

- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại

phản ứng, một số bài tập có nội dung liên quan.

6. Một số hợp chất

của nhôm

Kiến thức

Biết được : Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất : Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm.

Hiểu được :

- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3.

- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch.

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của nhôm.

- Nhận biết ion nhôm.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.

- Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm.

- Giải bài tập : Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất

phản ứng ; Tính thành phần phần trăm khối lượng nhôm oxit trong hỗn hợp, bài tập khác có nội dung liên quan.

Page 142: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

496

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

VII - CROM - SẮT - ĐỒNG

1. Crom Kiến thức

Hiểu được :

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, các trạng thái oxi hoá, tính chất vật lí của crom.

- Tính chất hoá học : Crom có tính khử (tác dụng với phi kim, axit).

- Phương pháp sản xuất crom.

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của crom.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính khử của crom.

- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng crom trong hỗn hợp phản ứng, xác định tên kim loại phản ứng và bài tập khác có nội dung liên quan.

2. Một số hợp chất của crom

Kiến thức

Biết được : Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của crom.

Hiểu được :

- Tính khử của hợp chất crom(II) : CrO, Cr(OH)2, muối crom(II).

- Tính oxi hoá và tính khử của hợp chất crom(III) : Cr2O3, Cr(OH)3, muối crom(III).

- Tính oxi hoá mạnh của hợp chất crom(VI) : CrO3, muối cromat và đicromat.

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của crom.

Page 143: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

497

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.

- Giải bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng crom oxit, muối crom trong phản ứng, xác định tên kim loại hoặc oxit kim loại phản ứng theo số liệu thực nghiệm, bài tập khác có nội dung liên quan.

3. Sắt

Kiến thức

Hiểu được :

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử sắt, ion Fe2+, Fe3+, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn của cặp Fe3+/ Fe2+, Fe2+ / Fe, số oxi hoá, tính chất vật lí.

- Tính chất hoá học của sắt : Tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối).

Biết được : Trong tự nhiên sắt ở dưới dạng các oxit sắt, FeCO3, FeS2.

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của sắt.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính khử của sắt.

- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng ; Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm ; Bài tập khác có nội dung liên quan.

4. Một số hợp chất của sắt

Kiến thức

Biết được : Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.

Hiểu được :

- Tính khử của hợp chất sắt (II) : FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).

- Tính oxi hoá của hợp chất sắt (III) : Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III).

Page 144: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

498

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Tính bazơ của FeO, Fe(OH)2, Fe2O3, Fe(OH)3. Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.

- Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+ trong dung dịch.

- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng ; Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm ; Bài tập khác có nội dung liên quan.

5. Hợp kim của sắt

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm và phân loại gang, sản xuất gang (nguyên tắc, nguyên liệu, cấu tạo và vận chuyển của lò cao, biện pháp kĩ thuật).

Khái niệm và phân loại thép, sản xuất thép (nguyên tắc chung, phương pháp Mác-tanh, Be-xơ-me, lò điện : Ưu điểm và hạn chế).

- Ứng dụng của gang, thép.

Kĩ năng

- Quan sát mô hình, hình vẽ, sơ đồ, rút ra được nhận xét về nguyên tắc và quá trình sản xuất gang, thép.

- Viết các phương trình phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong lò luyện gang, luyện thép.

- Phân biệt được một số đồ dùng bằng gang, thép.

- Sử dụng và bảo quản hợp lí được đồ dùng hợp kim của sắt.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng quặng sắt cần thiết để sản xuất một lượng gang xác định theo hiệu suất ; Bài tập khác có nội dung liên quan.

Page 145: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

499

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

6. Đồng và một số hợp chất của đồng

Kiến thức Hiểu được : - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí. - Tính chất hoá học : Đồng là kim loại có tính khử yếu (tác dụng với phi kim, dung dịch muối, axit có tính oxi hoá mạnh). Biết được :

- Tính chất của CuO, Cu(OH)2 (tính bazơ, tính tan), CuSO4.5H2O (màu, tính tan, nhiệt phân). - Ứng dụng của đồng và hợp chất. Kĩ năng - Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất của đồng và một số hợp chất. - Sử dụng và bảo quản đồng hợp lí dựa vào các tính chất của nó. - Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng đồng hay hợp chất đồng trong hỗn hợp chất phản ứng và bài tập khác có nội dung liên quan.

7. Sơ lược về vàng, bạc niken, kẽm, chì, thiếc

Kiến thức Biết được : - Vị trí của vàng, bạc, niken, kẽm, chì và thiếc trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí. - Tính chất hoá học : Tính khử (tác dụng với phi kim, dung dịch axit). - Ứng dụng quan trọng. Kĩ năng - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất của mỗi kim loại cụ thể. - Sử dụng và bảo quản hợp lí đồ dùng làm bằng các kim loại vàng, bạc, niken, kẽm, thiếc và chì. - Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp phản ứng ; Xác định tên kim loại ; Bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.

Page 146: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

500

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

VIII - PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ - CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH

1. Phân biệt một số ion trong dung dịch

Kiến thức

Hiểu được :

- Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số cation và một số anion trong dung dịch.

- Cách tiến hành nhận biết một số cation (Ba2+, Cu2+, Al3+, Cr3+, Ni2+, Fe2+, Fe3+, Na+,

4NH ) một số anion ( 2 23 4 3 3, , , , CH COO )NO SO Cl CO riêng biệt và trong hỗn hợp đơn

giản (cho trước) trong dung dịch.

Kĩ năng

- Tiến hành hoặc quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét.

- Phân biệt một số cation và một số anion bằng phương pháp hoá học :

+ Chọn thuốc thử thích hợp, phân tích hiện tượng và dấu hiệu đặc trưng để phân biệt.

+ Trình bày sơ đồ nhận biết.

2. Phân biệt một số chất khí

Kiến thức

Hiểu được :

- Các phản ứng đặc trưng dùng để phân biệt một số chất khí (CO2, SO2, Cl2, NO, NO2,

NH3, H2S,...).

- Cách tiến hành nhận biết một số chất khí riêng biệt trên.

Kĩ năng

- Tiến hành hoặc quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét.

- Phân biệt một số chất khí bằng phương pháp hoá học :

+ Chọn thuốc thử thích hợp, phân tích hiện tượng và dấu hiệu đặc trưng để phân biệt.

+ Trình bày sơ đồ nhận biết.

Page 147: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

501

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

3. Chuẩn độ dung dịch

Kiến thức

Hiểu được :

- Nguyên tắc chuẩn độ axit mạnh và bazơ mạnh (chuẩn độ HCl bằng dung dịch NaOH).

- Nguyên tắc chuẩn độ các chất oxi hoá - khử (chuẩn độ Fe2+ bằng dung dịch KMnO4).

- Cách xác định điểm tương đương trong chuẩn độ, tính toán để xác định được nồng độ của dung dịch.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm hoặc tiến hành thí nghiệm, rút ra nhận xét.

- Xác định nồng độ dung dịch chưa biết bằng phương pháp chuẩn độ :

+ Xác định phương pháp thích hợp.

+ Xác định điểm tương đương.

+ Tính toán nồng độ theo các số liệu thu được.

IX - HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

1. Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế

Kiến thức

Biết được : Vai trò của hoá học đối với sự phát triển kinh tế.

Kĩ năng

- Tìm thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông tin và rút ra nhận xét về các vấn đề trên.

- Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, chất phế thải,...

- Giải được bài tập : Tính khối lượng chất, vật liệu, năng lượng sản xuất được bằng con đường hoá học và bài tập khác có nội dung liên quan.

Page 148: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

502

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

2. Hoá học và vấn đề xã hội

Kiến thức

Biết được : Vai trò của hoá học đã góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu tơ sợi, thuốc chữa bệnh, thuốc cai nghiện ma tuý.

Kĩ năng

- Tìm thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông tin, rút ra kết luận về các vấn đề trên.

- Giải quyết một số tình huống trong thực tiễn về thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm : bảo quản, sử dụng an toàn, hợp lí, hiệu quả.

- Giải được bài tập có nội dung liên quan.

3. Hoá học và vấn đề môi trường

Kiến thức

Biết được :

- Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước.

- Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học.

- Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học.

Kĩ năng

- Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường.

- Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn.

- Giải được bài tập : Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất và bài tập khác có nội dung liên quan.

Page 149: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

503

X - THỰC HÀNH HOÁ HỌC

1. Điều chế este và một số tính chất của cacbohiđrat

Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

Điều chế etyl axetat.

Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2.

Phản ứng của hồ tinh bột với iot.

Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ hoá chất, tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.

- Viết tường trình thí nghiệm.

2. Một số tính chất của amin, amino axit và protein

Kiến thức Biết được :

Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

+ Phản ứng của anilin với CuSO4.

+ Phản ứng brom hoá anilin.

+ Tính chất lưỡng tính của amino axit : Phản ứng của glyxin với chất chỉ thị.

Phản ứng màu của protein với Cu(OH)2.

Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ hoá chất, tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.

- Viết tường trình thí nghiệm.

3. Dãy điện Kiến thức

Page 150: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

504

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

hoá của kim loại, điều chế kim loại

Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

Sức điện động của pin điện hoá Zn - Cu, Zn - Pb.

Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực graphit.

Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ hoá chất, tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét. - Viết tường trình thí nghiệm.

4. Sự ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại

Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

Ăn mòn điện hoá.

Bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hoá.

Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ hoá chất, tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét. - Viết tường trình thí nghiệm.

5, 6. Tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và hợp chất của chúng

Kiến thức

Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước.

Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm, dung dịch CuSO4.

Phản ứng của nhôm hiđroxit với dung dịch NaOH và với dung dịch H2SO4 loãng.

Kĩ năng

Page 151: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

505

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Sử dụng dụng cụ hoá chất, tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.

- Viết tường trình thí nghiệm.

7. Tính chất hoá học của sắt, crom, đồng và hợp chất của chúng

Kiến thức

Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể :

Tính chất hoá học của kali đicromat.

Điều chế và thử tính chất Fe(OH)2 và Fe(OH)3.

Điều chế và thử tính chất FeCl2 và FeCl3.

Tính chất hoá học của đồng : Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ hoá chất, tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.

- Viết tường trình thí nghiệm.

8. Nhận biết một số ion vô cơ

Kiến thức

Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể :

Phân biệt một số cation riêng biệt hoặc trong hỗn hợp đơn giản cho trước.

Phân biệt một số anion riêng biệt hoặc trong hỗn hợp đơn giản cho trước.

Kĩ năng

Page 152: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

506

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Phân tích để chọn thuốc thử cho phù hợp.

- Sử dụng dụng cụ hoá chất, tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.

- Viết tường trình thí nghiệm.

9. Chuẩn độ

dung dịch

Kiến thức

Biết được mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể :

Chuẩn độ axit - bazơ : Chuẩn độ dung dịch HCl.

Chuẩn độ oxi hoá - khử : Chuẩn độ dung dịch FeSO4.

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ hoá chất, tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết các phương trình hoá học và rút ra nhận xét.

- Tính toán để tìm nồng độ của mỗi dung dịch cần chuẩn độ.

- Viết tường trình thí nghiệm.

Page 153: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

507

IV - GIẢI THÍCH HƯỚNG DẪN

1. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình

Quan điểm phát triển chương trình nâng cao Trung học phổ thông môn Hoá học bảo đảm phù hợp, nhất quán với quan điểm phát triển của chương trình chuẩn.

Ngoài ra cần chú ý một số điểm sau đây :

a) Đảm bảo thực hiện mục tiêu của bộ môn Hoá học ở trường phổ thông

Mục tiêu của bộ môn Hoá học, mục tiêu phân hoá Trung học phổ thông phải được quán triệt và cụ thể hoá trong chương trình Hoá học Trung học phổ thông nâng cao.

b) Đảm bảo tính phổ thông có nâng cao, gắn với thực tiễn trên cơ sở hệ thống tri thức của khoa học hoá học hiện đại

Hệ thống tri thức Trung học phổ thông nâng cao về hoá học được lựa chọn bảo đảm :

Kiến thức, kĩ năng hoá học phổ thông, cơ bản, tương đối hiện đại và hoàn thiện hơn chương trình chuẩn.

Tính chính xác của khoa học hoá học.

- Sự cập nhật với những thông tin của khoa học hoá học hiện đại về nội dung và phương pháp.

c) Đảm bảo tính đặc thù của bộ môn Hoá học

Nội dung thực hành và thí nghiệm hoá học được coi trọng hơn so với chương trình chuẩn, là cơ sở quan trọng để xây dựng kiến thức và rèn kĩ năng hoá học.

Tính chất hoá học của các chất được chú ý xây dựng trên cơ sở nội dung lí thuyết cơ sở hoá học chung tương đối hiện đại và được kiểm nghiệm dựa trên cơ sở thực nghiệm hoá học, có lập luận khoa học.

d) Đảm bảo định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học theo hướng dạy và học tích cực. Các định hướng quan trọng là :

Tăng cường tổ chức để học sinh tự giác, tích cực, tự lực hoạt động xây dựng kiến thức và hình thành kĩ năng mới, vận dụng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn được mô phỏng trong các bài tập hoá học.

Sử dụng thí nghiệm hoá học để nêu và giải quyết một số vấn đề đơn giản, kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận một cách tương đối chính xác và khoa học.

Page 154: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

508

Chú ý khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng thiết bị dạy học, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hoá học.

e) Đảm bảo định hướng về đổi mới đánh giá kết quả học tập hoá học của học sinh

Hệ thống câu hỏi và bài tập hoá học đa dạng, theo hướng tăng cường hơn nội dung bài tập tổng hợp và bài tập thực nghiệm kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận, lí thuyết và thực nghiệm hoá học nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng hoá học của học sinh ở 3 mức độ biết, hiểu và vận dụng phù hợp với nội dung và phương pháp của chương trình Trung học phổ thông nâng cao.

Đánh giá năng lực tư duy hoá học và năng lực hoạt động sáng tạo của học sinh qua một số nhiệm vụ cụ thể, thí dụ như nhận biết chất độc hại, xử lí chất độc hại, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm,... (thể hiện trong các bài tập tổng hợp và bài tập thực nghiệm).

g) Đảm bảo kế thừa những thành tựu của chương trình Hoá học nâng cao trong nước trước đây và thế giới hiện nay

Chương trình Trung học phổ thông nâng cao môn Hoá học bảo đảm tiếp cận nhất định với chương trình hoá học phổ thông nâng cao ở một số nước tiên tiến và khu vực về mặt nội dung, phương pháp, mức độ kiến thức, kĩ năng hoá học phổ thông. Chương trình bảo đảm kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục một số hạn chế của các chương trình hoá học nâng cao trước đây của Việt Nam.

h) Đảm bảo tính phân hoá trong chương trình Hoá học phổ thông

Chương trình Trung học phổ thông nâng cao môn Hoá học nhằm đáp ứng nguyện vọng của một số học sinh có năng lực về hoá học. Ngoài nội dung hoá học phổ thông nâng cao, còn có nội dung tự chọn, nội dung này góp phần giúp mọi học sinh đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng nâng cao và có thể tiếp tục học lên cao đẳng, đại học hoặc bước vào cuộc sống lao động.

2. Về phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học chương trình nâng cao Trung học phổ thông theo hướng tăng cường phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hoá học là môn khoa học nghiên cứu sự biến đổi của các chất trên cơ sở lí thuyết hoá học và thực nghiệm hoá học. Do vậy, phương pháp dạy học Hoá học cần phải coi trọng thực hành thí nghiệm và phát triển tư duy hoá học. Điều đó cần được tăng cường đối với chương trình nâng cao Trung học phổ thông.

Page 155: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

509

Trong dạy học Hoá học theo chương trình nâng cao Trung học phổ thông cần chú ý :

- Tăng cường hơn việc sử dụng thiết bị, thí nghiệm hoá học theo định hướng chủ yếu là nguồn để học sinh nghiên cứu, khai thác tìm tòi kiến thức hoá học.

Mặt khác cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các bài thực hành thí nghiệm đã được quy định trong chương trình và những thí nghiệm trong bài học của sách giáo khoa nâng cao.

- Tăng cường sử dụng câu hỏi và bài tập hoá học không chỉ để củng cố kiến thức, kĩ năng mà còn là nguồn tri thức để học sinh tích cực, chủ động nhận thức kiến thức, hình thành kĩ năng và vận dụng tích cực các kiến thức và kĩ năng đã học.

- Tăng cường nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học Hoá học giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề.

- Tăng cường sử dụng sách giáo khoa Hoá học như là tài liệu nguồn để học sinh tự đọc, tự nghiên cứu, tích cực nhận thức, thu thập thông tin và xử lí thông tin có hiệu quả.

- Tổ chức cho học sinh tự học kết hợp với hợp tác theo nhóm nhỏ trong học tập hoá học theo hướng giúp học sinh có khả năng tự học, khả năng hợp tác cùng học, cùng nghiên cứu để giải quyết một số vấn đề trong học tập hoá học và một số vấn đề thực tiễn đơn giản có liên quan đến hoá học.

Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học Hoá học, đặc biệt ở những địa phương có điều kiện thực hiện.

3. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình Trung học phổ thông nâng cao cần căn cứ vào mục tiêu môn Hoá học Trung học phổ thông nâng cao, chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt ở mỗi lớp nhằm đảm bảo khách quan, công bằng và hướng quá trình dạy học Hoá học ngày càng tích cực hơn.

- Nội dung đánh giá cần đảm bảo :

+ Tăng cường hơn việc đánh giá kiến thức, kĩ năng học tập hoá học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng.

+ Tăng cường hơn việc đánh giá kĩ năng thực hành, thí nghiệm hoá học, khai thác kênh hình, xử lí số liệu và phân tích biểu bảng trong học tập hoá học.

Page 156: 5 CT mon hoa hoc okrgep.moet.gov.vn/content/tintuc/Lists/news/Attachments/4541/e - M… · + íqj wk~ k Ñf w ±s e Ý p{q +ri k Ñf 3kiw kl Ëq yj jl §l tx\ Ãw y ©q ÿ Å p Ýw

510

+ Đánh giá mức độ biết, hiểu, vận dụng kiến thức kĩ năng hoá học, tăng cường hơn việc đánh giá khả năng vận dụng trong học tập và cuộc sống.

+ Tăng cường hơn việc đánh giá năng lực tư duy hoá học, năng lực giải quyết vấn đề trong học tập hoá học và một số vấn đề của thực tiễn cuộc sống có liên quan đến hoá học.

4. Về việc vận dụng chương trình theo vùng miền và các đối tượng học sinh

- Việc dạy học Hoá học ở các vùng miền được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đảm bảo để mọi học sinh đều đạt được chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình Trung học phổ thông nâng cao. Đối với những học sinh ham hiểu biết và có khả năng về hoá học được khuyến khích học nâng cao hơn và được tạo điều kiện để phát triển năng lực.